.5 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã thanh thùy, thanh oai, hà nội (Trang 57 - 62)

TT Thơng số phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/ BTNMT/B NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 1 pH - 3,5 5,9 3,7 6,1 6,7 6,2 6,5 5,5-9 2 Màu PTU 53 88 68 57 69 48 43 150

3 Mùi - - Hôi - Hôi - Hôi Hơi Khơng khó chịu

4 COD mg/l 353 459 397 387 328 277 153 150 5 Chất rắn lơ lửng mg/l 168 245 167 179 164 127 90 100 6 Amoniac mg/l - 59,2 - 55,4 - 27,3 9,3 10 7 Tổng P mg/l - 7,3 - 6,4 - 2,3 1,9 6 8 Tổng N mg/l - 73,8 - 72,8 - 42,3 18,9 40 9 CN- mg/l 0,066 0,083 0,073 0,042 0,059 0,033 0,022 0,1 10 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 1,3 2,6 2,2 1,9 1,79 1,6 1,2 10 11 As mg/l - 0,1577 - 0,1029 - 0,0934 0,0711 0,1 13 Ni mg/l 0,043 0,1278 0,1183 0,1238 0,0971 0,0301 0,0152 0,5 14 Pb mg/l - 0,713 - 0,508 0,357 0,3722 0,2547 0,5 15 Cd mg/l - 0,128 - 0,104 - 0,030 0,015 0,1 16 Cu mg/l 0,133 0,293 0,237 0,289 0,124 0,0910 0,0620 2

TT Thơng số phân tích Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/ BTNMT/B NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 18 Zn mg/l 23,1 43,3 50,6 38,7 9,5 14,1 16,3 3 19 Cr(III) mg/l 4,28 5,35 6,23 5,82 4,11 3,5 2,1 1 20 Coliform MPN/100ml - 8x105 - 7,7x105 - 4,7x105 3,5x104 5000

QCVN 40:2011/BTNMT/B: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc thải công nghiệp. Cột B quy định giá trị của các thông số ô

nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp khi xả vào nguồn nƣớc khơng dùng cho mục đích cấp nƣớc sinh hoạt.

Ghi chú: Vị trí các điểm lấy mẫu nƣớc thải:

Vị trí Đặc điểm

NT1 Sau phân xƣởng mạ tại hộ anh Nguyễn Văn Giang. Đầu làng Rùa Hạ.

NT2 Cống thải gần cầu Rùa Hạ, gần trƣờng học về phía đồng Ao Sen. Vị trí này tập trung nhiều cơ sở sản xuất cơ khí.

NT3 sau phân xƣởng mạ tại hộ anh Nguyễn Bá Đạo. Giáp Đồng Bãi.

NT4 Cống giữa làng, gần nhà thờ. Vị trí này tập trung nhiều cơ sở sản xuất cơ khí.

Vị trí Đặc điểm

NT7 Ngã tƣ giáp ranh giữa thơn Rùa Thƣợng và Rùa Hạ, gần đình Rùa Hạ. Vị trí này chủ yếu là nhà dân, ít tham gia sản xuất.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy phần nào hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải của làng nghề Thanh Thùy, hàm lƣợng kim loại nặng, COD, TSS cao, vƣợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

- Hàm lƣợng sắt tại 07 vị trí lấy mẫu đều vƣợt ngƣỡng TCCP từ 1,1 đến 6,7 lần. Thấp nhất tại vị trí NT7 (vị trí ít chịu tác động của làng nghề nhất), vƣợt 1,1 lần. Cao nhất tại vị trí NT2 (vị trí tập trung nhiều cơ sở sản xuất cơ khí), vƣợt 6,7 lần. Tại các vị trí NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 có nồng độ sắt cao, đƣợc giải thích do có sự tập trung của nhiều hộ sản xuất cơ khí quy mơ lớn nhƣng nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý, gây ô nhiễm nguồn nƣớc tiếp nhận.

- Hàm lƣợng kẽm vƣợt từ 3,2 đến 16,8 lần. Thấp nhất tại vị trí NT5 (sau phân xƣởng cán nhà ơng Nghĩa), vƣợt 3,2 lần. Cao nhất tại vị trí NT3 (sau phân xƣởng mạ nhà ông Đạo), vƣợt 16,8 lần. Tại các vị trí NT1, NT2, NT3, NT4 có nồng độ kẽm cao hơn do hoạt động mạ kẽm tạo nên. Tuy lƣợng nƣớc thải mạ kẽm không nhiều, nhƣng nồng độ lại khá lớn và không đƣợc xử lý tại nguồn; điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng tới nguồn nƣớc tiếp nhận.

- Hàm lƣợng Asen tại vị trí NT2, NT4 (vị trí tập trung nhiều cơ sở sản xuất cơ khí) vƣợt từ 1,03 đến 1,6 lần.

- Hàm lƣợng Crom vƣợt từ 2,1 đến 6,23 lần. Thấp nhất tại vị trí NT7 (vị trí ít chịu tác động của làng nghề nhất); cao nhất tại vị trí NT3 (sau phân xƣởng mạ nhà ông Đạo), vƣợt 6,23 lần. Cũng tƣơng tự nhƣ hàm lƣợng kẽm, tại 4 vị trí nƣớc thải 1, 2, 3, 4 có nồng độ Crom cao, vì q trình mạ kẽm có sử dụng crom làm chất phụ trợ.

- Hàm lƣợng COD vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 1,02 đến 3,06 lần; hàm lƣợng chất rắn lơ lửng vƣợt từ 1,27 đến 2,45 lần.

- Hàm lƣợng Chì vƣợt giới hạn cho phép từ 1,02 đến 1,43 lần. Cao nhất tại vị trí NT2 (vị trí tập trung nhiều cơ sở sản xuất cơ khí): 1,43 lần.

- Hàm lƣợng Cadimi vƣợt giới hạn cho phép từ 1,02 đến 1,3 lần. Cao nhất tại vị trí NT2 (vị trí tập trung nhiều cơ sở sản xuất cơ khí): 1,3 lần.

chuẩn cho phép nhiều lần nhƣ: hàm lƣợng amoniac vƣợt từ 2,7 đến 5,9 lần; tổng photpho vƣợt từ 1,1 đến 1,2 lần; tổng Nitơ vƣợt từ 1,1 đến 1,8 lần; coliform vƣợt từ 7 đến 160 lần tiêu chuẩn cho phép. Nƣớc thải làng nghề cơ khí lại chứa hàm lƣợng các chất hữu cơ khá cao. Điều này đƣợc giải thích với 2 lý do: Do hệ thống thốt nƣớc của làng nghề chƣa có sự phân chia giữa nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân, hai nguồn nƣớc thải này cùng xả vào hệ thống thoát nƣớc chung của xã dẫn tới sự nhiễm bẩn cao trong nguồn thải. Hàm lƣợng chất hữu cơ cao do nguồn nƣớc thải sinh hoạt tạo nên. Mặt khác, quá trình phát triển của làng nghề đã thu hút đƣợc nhiều nhân lực từ nơi khác đến, quá trình sản xuất và sinh hoạt của nguồn lực này cũng góp phần khơng nhỏ tới q trình xả thải, gây ơ nhiễm hữu cơ nguồn nƣớc thải.

Qua quá trình khảo sát và lấy mẫu, tác giả nhận thấy tại vị trí NT2, NT4 có nồng độ các chất ơ nhiễm cao, do vị trí này là nơi tập trung nhiều hộ gia đình tham gia sản xuất và sinh hoạt nhiều nhất. Nƣớc thải tại làng nghề đang bị ô nhiễm nặng, đây là vấn đề cấp bách cần sớm giải quyết của địa phƣơng cũng nhƣ các cấp lãnh đạo.

3.3.2.2. Môi trường nước mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ô nhiễm và nghiên cứu biện pháp xử lý kim loại nặng trong đất và nước tại làng nghề cơ khí xã thanh thùy, thanh oai, hà nội (Trang 57 - 62)