Nhận xét:
Từ kết quả tính tốn ở trên ta có thể tính được lượng cacbon chuyển hóa thành dạng hơi là ∑Cv = 8,272 tấn/ngày chiếm 31,7% so với lượng cacbon đầu vào.
Theo Nguyễn Văn Phước (2008), dưới điều kiện bình thường lượng khí sinh ra từ chất hữu cơ phân hủy nhanh (chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học) trong bãi chơn lấp hợp vệ sinh là trong vịng 5 năm và lượng khí sinh ra cực đại vào cuối năm thứ nhất. Và tỷ lệ phần trăm về thể tích cuối năm thứ nhất của các khí CH4, CO2 lần lượt là 47% và 53% [5].
Mà tỷ lệ phần trăm về thể tích cũng là tỷ lệ phần trăm về số mol vì vậy ta tính được lượng khí CH4, CO2 phát sinh trong năm 2014 của bãi chôn lấp Phù Lãng lần lượt là 1890 tấn và 5873 tấn.
Cacbon trong nước rác (∑Cww = 15,228 tấn/ngày)
Cacbon tích tụ
trong bãi chôn lấp
(∑CSt = 2,6
tấn/ngày) Cacbon vào bãi chôn lấp
(∑Cin = 26,1 tấn/ngày)
Cacbon bay hơi (∑Cv = 8,272 tấn/ngày)
3.3. Đề xuất công nghệ phù hợp để xử lý rác thải sinh hoạt và thu hồi khí nhà kính (CH4, CO2) cho địa bàn nghiên cứu nhà kính (CH4, CO2) cho địa bàn nghiên cứu
Lựa chọn 1: lắp đặt hệ thống thu hồi khí gas từ bãi chơn lấp rác Phù Lãng
Như kết quả tính tốn ở phần 3.3 ta thấy lượng khí nhà kính CH4, CO2 thu được là khá lớn. Lượng khí này nếu được thu hồi không những sẽ làm giảm hiệu ứng nhà kính – vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm, mà còn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn nếu đem phần khí thu được dùng làm khí gas để dùng trong nhà máy phát điện.
Nhưng hiện tại việc xử lý RTSH hữu cơ cũng như RTSH nói chung trên địa bàn huyện Quế Võ vẫn chỉ là công nghệ chôn lấp mà chưa có hệ thống thu hồi khí gas. Vì vậy luận văn này đề xuất thêm phương án thu khí và phát điện cho bãi chơn lấp rác thải sinh hoạt Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh như sau:
Khí sinh ra trong ơ chơn rác được thu bằng các giếng thu khí đứng có đường kính Do = 460 - 900mm với ống thu khí đứng đặt bên trong có đường kính D = 100 - 200mm, khoảng cách giữa hai ống thu khí x = 40 - 70m. Chiều cao ống ngập trong lớp rác là 80% chiều cao chôn rác. 1/3 chiều cao ống ngập trong rác sẽ được đục lỗ có đường kính lớn khoảng 40 - 60 cm để thu khí. Ống thu khí được giữ cố định nhờ ống lồng cấu tạo bằng thép khơng rỉ, với đường kính ngồi bằng đường kính giếng thu khí, đường kính trong của ống lồng đảm bảo lớn hơn đường kính ống thu khí, xung quanh phần đục lỗ được bao bọc bởi một lớp sỏi có đường kính lỗ, để giữ ống thẳng đứng. Phần ống đưa lên khỏi đơn nguyên sau khi đổ hoàn chỉnh cả lớp che phủ cuối cùng đủ cao để tránh sự cố làm bít ống.
Một hệ thống nhiều ống thu khí sẽ được chơn ở độ sâu 15m để thu khí gas phát sinh từ q trình phân hủy rác ở các ơ chơn lấp. Sau đó dẫn đến hệ thống làm lạnh để tách nước lẫn trong gas. Từ đây, gas tiếp tục đưa đến thiết bị xử lý, máy thổi nhằm nén lại và bơm đến động cơ đốt trong để chạy máy phát điện. Lượng gas tạp hoặc dư sẽ xử lý bằng phương pháp đốt.