Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây
3.1.1. Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật nổi
Điều tra của chúng tôi về TVN (Phytoplankton): trong 2 đợt khảo sát tại hồ vừa qua đã phát hiện được 68 loài tảo thuộc 4 ngành, trong đó tảo lam (Cyanophyta) có 14 loài gồm: 4 loài họ Chroococcaceae, 8 loài họ Oscillatoriaceae, 2 loài họ Nostocaceae; và 54 loài tảo thuộc 3 ngành tảo Silic (Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta) và tảo mắt (Euglenophyta). Trong đó, tảo Silic có 21 lồi gồm: 4 lồi họ Melosiraceae, 1 lồi họ Achnanthaceae, 2 loài họ Fragillariaceae, 8 loài họ Naviculaceae, 3 loài họ Nitzschiaceae, 2 loài họ Surirellaceae, 1 loài họ Tabelariaceae; tảo lục có 23 lồi gồm: 1 loài họ Chloro chytriaceae, 4 loài họ Hydrodictiaceae, 7 loài họ Scenedesmaceae, 3 loài họ Desmidisceae, 1 loài họ Oocystaceae, 4 loài họ Coelastraceae, 1 loài họ Ulotricaceae, 1 loài họ Ankistrodesmaceae; tảo mắt có 10 lồi thuộc họ Euglenophyta (số liệu khảo sát thực tế tại hồ Tây tháng 3/2013). Thành phần và số lượng từng lồi được trình bày ở phần phụ lục1.
Hình 4: Tỷ lệ phần trăm thành phần ngành tảo ở Hồ Tây
Theo nghiên cứu trước đây năm 2002 thực vật nổi có 112 lồi với 5 ngành trong đó 18 lồi tảo silic chiếm (16%), 71 loài tảo lục chiếm (63,4%), 12 tảo lam chiếm (10,7%), tảo mắt 7 loài (6,25%) và tảo giáp 4 loài (3,6%).[14]
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2011 thực vật nổi có 72 lồi với 5 ngành trong đó ngành tảo lam 15 lồi chiếm (20,83%), tảo lục 19 loài (26,38), tảo silic 21 loài chiếm (29,2%), tảo mắt 14 loài chiếm (19,44%) và ngành tảo giáp 3 loài chiếm (8,3%).[25]
Tại thời điểm khảo sát của chúng tôi tảo giáp không thấy xuất hiện, tảo mắt, tảo lam thường chỉ thị cho những thủy vực nước giàu chất dinh dưỡng . Hình 4 cho thấy thành phần các lồi thực vật nổi ở Hồ Tây phong phú ở mức độ trung bình, ngành tảo lục có số lượng lồi nhiều nhất (23 lồi, chiếm 34%), tiếp đến ngành tảo silic (21 loài, chiếm 30%), tảo lam chiếm 20% và tảo mắt chiếm 15 %. So với nghiên cứu năm 2002 của Đặng Ngọc Thanh [14] và nguyên cứu năm 2011 của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [25] cho thấy Thành phần phần trăm thành phần loài của ngành tảo mắt và tảo lam tăng nhưng của tảo silic lại giảm, chứng tỏ chất lượng nước đã thay đổi theo chiều hướng giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm thành phần lồi thì tảo lục vẫn chiếm ưu thế với 34% chứng tỏ Hồ Tây vẫn chưa bị ô nhiễm nặng. Qua đây cho thấy cấu trúc thành phần loài động vật nổi của Hồ Tây có sự thay đổi so với trước đây theo hướng xuất hiện nhiều lồi thích nghi với điều kiện nước ơ nhiễm hữu cơ.
Theo kết quả nghiên cứu năm 1960-1970, mật độ thực vật nổi Hồ Tây rất lớn có thể đạt từ 3 triệu đến 200 triệu tế bào/lít, trong đó tảo lam chiếm 60-90% mật độ tảo. Năm 1996, theo tác giả Dương Đức Tiến, hiện tượng nở hoa thực vật nổi xảy ra ở Hồ Tây với mật độ tảo lên tới 249 triệu tế bào/lít [15].
Theo kết quả nghiên cứu năm 2011 của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật mật độ thực vật nổi Hồ Tây cũng đạt kết quả rất lớn dao động theo mùa từ 94 triệu đến 104 triệu tế bào/lít. Trong đó tảo lam chiếm 61% mật độ tảo.[25]
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy mật độ thực vật nổi ở Hồ Tây khá cao từ 56000 – 81000 tế bào/l trung bình khoảng 65000 tế bào/l, tảo lam
có mật độ nhiều nhất chiếm khoảng 60% mật độ tảo trong hồ, rồi đến tảo lục, tảo mắt có số lượng ít nhất (kết quả ở phụ lục 1). Điều đó thể hiện nước Hồ Tây đã có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, nhưng mức độ chưa cao. So với những kết quả điều tra từ những năm 1996 của Dương Đức Tiến [15] và kết quả nghiên cứu của Viện sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật năm 2011 [25] thì mật độ thực vật nổi giảm đáng kể. Có lẽ dịp lấy mẫu của chúng tơi không vào thời điểm tảo nở hoa và cũng nhiều khả năng trong những năm gần đây, công ty môi trường đơ thị đã tích cực dọn sạch lịng hồ, vớt rác bẩn rong rêu và cả thực vật nổi hàng ngày, nên mật độ thực vật nổi giảm hẳn.