Hệ thống Kadaster-on-line của Hà Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

Những năm gần đây, chúng ta có thể thấy được thực tiễn những bài học trong quản lý đất đai mà Hà Lan có được, đó là:

- Một trong thuận lợi lớn nhất của Hà Lan là sự kết hợp việc đăng ký đất với địa chính. Những chức năng này đã được sát nhập ở thế kỷ 19th. Các sơ đồ địa chính được hợp nhất năm 2004.

- Có sự chú trọng vào chất lượng của dữ liệu. Các dữ liệu hầu hết định dạng ở dạng số. Trong vòng 30 năm lại đây, Kadaster đã được tự động hóa và số hóa hồn tồn. Điều đó thể hiện ở việc sử dụng rộng rãi dữ liệu số qua internet, chuyển nhượng, mua bán điện tử, xử lý điện tử, tìm kiếm dữ liệu nhanh, và phát triển sản phẩm mới mẻ. Tất cả những điều đó sẽ làm cho chi phí tiết kiệm nhất, và chi phí chuyển nhượng bất động sản và thế chấp thấp.

- Có sự thống nhất các tập dữ liệu cốt yếu như dữ liệu địa chính, điều tra dân số, dữ liệu và đăng ký địa chính của các cá nhân hợp pháp, và bản đồ địa chính, địa

giới. Tất cả đều có được nhờ vào key registers (đăng ký mã hóa) theo một khẩu hiệu: một lần làm, sử dụng nhiều lần.

- Kadaster là cơ quan nhà nước và độc quyền. Trong vịng 15 năm lại đây, nó cũng đã cơng khai dần, và hướng thẳng tầm nhìn tới xã hội và ngày càng trở nên lấy khách hàng làm trung tâm hơn bao giờ hết. Giờ đây, Kadaster có mối quan hệ rất tốt với khách hàng - là các tổ chức tư nhân, các hiệp hội và các cơ quan nhà nước và có được hình ảnh của sự tin cậy và ổn định.

Qua sự phân tích ở trên, có thể thấy rằng tất cả các quốc gia đều đang cố gắng xây dựng cho mình các cơ sở dữ liệu đất đai, tuy rằng mức độ thành công rất khác nhau. Kinh nghiệm của những nước đã thành công (Hà Lan, Thụy Điển) cho thấy các hệ thống thường được xây dựng dưới dạng cổng thông tin trên mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến và với một khẩu hiệu một lần làm, sử dụng nhiều lần. Đây thực sự là bài học kinh nghiệm lớn cho Việt Nam cần học tập để xây dựng CSDL địa chính phục vụ quản lý đất đai ở nước ta hiệu quả hơn.

1.3.3. Tình hình cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. phố Hà Nội.

a, Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính [13]

Trên địa bàn Hà Nội cũ bao gồm 14 quận, huyện với 232 phường, xã, thị trấn đã hồn thành cơng tác đo vẽ bản đồ địa chính khu vực đất ở và một phần đất nông nghiệp, chủ yếu bằng công nghệ cũ, những tài liệu hiện tại đã quá cũ và chưa thống nhất; đã chuyển đổi toàn bộ hệ thống bản đồ địa chính số về hệ tọa độ VN- 2000, nhưng độ chính xác của bản đồ so với qui phạm mới ban hành chưa đảm bảo. Do quá trình phát triển kinh tế, việc dồn điền đổi thửa làm biến động rất lớn, cần phải đối soát chỉnh lý hoặc đo mới và chuẩn hóa các dữ liệu bản đồ địa chính theo chuẩn thống nhất; Chú trọng cơng tác tiếp biên bản đồ địa giới hành chính các đơn vị hành chính do chia tách, sáp nhập .

Trên địa bàn huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trước đây bao gồm 16 xã 02 thị trấn đã thực hiện cơng tác đo vẽ bản đồ địa chính nhưng chỉ cục bộ một số khu vực, trước thời điểm sáp nhập về thành phố Hà Nội có lập dự án thực hiện thí điểm lập hồ sơ địa chính tại hai xã Thanh Lâm và Kim Hoa nhưng dự án đã không

thực hiện được do việc sáp nhập huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội từ ngày 01/8/2008.

Trên địa bàn 4 xã n Trung, n Bình, Tiến Xn và Đơng Xuân trước đây thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình đã hồn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/ 5.000.

Một số dự án đo đạc thành lập bản đồ địa chính đã được thực hiện trên địa bàn thành phố gồm:

- Dự án VLAP - Hà Nội thực hiện trên 3 huyện Quốc Oai, Đan Phượng, Ứng Hòa;

- Dự án xây dựng, hồn thiện và hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính cho 4 huyện, thành phố trực thuộc của tỉnh Hà Tây trước đây (bao gồm huyện Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thanh Oai và thị xã Sơn Tây), tuy nhiên dự án này mới thực hiện được tại huyện Mỹ Đức.

- Dự án chỉnh lý bản đồ, hồn thiện hồ sơ địa chính phục vụ cơng tác quản lý đất đai tại địa bàn 40 phường, xã điểm; gồm:

+ Quận Hoàn Kiếm, gồm 4 phường: hàng Buồm, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền, Hàng Đào.

+ Quận Hai Bà Trưng, gồm 4 phường: Minh Khai, Bùi thị Xuân, Bạch Mai, Ngô Thị Nhậm.

+ Quận Ba Đình, gồm 3 phường: Trúc Bạch , Quán Thánh , Ngọc Khánh. + Quận Đống Đa, gồm 3 phường: Khương Thượng, kim Liên, Quốc Tử Giám. + Quận Tây Hồ, gồm 1 phường: phường Thụy Khê.

+ Quận Cầu Giấy, gồm 2 phường: Trung Hòa và Mai Dịch.

+ Quận Thanh Xuân, gồm 2 phường: Kim Giang và Thượng Đình. + Quận Long Biên, gồm 2 phường Phúc Đồng và Phúc Lợi.

+ Quận Hoàng Mai, gồm 2 phường: Mai Động và Hoàng Liệt. + Huyện Từ liêm, gồm 3 xã Trung Văn, Xuân Phương, Minh Khai.

+ Huyện Gia Lâm, gồm 4 xã, thị trấn: Kim Lan, Trâu Quỳ, Đơng Dư, Đình Xuyên.

+ Huyện Thanh Trì, Gồm 2 xã: Trung Văn, Xuân Phương, Minh Khai. + Huyện Đông Anh, gồm 4 xã: Đại Mạch, Võng La , Nam Hồng, Cổ Loa. b, Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

Hiện tại, Hà Nội mới có 3 huyện thực hiện theo dự án VLAP (Đan Phượng, Ứng Hòa, Quốc Oai) xây dựng cơ sở dự liệu địa chính, dùng phần mềm ViLIS 2.0 để khai thác và sử dụng;

Còn lại, các quận, huyện khác do chưa có Bản đồ địa chính chính quy hoặc có bản đồ giấy nên chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính.

Một số đơn vị thực hiện việc số hóa bản đồ giấy và quản lý trên nền Microstation hoặc Autocad (không thống nhất phần mềm chung nên không cập nhật đồng bộ ở các cấp xã-huyện-thành phố), việc số hóa mang tính tự phát và khơng theo quy chuẩn về độ chính xác, về phân lớp đối tượng nên chất lượng không đồng đều, sai số lớn và cũng chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Tất các các quận, huyện đều thực hiện quản lý đất đai thông qua hồ sơ giấy, các số liệu tổng hợp là các bảng excel được thực hiện khi phát sinh nhu cầu. Các số liệu tổng hợp khó chính xác vì cách quản lý thủ cơng và khơng được tự động cập nhật thường xuyên.

Một số đơn vị triển khai ứng dụng CNTT nhưng không gắn với quy trình hành chính, khơng gắn với nghiệp vụ xử lý hồ sơ trong khi quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu Đất đai và hệ thống Hồ sơ Địa chính phải được gắn liền với tin học hóa nghiệp vụ hành chính, mỗi vị trí xử lý hồ sơ là 1 nhân tố tích hợp dữ liệu cho hệ thống, việc xử lý hồ sơ được giám sát bởi quy trình hành chính, là yếu tố đảm bảo cho hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai được tự động cập nhật.

c, Tình hình triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Hiện tại, Hà Nội đang thực hiện Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Hà Nội do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm chủ đầu tư, dự án thực hiện tại 27/30 quận, huyện, thị xã (trừ 3 huyện đã thực hiện theo dự án VLAP).

Mục tiêu của dự án là đo mới, chỉnh lý, cập nhật bản đồ địa chính để hồn thiện hệ thống bản đồ và hệ thống hồ sơ địa chính gắn liền với việc hồn thiện cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên tồn thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Phúc Thọ là huyện đồng bằng Bắc Bộ nằm bên bờ hữu ngạn của cả hai con sông: sông Hồng và sơng Đáy. Phúc Thọ có ranh giới phía Tây giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Đơng Nam (lần lượt từ Nam lên Đơng) giáp các huyện Quốc Oai và Hồi Đức, phía Đơng giáp huyện Đan Phượng. Ranh giới phía Đơng của huyện với các huyện Đan Phượng và Hồi Đức, gần như chính là con sơng Đáy, tên cổ là con sông Hát, là phân lưu của sông Hồng. Về phía Bắc, sơng Hồng là ranh giới của huyện, mà tính từ đơng sang tây gồm có: Mê Linh (ở góc phía Đơng Bắc), các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc (ở phía Bắc), Vĩnh Tường (ở góc phía Tây Bắc). Góc phía Đơng Bắc huyện, trên ranh giới với các huyện Mê Linh và Đan Phượng, tại vị trí các xã Vân Hà, Vân Nam và Hát Mơn, huyện có cửa Hát Mơn, vốn là ngã ba sông phân lưu nước sơng Hồng vào sơng Đáy. Diện tích tự nhiên của huyện Phúc Thọ là 11.719,79 ha.

- Vị trí địa lý:

+ Từ 21º 02’ đến 21º 10’ vĩ độ Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)