KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sơn – toxicodendron succedanea (l ) mold trồng tại huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 42)

3.1. Đặc điểm sinh học của loài Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình. trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

3.1.1. Đặc điểm hình thái của lồi Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tạihuyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình. Mold trồng tạihuyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

Qua quá trình nghiên cứu thực vật, em nhận thấy rằng, đặc điểm hình thái của cây Sơn - Toxicodendron succecdanea (L.) Mold trồng tại 2 xã Cao

Sơn và Hào Lý là tƣơng tự nhau, khơng có những khác biệt rõ ràng. Giống trồng là giống Sơn lá tràm. Sau đây là hình thái của lồi Sơn -Toxicodendron

succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

A. Sơn trồng tại xã Cao Sơn năm 2016

B. Sơn trồng tại xã Hào Lý năm 2016

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.1: Rừng trồng Sơn tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình 3.1.1.1.Dạng thân, cành

Thân cây là dạng cây gỗ nhỏ, tại xã Cao Sơn cây cao 4 - 6 m (cây 3 năm tuổi), tại xã Hào Lý cây cao 5 - 8 m (cây 4 tuổi), dạng thân tròn, thẳng đứng, mặt cắt ngang của cây khơng đều, dƣới gốc to (đƣờng kính 6 - 9 cm),

chu vi 20 - 28 cm, lên cao nhỏ dần. Thân phân nhánh nhiều, thành một hệ thống cành và chồi, vịm lá đều, thƣa, hình tán. Cành ngang phân bố khơng đều trên thân, kiểu phân cành một trụ nhiều cành.

Thân cây Sơn chƣa cho mủ tại xã Cao Sơn

Thân cây Sơn đã cho mủ tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.2: Thân lồi Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

Vỏ cây chứa những ống tiết nhựa, phần gỗ cứng bên trong gọi là xƣơng. Vỏ có chiều dày trung bình 4 - 6 mm (điểm trồng Sơn ở Hào Lý). Cây Sơn có tán rộng, vỏ dày, màu hồng, mềm, xù xì là sơn tốt. Tán nhỏ, thân nhỏ, da mỏng, vỏ xanh, cứng, nhăn là sơn xấu. Cây Sơn 3 tuổi chiều dày vỏ 2,5 - 2,8 mm. So sánh với Sơn trồng tại Phú Thọ (cây có độ tuổi là 5 đã cho mủ có độ dày vỏ từ 5-6 mm) thì Sơn trồng tại Hào Lý cũng có độ dày vỏ gần nhƣ tƣơng đƣơng (4-6 mm, ở cây 4 tuổi đã cho mủ). Do cây Sơn có đặc điểm phân nhánh rất sớm, phân nhánh nhiều, nếu khơng có biện pháp khống chế sự phân nhánh sớm của Sơn sẽ ảnh hƣởng đến năng suất sơn khi thu hoạch. Sơn đã cho khai thác nhựa tại vết cắt khi để lâu sẽ chuyển thành màu đen (Hình 3.2).

Bên cạnh đó, cây Sơn ngồi chồi thân, chồi nách cịn có chồi ngủ: bình thƣờng khó nhận biết cịn gọi là chồi bất định, trong trƣờng hợp chồi ngọn bị ngắt hay bị thui thì chồi ngủ phát triển thành chồi thân.

3.1.1.2 . Lá

Lá phát triển từ chồi sinh dƣỡng, mọc cách, khơng có lá kèm. Lá thuộc loại lá kép lơng chim lẻ;mỗi lá thƣờng có 5 - 8 đơi lá chét mọc đối nhau, lá chét có cuống riêng đính vào cuống chung. Lá chét hình trứng thn, hình bầu dục, hay gần hình mũi mác, chiều dài 18 - 20 cm, chiều rộng 3 - 5 cm, có chóp lá nhọn, đơi khi có mũi nhọn, gốc nhọn hay trịn, tù; mép lá ngun, có 15 - 30 đơi gân bên gần đối xứng, chạy song song nhau, cả hai mặt nhẵn; cuống lá chét cỡ 1,5-2,5 mm. Các lá chét có kích thƣớc khơng bằng nhau, hay lá chét dƣới cùng thƣờng ngắn nhất.

Sơn có mùa rụng lá, khi lá già màu đỏ thƣờng có vỏ mềm, nhựa tốt có nhiều mặt dầu, cây có lá đỏ đậm thƣờng vỏ cứng, ít nhựa hoặc khơng có nhựa, cây có lá xanh thƣờng là sơn trắng, nhiều nhựa, ít mặt dầu (Hình 3.3).

Lá cây Sơn tại xã Cao Sơn

Lá cây Sơn tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.3: Hình thái lá của cây Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

3.1.1.3. Rễ

Rễ cây Sơn- Toxicodendron succedanea (L.) Mold thuộc dạng rễ cọc,

xiên, đan nhau chằng chịt ở lớp đất mặt. Rễ có lơng hút hay cịn gọi là rễ“thuốc lào” có màu đỏ, phát triển nơng sát mặt đất. Rễ con phát triển mạnh khi đƣợc cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng và độ ẩm đất cao. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ thứ cấp 3, cấp 4,…Phần chóp rễ có mầu nâu vàng, có lơng hút

(Hình 3.4).

Rễ Sơn mới đào từ cây Rễ Sơn bảo quản trong cồn

Rễ loài Sơn tại xã Cao Sơn Rễ loài Sơn tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.4: Rễ cây Sơn - Toxicodendron succedanea (L.) Mold thu tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình

3.1.1.4. Hoa và cụm hoa

Hoa Sơn ra vào tháng 3, nở rộ vào tháng 4 hàng năm (điểm trồng Sơn Cao Sơn). Hoa nhỏ màu trắng xuất hiện cùng với lá non vào mùa xuân hoặc đầu hè. Hoa tập hợp thành chùm dạng chùy ở nách lá phía đầu cành, cụm hoa phân nhánh nhiều. Hoa có cuống nhỏ và ngắn.Đài hợp ở gốc, trên xẻ thành 5 răng hình trứng hoặc trái xoan. Cánh hoa 5 tràng; bộ nhị 5, rời nhau và bộ nhụy gồm, bầu trên, 3 lá noãn hợp(Hình 3.5).

Khi cây ra hoa, mang quả thƣờng cho nhựa ít, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít.

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.5: Hoa và cụm hoa của cây Sơn -Toxicodendron succedanea(L.)

Mold trồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

3.1.1.5. Quả và hạt

Quảdạng quả hạch, hình cầu dẹt gần giống hình tim. Vỏ quả có 3 lớp: vỏ nhẵn bên ngoài, vỏ xốp ở giữa và vỏ cứng bên trong. Hạt có hình cầu dẹt,

Trong hạt Sơn cũng có ống nhựa nên đốt rất cháy, nên cây phải cung cấp nhiều nhựa để tích lũy trong quả và hạt (cây Sơn lá vàng, khô héo) làm giảm sản lƣợng nhựa sơn khi thu hoạch.

Cây Sơn có đặc điểm ra hoa, ra quả rất nhiều, mùa Sơn ra hoa cũng là mùa khai thác nhựa, nên cần loại bỏ hoa và quả để tăng sản lƣợng sơn

Hình 3.6. Cành mang quả, hoa của lồi Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold

3.1.2. Đặc điểm giải phẫu của loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Moldtrồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình. Moldtrồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

Em tiến hành giải phẫu các bộ phận (thân, rễ, lá) của loài Sơn-

Toxicodendron succedanea(L.) Moldthu tại xã Cao Sơn và Hào Lý, huyện Đà

Bắc, tỉnh Hịa Bình. Qua nghiên cứu giải phẫu các mẫu cây Sơn CS01 - CS05 và HL01 - HL05 cho thấy: về cơ bản các đặc điểm giải phẫu lá, thân, rễ giữa các mẫu là tƣơng đối giống nhau. Do vậy em mô tả các đặc điểm giải phẫu của các mẫu -Toxicodendron succedanea(L.) Moldthu đƣợc trồng tạihuyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình nhƣ sau:

3.1.2.1. Đặc điểm giải phẫu thân a. Thân có sinh trưởng sơ cấp a. Thân có sinh trưởng sơ cấp

Mẫu tại xã Cao Sơn Mẫu tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.7: Lát cắt hồn chỉnh tiết diện thân sơ cấp của loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa

Tiết diện của thân có dạng gần hình trịn, do phần thân non thƣờng có gờ hay hơi góc cạnh, bên ngồi đƣợc bao bọc bởi 1 lớp lơng bảo vệ (Hình

3.7).

Quan sát chi tiết lát cắt ngang của thân, nằm phía ngồi cùng là lớp tế bào biểu bì, xếp xít nhau, đều đặn, thành tế bào phía ngồi dày hơn có 1 lớp cutin mỏng phủ ở trên. Sát với biểu bì là mơ dày gồm 1 - 2 lớp tế bào với thành tế bào dày lên ở góc. Tiếp đó là mơ mềm vỏ gồm 5 - 8 lớp tế bào vách mỏng với nhiều kích thƣớc hình dạng khác nhau, có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào. Phía trong mơ mềm là các bó mạch lớn nhỏ xếp xen kẽ nhau tạo thành hệ thống ống dẫn, phía ngồi là phloem sơ cấp gồm 2 - 5 lớp tế bào có kích thƣớc khác nhau xếp xen kẽ(Hình 3.8).

Mẫu Cao Sơn Mẫu Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.8: Một phần tiết diện thân sơ cấp của loài Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Moldtrồng tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

1 2 3 7 8 9 6 5 4 3 2 1 5 4 6 8 9 7

1 - Biểu bì; 2 - Mơ dày; 3 - Mô mềm vỏ; 4 - Sợi libe; 5 - Phloem sơ cấp; 6 - Tầng sinh mạch; 7 - Xylem; 8 - Mô mềm ruột; 9 - Ống tiết nhựa

Tầng sinh mạch gồm 1 - 2 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt nằm ngay sau phloem, xylem ở trong tạo nên các bó mạch chồng chất hở, trong cùng là mơ mềm ruột gồm những tế bào có nhiều hình dạng gần hình cầu và có khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào. Xung quanh mô mềm vỏ có rất nhiều ống tiết nhựa có kích thƣớc to nhỏ khác nhau.

Qua quan sát rất nhiều lát cắt tại các mẫu đều cho thấy các ống nhựa mủ ở thân cây Sơn của xã Hào Lý có kích thƣớc lớn hơn, rõ ràng hơn và xếp xít nhau hơn so với thân cây Sơn trồng tại xã Cao Sơn (cây 3 năm tuổi), có thể do cây Sơn trồng tại xã Hào Lý đƣợc 4 tuổi và đã cho thu hoạch nhựa mủ hay một phần do thành phần dinh dƣỡng của đất khác biệt giữa xã Cao Sơn và Hào Lý.

b. Thân có sinh trưởng thứ cấp

Tiết diện thân thứ cấp chủ yếu có dạng hình trịn. Bên ngồi đƣợc bao phủ một lớp lông bảo vệ nhƣng không nhiều và thƣa thớt hơn thân sơ cấp

(Hình 3.9).

sinh trƣởng thứ cấp tại xã Cao Sơn sinh trƣởng thứ cấp tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.9: Lát cắt hồn chỉnh tiết diện thân thứ cấp của loài Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Moldtrồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa

Bình

Sự sinh trƣởng thứ cấp ở thân có một vài điểm khác biệt so với sinh trƣởng sơ cấp nhƣ sau: Thay thế lớp biểu bì là chu bì gồm 2 - 3 lớp tế bào bần, do đƣợc thay thế nên thân thứ cấp không đƣợc bao phủ bởi lớp lông che chở và lơng tuyến nữa, hoặc có lơng che chở nhƣng rất thƣa thớt. Tầng sinh bần gồm 2 - 3 lớp tế bào hình chữ nhật dẹt, xếp xít nhau. Khi tầng sinh mạch hoạt động sinh ra phloem thứ cấp phía ngồi (các tế bào phloem này bắt đầu hồng và đậm hơn), xylem thứ cấp ở phía trong. Xylem thứ cấp chạy vào đến tận tâm (xếp thành từng dãy xuyên tâm), phần này chiếm khoảng 1/5 - 1/2 bán kính thân. Chính giữa thân là ruột cấu tạo bởi các tế bào mơ mềm kích thƣớc và hình dạng khơng đều nhau nhƣng đều gần hình trịn, có khoảng 3 - 5 lớp tế bào ngồi cùng đã có sự cứng hóa, có các khoảng gian bào nhỏ giữa các tế bào này. Tia ruột đi từ ruột qua xylem và loe ra thành hình phễu ở phloem thứ cấp. Rải rác trong mơ mềm vỏ và phần ruột có các ống tiết nhựa mủ. Số lƣợng ống tiết nhựa mủ trên các lát cắt so với thân sơ cấp là nhiều hơn. Nhiều ống tiết nhựa có kích thƣớc lớn (Hình 3.10).

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.10: Một phần tiết diện thân có sinh trưởng thứ cấp của lồi Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh

Hịa Bình.

1 - Bần; 2 - Tầng sinh bần; 3 - Mô dày; 4 - Sợi libe; 5 - Phloem thứ cấp; 6 - Tầng sinh mạch; 7 - Xylem thứ cấp; 8 - Mô mềm ruột; 9 - Ống tiết nhựa.

1 9 2 4 3 5 8 7 6

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.11: Một phần tiết diện thân có sinh trưởng thứ cấp của lồi Sơn - Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc,

tỉnh Hịa Bình

1 - Bần; 2 - Tầng sinh bần; 3 - Mô dày; 4 - Sợi libe; 5 - Phloem thứ cấp; 6 - Tầng sinh mạch; 7 - Xylem Thứ cấp; 8 - Mô mềm ruột; 9 - Ống tiết nhựa

Sợi libe có chức năng chủ yếu là dẫn truyền các sản phẩm hữu cơ đƣợc tổng hợp từ lá đi khắp tất cả các cơ quan khác của cây. Ở đây yếu tố sợi tạo thành vịng khép kín quanh thân cây, các ống nhựa mủ thƣờng nằm bên trong của vòng sợi libe.

1 2 3 4 5 6 7 8 9

3.1.2.2. Đặc điểm giải phẫu rễ

Tiêu bản lát cắt rễ có hình trịn (Hình 3.12).

Lát cắt hồn chỉnh tiết diện rễ lồi Sơn trồng tại xã Cao Sơn

Lát cắt hoàn chỉnh tiết diện rễ loài Sơn trồng tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.12. Lát cắt hồn chỉnh rễ lồi Sơn -Toxicodendron succedanea(L.)

Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình

Nhìn từ ngồi vào trong ta thấy: lớp bần gồm 3 - 5 hàng tế bào hình chữ nhật; khác với rễ sơ cấp có nhiều chỗ bị nứt rách do vỏ của rễ sơ cấp chỉ cấu tạo bởi các tế bào nhu mơ và có thể sớm bị bong đi. Mơ mềm vỏ cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều cạnh và các tế bào hình chữ nhật hơi dài, dẹt, xếp lộn xộn, các tế bào Phloem nhỏ, xếp xít nhau tập trung ở đầu mỗi tia gỗ. Các mạch gỗ xếp thành hàng tạo thành hệ thống nan quạt tỏa ra từ tâm, các bó xylem phân cách nhau bởi các tia ruột có tế bào thành mỏng. Có nhiều sợi libe tạo thành những vịng khơng liên tục, sự hình thành nhiều sợi cho thấy chức năng dẫn truyền các chất hữu cơ tốt.

Đai caspari có vai trị chuyển dịng vận chuyển nƣớc và muối khoáng theo con đƣờng gian bào sang con đƣờng tế bào chất. Đai caspari kiểm soát các chất đi vào trung trụ, kiểm tra các chất khống hịa tan, loại trừ các chất khoáng độc hại cho cơ thể và cân bằng lƣợng nƣớc trong cơ thể. Đai caspari bao quanh hồn tồn mỗi tế bào nội bì tạo nên đai ngăn cách trong gian bào giữa vỏ và trung trụ của rễ. Tuy nhiên, ở cây Sơn đai caspari hồn tồn khơng rõ ràng nhận thấy.

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.13: Một phần tiết diện lát cắt rễ thứ cấp của loài Sơn -

Toxicodendron succcedanea(L.)Mold trồng tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình.

1 - Bần; 2 - Tầng sinh bần; 3 - Mô mềm vỏ; 4 - Sợi libe; 5 - Xylem; 6 - Tia ruột; 7 - Ống tiết nhựa

1 3 4 5 6 7 2

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.14: Một phần tiết diện lát cắt rễ loàiSơn - Toxicodendron succcedanea(L.)Moldtrồng tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình

1 - Bần; 2 - Tầng sinh bần; 3 - Mô mềm vỏ; 4 - Libe; 5 - Xylem; 6 - Tia ruột; 7 - Ống tiết nhựa

3.1.2.3. Đặc điểm giải phẫu lá

Phiến lá: Ngồi cùng là lớp biểu bì xếp sít nhau, phía trên đƣợc bao phủ một lớp cutin mỏng. Sát biểu bì là tế bào mơ giậu gồm 5 - 6 lớp tế bào hình chữ nhật xếp thẳng góc với biểu bì để hấp thụ đƣợc nhiều ánh sáng hơn. Phía dƣới mơ giậu là mô xốp gồm 1 - 2 lớp tế bào hình trịn hoặc gần trịn xếp lỏng lẻo. Dƣới cùng là tế bào biểu bì có các tế bào khí khổng, tế bào biểu bì dƣới có kích thƣớc nhỏ hơn tế bào biểu bì trên.

Gân lá: Gân cũng lồi cả ở 2 mặt của gân chính. Biểu bì trên và dƣới

cũng đƣợc bao phủ 1 lớp tế bào hình chữ nhật. Sát với biểu bì là mơ dày. Sau mô dày là 3 - 6 lớp tế bào mô mềm. Sau mô mềm là sợi phloem tạo thành

1 2 4 3 6 5 7

vòng gần nhƣ liên tục bao quanh hệ thống dẫn. Hệ thống mạch dẫn gồm phloem thứ cấp, rồi đến tầng sinh mạch. Sau tầng sinh mạch là xylem gồm các mạch có kích thƣớc khơng đều xếp thành hình cung chữ U. Trung tâm của gân chính có các tế bào mơ mềm đã hóa cứng.

Lát cắt hồn chỉnh lá lồi Sơn trồng tại xã Cao Sơn

Lát cắt hoàn chỉnh lá loài Sơn trồng tại xã Hào Lý

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.15: Lát cắt hồn chỉnh lá lồi Sơn - Toxicodendron succedanea(L.)

Tiêu bản lát cắt lá loài Sơn trồng tại xã Cao Sơn

Tiêu bản lát cắt lá loài Sơn trồng tại xã Hào Lý

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 11 10

Một số bộ phận của lá cây Sơn

Nguồn: Nguyễn Phương Giang

Hình 3.16. Tiêu bản lát cắt lá lồi Sơn -Toxicodendron succedanea(L.) Mold trồng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài sơn – toxicodendron succedanea (l ) mold trồng tại huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)