Giới thiệu về chính sách phát triển năng lƣợng tái tạo của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 46)

Chính phủ Việt Nam đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng của đất nước, đặc biệt là nhu cầu điện năng. Các chính sách đó gồm:

- Cải thiện cơ cấu ngành năng lƣợng:

+ Thành lập Tổng cục năng lượng ngày 5/9/2011, trực thuộc Bộ Công Thương. Tổng cục là cơ quan đầu mối về công nghiệp năng lượng trong phát triển điện lực; phát triển điện hạt nhân; năng lượng mới và năng lượng tái tạo; quản lý nhu cầu và tiết kiệm năng lượng; dầu khí và cơng nghiệp than.

+ Hình thành thị trường phát triển điện cạnh tranh

- Phát triển các nguồn cung cấp năng lƣợng sơ cấp:

+ Phát triển tiềm năng và công nghệ khai thác than

+ Phát triển cơng nghệ thu hồi khí đồng hành phát triển khai thác khí thiên nhiên.

- Phát triển năng lƣợng hạt nhân:

Chủ trương phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam đã được chính thức hóa tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2009. Tháng 5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Phó Thủ tướng Hồng Trung Hải làm Trưởng ban.

Theo lộ trình dự kiến, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi động xây dựng vào năm 2014 và vận hành thương mại vào năm 2020. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 do công ty EPT (Liên bang Nga) đảm trách việc khoan thăm dò địa chất và quan trắc từ giữa năm 2011.

- Phát triển năng lƣợng tái tạo:

Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo được đề xuất trong nhiều văn bản về năng lượng của Chính phủ Việt Nam:

+ Phương án quy hoạch điện VII (Quyết định 1208/ QĐ-TTg ngày 21/7/2011): Mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo lên khoảng 3 % tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010, khoảng 5% vào năm 2020 và khoảng 11% vào năm 2050.

+ Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1855/ QĐ-TTg ngày 27/12/2007): Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) sẽ được đặc biệt ưu tiên nhằm tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% (năm 2010) lên 4,5 % (năm 2020) và đạt 6% vào năm 2030.

+ Quyết định số 37/2011/ QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió ở Việt Nam. Theo đó Chính phủ ban hành các cơ chế ưu đãi vay vốn, sử dụng đất, trợ giá mua điện với mức thấp nhất, đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển điện gió.

+ Ngồi ra Chính phủ Việt Nam cũng có các Quyết định phê duyệt các dự án phát triển các nguồn năng lượng tái tạo khác như: Đề án phát triển năng lượng sinh học đến năm 2015; Dự án “ Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam giai đoạn 2007-2012”.

- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lƣợng:

+ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Quốc hội ban hành. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.

+ Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các sự kiện về năng lượng hàng năm (giờ trái đất) là những nét nổi bật, tích cực và được đông đảo nhân dân ủng hộ trong những năm gần đây [9] [10] [14] [15] [23].

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khu vực và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Khu vực nghiên cứu: Thành phố Bắc Ninh.

* Vị trí địa lý:

Hình 4. Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sơng Cầu, phía Đơng Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 10 phường và có thêm 9 xã: Hịa Long, Khúc Xuyên, Vạn An, Phong Khê, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Vân Dương, Khắc Niệm, Kim Chân mới nhập về theo Nghị định số 60/2007/NĐ - CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đơng giáp huyện Quế Võ;

- Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.

Với vị trí như trên, thành phố Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội:

Là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và một trong những trung tâm đào tạo, du lịch, thương mại, dịch vụ trong khu vực. Thành phố cũng như các huyện trong tỉnh đều nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Là cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thủ đơ Hà Nội, thành phố Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phịng.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đơ thị bền vững đậm đà bản sắc.

* Các vấn đề môi trƣờng tại thành phố Bắc Ninh :

Vấn đề vệ sinh, môi trường sinh thái chung của thành phố trong những năm gần đây đã có những biểu hiện và nguy cơ bị ơ nhiễm do q trình phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề dẫn đến môi trường đất, môi trường khơng khí và nguồn nước cũng bị ơ nhiễm, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sinh hoạt của người dân..

- Ơ nhiễm khơng khí: Đây là dạng ơ nhiễm môi trường chủ yếu do các chất dễ bay hơi từ hoạt động cơng nghiệp, khói bụi do các phương tiện giao thông, bụi do hoạt động xây dựng, đơ thị hóa và khói do đốt rơm rạ của người nông dân sau các vụ thu hoạch lúa…

- Ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm: Do hoạt động công nghiệp và các làng nghề truyền thống như làng sản xuất giấy Phong Khê và sản xuất bún Khắc Niệm, nước từ các bãi rác không hợp vệ sinh, nước thải bệnh viện…

- Ô nhiễm đất: Do các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người đưa vào mơi trường đất lượng lớn các chất hóa học: phân lân, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…các bãi rác lộ thiên đổ bữa bãi…[16].

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Chất thải rắn (CTR) tại thành phố Bắc Ninh bao gồm

CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp và CTR y tế.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu 2.2.1. Phƣơng pháp lấy mẫu

- Lấy mẫu rác thải để phân loại thành phần:

 Kích thước mẫu: 1m3/mẫu;

 Mục tiêu lấy mẫu bao gồm các loại rác thải sau:

o Rác thải hỗn hợp của rác thải hộ gia đình, rác thải nhà hàng / khách sạn: lấy mẫu riêng tương ứng với từng khu vực thu nhập thấp, vừa và cao (2 mẫu cho mỗi khu vực);

o Rác thải chợ: lấy 2 mẫu của 2 chợ;

o Rác thải công viên (khu công cộng)/vườn hoa: lấy 1 mẫu.

 Rác thải đô thị sau khi đổ vào bãi chơn lấp hiện có, được trộn đều trước khi lấy mẫu.

 Sử dụng thùng 100L để lấy mẫu rác và cân bằng cân bàn (10 thùng tương đương với 1m3).

 Mẫu rác thải được sàng bằng sàng kích thước 28mm*28mm để tách riêng rác thải có kích thước nhỏ hơn 40mm.

Q trình phân loại rác thải:

 Các mẫu rác thải được phân loại trực tiếp bằng tay trên sàng;  Cân từng loại thành phần rác thải sau khi được phân loại;  Cân phần rác thải lọt qua sàng

 Ước tính tỷ lệ phần trăm thành phần hữu cơ, vô cơ và chất trơ của phần rác thải lọt qua sàng.

- Lấy mẫu thành phần các chất có khả năng cháy sinh ra nhiệt để phân tích giá trị nhiệt trị:

Mẫu được lấy và bảo quản trong các túi nilon sạch và để khô tự nhiên.

Để đảm bảo cho q trình làm thí nghiệm được đầy đủ và chính xác về tỷ lệ, các nguồn nguyên liệu được thu nhặt như sau:

Gỗ: Được lấy từ tre và mùn cưa của q trình gia cơng gỗ Nhựa: Được lấy từ chai, lọ và các phế thải được làm từ nhựa Da: Được lấy từ các phế liệu của ngành giày da

Giấy: Bao gồm giấy viết, bìa caton

Cao su: Được lấy từ các săm xe ô tô, xe máy và xe đạp

Vải: Lấy từ quần áo và một số đồ dùng khác từ vải đã được thải bỏ.

2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các báo cáo, tham luận chun ngành…Để tìm kiếm, thu thập thơng tin có liên quan đến đề tài. Qua những thơng tin này có thể có được những nhận định, đánh giá chính xác mang tính logic và thuyết phục cao.

2.2.3. Phƣơng pháp thống kê, điều tra, khảo sát

Dùng các bảng biểu thống kê, điều tra, khảo sát về lượng rác thải phát sinh cũng như thành phần rác thải tại thành phố Bắc Ninh.

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích

- Là phương pháp tính tốn các thơng số cơng nghệ chính ảnh hưởng đến q trình thu hồi sản phẩm như: nhiệt độ, nhiệt trị, độ ẩm [5] [9].

- Cách tính giá trị: Độ ẩm, hiệu suất thu hồi sản phẩm và nhiệt trị

Trong đó: W: là độ ẩm

m0: là khối lượng chất thải rắn trước khi sấy (g). mr: là khối lượng chất thải rắn sau khi sấy (g).

b. Tính hiệu suất thu hồi sản phẩm: xA = (mT : mr). 100% Trong đó: xA: là hiệu suất thu hồi sản phẩm, % mr: Khối lượng mẫu trước khi nung (g).

mT: Khối lượng sản phẩm sau khi nung (g).

c. Tính nhiệt trị: Nhiệt trị là giá trị đo lường của nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn

một đơn vị trọng lượng nhiên liệu (Q).

Nhiệt trị tạo ra khi đốt CTR phụ thuộc vào: - Độ ẩm của rác

- Thành phần cháy được và khơng cháy được.

Có thể xác định nhiệt trị của rác theo công thức Dulông:

Q = 2,326 [ 145C + 610 ( H2 – 1/8 O2) +40S +10N ] (kJ/kg)

Trong đó: C - lượng cácbon tính theo %; H - lượng hydro tính theo %;

O - lượng oxy tính theo %; S - lượng sunfua tính theo %; N - lượng nitơ tính theo %.

2.2.5. Phƣơng pháp dự báo

Phương pháp 1: Phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo

trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của từng đô thị được dựa trên các yếu tố sau: - Dân số và tốc độ tăng dân số;

- Các điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại từng vùng kinh tế;

Phương pháp 2: Hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai là phương pháp hồi cứu

các số liệu về trạng thái, số lượng và thành phần chất thải rắn và xu thế diễn biến môi trường của giai đoạn quá khứ trên cơ sở của số liệu đã thu gom từ nhiều năm liên tục.

- Tổng lượng chất thải rắn phát sinh (tấn /năm);

- Tổng lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển và xử lý (tấn /năm);

- Lượng chất thải rắn có khả năng đốt cháy và sinh ra năng lượng và giá trị năng lượng được tạo ra sau khi đốt chất thải rắn.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn thành phố Bắc Ninh 3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, khu chung cư, cửa hàng ăn uống, chợ, siêu thị, trường học, nhà trẻ, công sở, vườn hoa, công viên….

- Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất khác.

- Chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế: Bệnh viện, phòng khám đa khoa và chuyên khoa, trung tâm y tế, phòng xét nghiệm và các trạm y tế tuyến xã, phường.

3.1.2. Hệ thống quản lý, thu gom và vận chuyển chất thải rắn thành phố Bắc Ninh

Trong những năm qua, với vai trị là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế xã hội, thành phố Bắc Ninh đã và đang từng bước chuyển mình phát triển kinh tế tập trung, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thu hút nhiều lao động tự do từ các vùng lân cận khiến cho mật độ dân số ngày càng cao (tính đến 31/12/2011 mật đơ dân số toàn thành phố là 2.123 người/km²) đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải. Cùng với q trình đơ thị hóa và hồn thiện cơ sở hạ tầng nên quỹ đất bị thu hẹp dần, khơng cịn đủ để phục vụ cho công tác chôn lấp rác tại chỗ, rác thải chủ yếu đổ lộ thiên tại các hố đấu, ao, hồ, hoặc ven các trục đường giao thông gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của nhân dân.

- Đối với CTR sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Bắc Ninh phần lớn do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mơi trường và Cơng trình đơ thị (Dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Ninh) đảm nhiệm công tác

thu gom, vận chuyển và xử lý cịn lại một số ít chất thải rắn sinh hoạt do các tổ, đội môi trường của các xã, phường thu gom sau đó Cơng ty Mơi trường tới vận chuyển và xử lý.

Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn thành phố rất được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay (chỉ đáp ứng khoảng 70% - 80% yêu cầu). Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như: giấy vụn, kim loại, nhựa… còn rất thấp và chủ yếu là tự phát, manh mún, không được quản lý. Chất thải rắn sinh hoạt đổ ra đường, từ các cơng trình cơng cộng được thu gom theo phương thức thủ công, công nhân dùng chổi quét sau đó xúc lên các xe đẩy tay để đưa ra các điểm cẩu.

Chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình được thu gom bằng các xe đẩy tay hoặc các xe thu gom chạy theo các tuyến đã định sẵn.

Việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Bắc Ninh đến nay chủ yếu vẫn là chôn lấp tại Bãi rác Đồng Ngo, hiện tại bãi rác này đã quá tải; một số bãi chôn lấp là những bãi đổ rác tự nhiên, lộ thiên và khơng có sự kiểm sốt mùi, cơn trùng. Nước rỉ ra từ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng [17].

Ảnh 1. Rác thải đổ bừa bãi ven đƣờng

Ảnh 2. Công nhân thu gom rác bằng xe đẩy tay

Ảnh 3. Bãi rác Đồng Ngo - Thành phố Bắc Ninh

- Đối với CTR công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp tập trung đã được các cơ sở ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với các đơn vị có chức năng. Ở Bắc Ninh, có duy nhất một nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng công nghệ thiêu đốt, công suất 200kg/ngày của Công ty Trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)