Khu vực nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 49 - 51)

2.1. Khu vực và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Khu vực nghiên cứu:

* Vị trí địa lý:

Hình 4. Vị trí địa lý thành phố Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sơng Cầu, phía Đơng Bắc của tỉnh, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 10 phường và có thêm 9 xã: Hòa Long, Khúc Xuyên, Vạn An, Phong Khê, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Vân Dương, Khắc Niệm, Kim Chân mới nhập về theo Nghị định số 60/2007/NĐ - CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đơng giáp huyện Quế Võ;

- Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.

Với vị trí như trên, thành phố Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội:

Là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và một trong những trung tâm đào tạo, du lịch, thương mại, dịch vụ trong khu vực. Thành phố cũng như các huyện trong tỉnh đều nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Lạng Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Là cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thủ đơ Hà Nội, thành phố Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phịng.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đơ thị bền vững đậm đà bản sắc.

* Các vấn đề môi trƣờng tại thành phố Bắc Ninh :

Vấn đề vệ sinh, môi trường sinh thái chung của thành phố trong những năm gần đây đã có những biểu hiện và nguy cơ bị ơ nhiễm do q trình phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề dẫn đến môi trường đất, mơi trường khơng khí và nguồn nước cũng bị ơ nhiễm, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sinh hoạt của người dân..

- Ô nhiễm khơng khí: Đây là dạng ơ nhiễm mơi trường chủ yếu do các chất dễ bay hơi từ hoạt động cơng nghiệp, khói bụi do các phương tiện giao thơng, bụi do hoạt động xây dựng, đơ thị hóa và khói do đốt rơm rạ của người nông dân sau các vụ thu hoạch lúa…

- Ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm: Do hoạt động công nghiệp và các làng nghề truyền thống như làng sản xuất giấy Phong Khê và sản xuất bún Khắc Niệm, nước từ các bãi rác không hợp vệ sinh, nước thải bệnh viện…

- Ô nhiễm đất: Do các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người đưa vào môi trường đất lượng lớn các chất hóa học: phân lân, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…các bãi rác lộ thiên đổ bữa bãi…[16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng năng lượng từ chất thải rắn tại thành phố bắc ninh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)