Đống Đa
Đống Đa là đơn vị hành chính cấp Quận gồm có 21 đơn vị hành chính cấp phường, là một trong 4 quận đô thị cũ được thành lập đầu tiên của Thủ đô Hà Nội. Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đơ Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đơng Bắc giáp quận Hồn Kiếm, phía Đơng giáp quận Hai Bà Trưng, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
Tổng diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính là 994,7 ha, dân số khoảng 410 nghìn người. Trên địa bàn huyện có 73 tuyến phố với tổng chiều dài 47,76 km; tổng chiều dài các ngõ xóm 172,572 km [11]. Với vị trí địa lý thuận lợi, Quận trở thành vùng kinh tế trọng điểm của Thủ đô Hà Nội.
Theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường quận Đống Đa năm 2017 thống kê, năm 2017, trên địa bàn quận Đống Đa có 245 cơ quan, doanh nghiệp tư nhân và nước ngồi, trong đó có 63 khách sạn, 94 trường học, 20 bệnh viện, 111 trung tâm thương mại siêu thị vừa và nhỏ; 9 công viên vườn hoa.
Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, thì vấn đề rác thải sinh hoạt đang phát sinh hàng ngày do hoạt động của con người gây ra ngày càng lớn và được các cấp ngành quan tâm.
Nguồn phát sinh
Rác thải sinh hoạt quận Đống Đa được coi là rác thải sinh hoạt đơ thị, có nguồn gốc phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người gây ra. Trên cơ sở điều tra thực tế 16 tổ trưởng trực tiếp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do Chi nhánh Đống Đa - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội quản lý, cho thấy nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn Quận chủ yếu do:
- Khu dân cư: Hộ gia đình, biệt thự, chung cư, nhà trọ.
- Khu thương mại: Nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng dịch vụ,….
- Cơ quan, trường học: Cơ quan nhà nước, cơ quan công sở, trường học, viện nghiên cứu,…
- Cơng trình dịch vụ cơng cộng: Khu vui chơi, giải trí, hoạt động vệ sinh đường phố, công viên, vườn hoa, bùn, cống rãnh,..
Trong đó, rác thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư chiếm tỷ lệ cao nhất. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thống kê phiếu điều tra thu thập điều tra được (63 phiếu các hộ gia đình và 16 phiếu tổ trưởng quản lý thu gom vận chuyển rác), thành phần rác chủ yếu bao gồm:
- Đối với hoạt động sinh hoạt của khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, trường học: Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hóa, giấy, carton, nhựa, vải quần áo, đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, tủ….), cao su, kim loại, túi nilon, rác vườn, gỗ và các chất thải nguy hại (pin, ac-quy, bóng đèn, bao bì chứa hóa chất độc hại, dầu thải, bình xịt cơn trùng,…),…
- Đối với cơng trình dịch vụ cơng cộng: Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, xác động vật, xe máy hỏng, rác thải chung tại các khu vui chơi giải trí, bùn cống rãnh.
Bảng 3.1. Tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa
STT Thành phần Tỷ lệ (%)
A Giấy và dệt may 4,5
- Giấy 2,7
- Vải sợi 1,8
B Chất thải vƣờn, công viên 19,4
Lá cây, cỏ, thực vật 19,4
C Chất thải thực phẩm 43,3
STT Thành phần Tỷ lệ (%)
D Gỗ 1,6
E Các chất vơ cơ cịn lại và hữu cơ khó phân hủy 12,0
- Nhựa 2,9 - Da, cao su 0,4 - Thủy tinh 0,8 - Đá, đất, sành sứ 6,3 - Kim loại 1,6 F Các hạt <10mm 19,2
(Nguồn: Chi nhánh Đống Đa - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội)
Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa chủ yếu là chất thải hữu cơ (62,7%) từ thức ăn thừa hộ gia đình, chợ, khu thương mại, nhà hàng; lá cây, cỏ, thực vật từ hoạt động cắt tỉa cây, làm cỏ tại vườn, công viên, vườn hoa, khuân viên,… thành phần rác trên phù hợp xử lý sinh học nhờ vi sinh vật phân hủy.
Khối lượng
Quận Đống Đa là 01 trong 04 quận trung tâm thành phố Hà Nội được UBND thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm về vấn đề vệ sinh môi trường (nhất là công tác quản lý rác thải sinh hoạt đơ thị). Tồn bộ rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa do Chi nhánh Đống Đa - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội quản lý (thu gom, vận chuyển và xử lý). Thống kê nguồn số liệu khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ phiếu điều tra 16 tổ trưởng quản lý cung cấp từ năm 2013 – 2018 (đối với năm 2018 mới chỉ có số liệu khối lượng từ tháng 1 đến tháng 10) được thể cụ thể tại bảng sau:
Bảng 3.2. Khối lƣợng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa phát sinh giai đoạn năm 2013 – 2018
Năm
Khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh
(tấn/năm)
Khối lƣợng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình ngày
(tấn/ngày) 2013 130.814,3 358,39 2014 130.148,97 365,57 2015 131.095,3 359,17 2016 132.187,8 362,16 2017 138.706,5 380,02 2018 120.879,5 397,63
Từ bảng khối lượng trên, xây dựng biểu đồ diễn biến phát sinh khối lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2013 - 2018.
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến phát sinh khối lượng trung bình rác thải sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn quận Đống Đa giai đoạn 2013 – 2018.
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
T ru n g bìn h t ấn/n g ày
Nhận thấy, từ năm 2013 – 2018 khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày tăng dần do nhu cầu sinh hoạt của con người và tốc độ gia tăng dân số đô thị cũng như phát triển ngành du lịch – thương mại thu hút lượng người đến địa bàn quận. Đặc biệt từ năm 2013 – 2018 khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao, từ 4,6% - 4,9% khối lượng rác. Như vậy, với lượng rác sinh hoạt phát sinh hàng ngày lớn và tăng theo nhu cầu sử dụng và phát triển kinh tế - xã hội của Quận, cần có biện pháp quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý nguồn rác thải này, đảm bảo thu gom 100% rác thải và vận chuyển toàn bộ đem đi xử lý theo công nghệ phù hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh.