Kết quả điều tra về thành phần loài động vật nổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hồ tây, hà nội (Trang 38 - 39)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Kết quả điều tra hiện trạng thành phần loài sinh vật ở Hồ tây

3.1.2. Kết quả điều tra về thành phần loài động vật nổi

Điều tra của chúng tôi về ĐVN (Zooplankton) ở hồ Tây hiện nay có 50 lồi: 14 lồi thuộc lớp Giáp xác chân chèo (Copepoda) gồm: 3 loài họ Diaptomidae, 7 loài họ Cyclopidae, 2 loài họ Pseudodiaptomidae, 2 loài họ Centropagidae; 22 loài thuộc lớp Giáp xác râu ngành (Cladocera) gồm: 2 loài họ Bosminidae, 4 loài họ Sididae, 2 loài họ Macrothricidae, 5 loài họ Daphniidae, 9 loài họ Chydoridae; 13 lồi thuộc nhóm trùng bánh xe (Rotatoria) gồm: 1 loài họ Philodinidae, 1 loài họ Asplanchnidae, 1 loài họ Conochilidae, 9 loài họ Brachionidae, 1 loài họ Lecanidae; và 1 lồi thuộc phân lớp có vỏ (Ostracoda). Trong đó, nhóm trùng bánh xe Rotatoria phong phú về thành phần lồi chứng tỏ Hồ Tây đang có xu hướng ơ nhiễm hữu cơ. Thành phần và số lượng từng lồi được trình bày ở phần phụ lục 2.

Hình 5 cho thấy giáp xác râu ngành có số lồi lớn nhất chiếm (44%), sau đó đến lớp giáp xác chân chèo (28%), lớp trùng bánh xe (26%) và ít nhất là nhóm hai lớp vỏ chỉ chiếm 2%. Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm một hồ kín với chế độ thủy văn khá ổn định như Hồ Tây. Kết quả cho thấy động vật nổi ở Hồ Tây kém đa dạng về thành phần loài. Hầu hết là những lồi thích nghi với môi trường giàu muối hữu cơ, thường xuất hiện ở các thủy vực bị nhiễm bẩn. Việc xuất hiện trùng bánh xe Rotatoria với số lượng

lớn cùng một số lồi trong nhóm Copepoda, Cladocera thường là các nhóm

lồi ưu thế trong mơi trường giàu dinh dưỡng đã phần nào thể hiện mức độ phú dưỡng của Hồ Tây.

Từ số liệu thu được theo các đợt khảo sát, nhìn chung mật độ động vật nổi dao động không lớn và ở mức vừa phải. Mật độ động vật nổi cao nhất

vào khoảng 3000 con/m3

, trung bình đạt 2500 con/m3

và thấp nhất là 2100

con/m3. Trong cấu trúc thành phần loài ưu thế về mật độ thuộc về nhóm

Copepoda, tiếp đến là Cladocera và Rotatoria, nhóm Ostracoda có mật độ thấp với tỷ lệ khơng đáng kể. Trong thành phần các nhóm động vật nổi Hồ Tây có sự phát triển rất mạnh của các nhóm ăn lọc hữu cơ trong nhóm Trùng bánh xe đã làm cho mật độ chung của nhóm động vật nổi tăng lên rất cao. Trong khi đó tổng số lồi trong thủy vực lại khơng lớn, vì vậy tính đa dạng về thành phần loài của động vật nổi ở Hồ Tây là thấp. Đặc điểm này thể hiện tình trạng phú dưỡng ở Hồ Tây, vì quần xã thủy sinh vật của hồ có sự phát triển mạnh về số lượng của một số nhóm lồi ưu thế thích nghi với mơi trường phú dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học hồ tây, hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)