CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra rằng những lý thuyết nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình. Đó khơng phải là một “bản danh sách” miêu tả mà đó là sự đánh giá có mục đích của những thơng tin có tính chất tham khảo. Sự đánh giá này có thể dựa trên mục tiêu nghiên cứu hoặc những vấn đề gây tranh cãi trong đề tài nghiên cứu.
Được thực hiện ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu. Nhưng thường tập trung ở các giai đoạn đầu tiên của q trình nghiên cứu, nhằm có cơ sở chuyển từ vấn đề nghiên cứu đến các câu hỏi cụ thể.
Trong luận văn này, phần tổng quan được xem xét trên các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu là khả năng phát thải khí nhà kính CH4, CO2 từ rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng phương pháp phân tích dịng vật chất MFA. Nhằm trả lời các câu hỏi của bài luận văn như sau:
+ Sự phát thải và các công nghệ xử lý RTSH trên thế giới hiện nay là như thế nào. Tỉ lệ RTSH hữu cơ trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
+ Phương pháp MFA áp dụng trong lĩnh vực mơi trường đã có.
+ Tiềm năng sản sinh khí nhà kính từ RTSH hữu cơ trong bãi chơn lấp hợp vệ sinh.
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng xã, thị trấn điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểu tập kết rác của các xã, thị trấn tham quan tìm hiểu về bãi chơn lấp rác Phù Lãng... giúp có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng thị trấn, xã.
2.3.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải - Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân /ngày: - Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân /ngày:
Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi xã, thị trấn lựa chọn ngẫu nhiên
10 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu, nghèo trên cơ sở số liệu điều tra của từng UBND các xã, thị trấn về tỷ lệ giàu nghèo trên địa bàn.
+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 2 lần/tháng (cân trong 3 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom hoặc vào các điểm tập trung rác của từng xã, thị trấn.
Đối với rác tại các chợ:
Dựa trên việc nghiên cứu điều tra về đặc điểm các chợ ở từng xã, thị trấn: số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ là thường ngày hay theo phiên và từ đó làm như sau: tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
Đối với rác quét đường, quán ăn, dịch vụ: Tổng hợp từ số liệu của những
người phụ trách quét đường và các chủ cửa hàng, dịch vụ.
Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất cơng việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Đầu tiên tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở các xã, thị trấn các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mơ, lượng người của từng nhóm cơng sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và cân trong 3 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.
- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom: lấy từ số liệu
nghiệm thu của các công ty môi trường phụ trách thu gom rác trên địa bàn huyện với phịng tài ngun và mơi trường huyện.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải: căn cứ vào đặc điểm chung của
các xã, thị trấn ta chọn các điểm tập kết rác tại 2 xã và 1 thị trấn để phân loại rác, rồi cân từng thành phần sau đó tính tỷ lệ. Mỗi xã, thị trấn ta cân và phân loại thí điểm
tại 1 điểm tập kết. Tiến hành cân và phân loại 2 lần/tháng và tiến hành trong 3 tháng.
2.3.4. Phương pháp phân tích dịng vật chất MFA
Mục đích của việc phân tích dịng vật chất MFA là để định lượng dòng chảy của vật chất trong một hệ thống xác định và trong một khoảng thời gian xác định. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào tiềm năng của MFA để xác định
dòng chảy của nguyên tố cacbon trong q trình chơn lấp chất thải sinh hoạt, qua đó đánh giá được tiềm năng thu hồi khí nhà kính CH4, CO2.
Tính tốn cân bằng cacbon tại bãi chơn lấp:
Ta có sơ đồ cân bằng cacbon tại bãi chơn lấp như sau:
Hình 5: Sơ đồ cân bằng C trong bãi chơn lấp rác
Tính tốn lượng cacbon đầu vào (∑Cin)
Trong các cấu tử hữu cơ của rác thải sinh hoạt, thành phần hóa học của chúng chủ yếu là: C, H, O, N, S và các chất tro. Ta tính tốn lượng cacbon đầu vào thơng qua thành phần các cấu tử hữu cơ của rác thải sinh hoạt.
Tính tốn lượng Cacbon trong nước rỉ rác (∑Cww)
Lượng Cacbon trong nước rỉ rác (∑Cww) được tính tốn trên cơ sở phân tích nồng độ tổng cacbon hữu cơ (TOC) của mẫu nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác Phù Lãng và tính tốn lưu lượng nước rỉ rác sinh ra theo công thức sau [4]:
Qrirac = M(W1 – W2) + [P(1- R) – E]*A/1000 (2.1) Trong đó:
Qrirac là lượng nước rác sinh ra (m3/ngày).
Cacbon trong
nước rác (∑Cww) Cacbon tích tụ trong bãi chôn lấp (∑CSt)
Cacbon vào bãi chôn lấp (∑Cin)
Cacbon bay
M là khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày)
W1 là độ ẩm rác trước khi nén (thường từ 60- 70%)
W2 là độ ẩm rác sau khi nén (thường từ 20 – 35%)
P là lượng mưa trung bình ngày trong tháng lớn nhất (mm) R là hệ số thoát nước bề mặt theo bảng 10 dưới đây
E lượng nước bốc hơi (trung bình ở Việt Nam là 5-6 mm/ngày)
A là diện tích chơn lấp mỗi ngày (m2/ngày)
Bảng 10: Hệ số thoát nước bề mặt
Loại đất Hệ số thoát nước bề mặt
Đất pha cát độ dốc 0-2% 0,05 – 1 Đất pha cát độ dốc 2-7% 0,1 – 0,15 Đất pha cát độ dốc >7% 0,15 – 0,2 Đất chặt, độ dốc 0-2% 0,13 – 0,17 Đất chặt, độ dốc 2-7% 0,18 – 0,22 Đất chặt, độ dốc >7% 0,25 -0,35 Nguồn [14] Tính tốn lượng cacbon tích tụ (∑CSt)
Theo tài liệu phân tích sản phẩm compost thu được sau quá trình phân hủy chất hữu cơ của Nghiêm Vân Khanh áp dụng vào thực tế điều kiện Việt Nam thì tổng lượng cacbon trong mùn compost thu được là 13,57% theo trọng lượng so với tổng lượng cacbon trong rác thải hữu cơ đem đi nghiên cứu.
Tính tốn lượng cbay hơi (∑CV)
Theo phương trình cân bằng vật chất ta có: ∑Cin =∑Cww+∑CV +∑CSt (2.2) Do vậy tổng lượng cacbon bay hơi là ∑CV = ∑Cin - ∑Cww - ∑CSt (2.3)
2.3.5. Phân tích đánh giá, xử lý tổng hợp số liệu
Sử dụng các phần mềm word, exel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã thu thập được kết hợp tham khảo các tài liệu liên quan để đánh giá kết quả.