Sau khi gán đầy đủ thông tin về chủ sử dụng đất như họ và tên, số CMND hoặc hộ chiếu, năm sinh, địa chỉ, giới tính ta cập nhật (F2) rồi chuyển sang gán thơng tin về thửa đất.
Hình 3.16: Gán thơng tin thửa đất
Sau khi kê khai thành công, tiến hành biên tập và in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, công nhận về mặt pháp lý cho thửa đất số 76, thuộc tờ bản đồ số 37 của bà Tạ Thị Tráng (hình 3.17, 3.18).
Hình 3.18: Khung in GCN
Cơng việc quản trị CSDL địa chính trong ViLIS được thực hiện bởi Phân hệ Quản trị CSDL và Phân hệ Quản trị người sử dụng như đã trình bày ở trên.
Ngồi phân hệ Kê khai đăng ký cung cấp các chức năng chính phục vụ tác nghiệp của các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, huyện theo quy định hiện hành về lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, việc vận hành, khai thác sử dụng CSDL địa chính, cập nhật, chỉnh lý dữ liệu địa chính theo tác nghiệp chun mơn cịn được thực hiện trong các Phân hệ sau:
- Phân hệ Biên tập bản đồ: Thực hiện chức năng quản lý bản đồ: hiển thị bản đồ địa chính, kiểm tra tính đồng nhất, đảm bảo tính đúng đắn, tránh dư thừa dữ liệu của CSDL bản đồ; thực hiện các thao tác bản đồ: chia tách thửa đất, gộp thửa đất, thay đổi hình dạng thửa (biên tập bản đồ địa chính).
- Phân hệ Tra cứu tìm kiếm: Cung cấp các chức năng về tra cứu tìm kiếm trên hệ thống, trên mạng internet, trên mạng diện rộng intranet.
- Phân hệ Quản trị danh mục: Thực hiện các chức năng quản trị CSDL cập nhật danh mục thư viện của hệ thống như: danh mục mục đích sử dụng; danh mục đối tượng sử dụng; danh mục tờ bản đồ; danh mục hệ toạ độ; danh mục địa danh hành chính tỉnh, huyện, xã.
- Phân hệ Hồ sơ địa chính: Cung cấp chức năng về việc thành lập và in ấn các sổ sách địa chính, in ấn bản đồ địa chính sau khi được cập nhật.
- Phân hệ Quản lý kho hồ sơ địa chính: Thực hiện các chức năng về lưu trữ hồ sơ địa chính theo các thời kỳ, đảm bảo quản lý hồ sơ lịch sử thửa đất.
Giải pháp cơng nghệ chính của xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai và hiện đại hoá hệ thống quản lý đất đai là hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu đất đai. Có thể nói phần mềm ViLIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu. Mục tiêu chính của ViLIS là cung cấp hệ thống phần mềm để tạo ra một môi trường làm việc hiện đại và thống nhất cho công tác quản lý đất đai. Phần mềm ViLIS đã và đang tiếp tục được nâng cấp để đáp ứng được những yêu cầu chung của hiện đại hố cơng tác quản lý đất đai nói chung cũng như những yêu cầu kỹ thuật đặt ra của chuẩn dữ liệu địa chính.
e. Đánh giá, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phần mềm ViLIS
* Ưu điểm của phần mềm ViLIS:
Phần mềm ViLIS là phần mềm được lập trình đúng theo các quy định của Thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để quản lý hệ thống hồ sơ địa chính dạng số: có chức năng đăng ký kê khai cấp giấy chứng nhận, in giấy chứng nhận theo đúng thông tư quy định mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; quản lý biến động thửa đất thông qua các quyền của người sử dụng đất (cho tặng, thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, góp vốn..); tạo các loại sổ theo quy định quản lý của Bộ Tài nguyên và Mơi trường (sổ địa chính điện tử, sổ mục kê); tạo kho hồ sơ số để lưu giữ các bản scan hồ sơ trong quá trình quản lý hồ sơ địa chính; quản lý q trình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ của các cán bộ tham gia vào công tác quản lý đất đai tại địa phương (từ khâu tiếp nhận, giao việc, quá trình thụ lý hồ sơ cho đến khi trả kết quả) ...
* Nhược điểm của phần mềm ViLIS:
- Qua trình cài đặt, sử dụng phần mềm cịn phức tạp, chưa thực sự thuận tiện cho người sử dụng.
- Do lập trình chung cho cả nước, nên khi triển khai thực tế tại địa phương có vướng mắc như khơng có các biểu mẫu báo cáo theo nhu cầu của địa phương,
không quản lý được phơi giấy chứng nhận, khơng có khả năng nhập nhanh và in nhanh (in hàng loạt) giấy chứng nhận.
- Việc quản lý quá trình tiếp nhận và thụ lý hồ sơ theo quy trình chung của tồn quốc, nên chưa sát với thực tế tại Hà Nội cũng như thực tế tại huyện Phúc Thọ dẫn tới việc thực hiện cịn gặp nhiều khó khăn.
- Phần mềm ViLIS hiện đang chỉ quản lý được cơ sở dữ liệu địa chính, chưa đủ các modul để quản lý cơ sở dữ liệu quản lý đất đai theo quy định (thiếu modul quản lý giá đất, modul quy hoạch).
* Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phần mềm ViLIS:
Để phần mềm dễ sử dụng, phù hợp với thành phố Hà Nội nói chung, huyện Phúc Thọ nói riêng thì phần mềm cần:
- Nâng cấp phần mềm ViLIS theo yêu cầu: Cập nhật các biểu mẫu theo quy định; Quản lý phôi giấy chứng nhận; Nhập dữ liệu từ file Excel nhằm tăng tốc độ nhập dữ liệu và in giấy chứng nhận;
- Nâng cấp thêm phân hệ quản lý và xử lý hồ sơ theo quy trình: Thiết lập và quản lý quá trình xử lý hồ sơ đất đai theo quy định của huyện Phúc Thọ; Thiết lập tài liệu, biểu mẫu phục vụ xử lý hồ sơ đất đai của huyện;
- Nâng cấp thêm hạng mục Trao đổi và chia sẻ dữ liệu: Cung cấp thơng tin cho người dân có nhu cầu qua các dịch vụ cung cấp thông tin qua SMS, Email,…Cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu về dữ liệu địa chính như ngân hàng, cơng chứng,…
- Nâng cấp thêm hạng mục Quản lý quy hoạch sử dụng đất: Xây dựng công cụ đưa bản đồ quy hoạch vào cơ sở dữ liệu; Quản lý, thống kê dữ liệu quy hoạch; Tra cứu quy hoạch chi tiết cho từng thửa đất; Chồng xếp bản đồ thực hiện quy hoạch và bản đồ địa chính;
- Nâng cấp thêm hạng mục Quản lý giá đất: Quản lý, cập nhât bảng giá đất hang năm; Tính giá đất cho từng thửa đất theo bảng giá đã quy định; Tính tốn các loại thuế; Tính tốn đền bù thực hiện thu hồi đất.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Phúc Thọ rút ra các kết luận sau:
1. Xây dựng hồ sơ địa chính có vai trị rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Những quy định pháp lý về lập và quản lý hồ sơ địa chính ngày càng được hồn thiện qua các Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013. Trước đây, khi cơng nghệ chưa phát triển thì việc quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và tra cứu thơng tin gặp rất nhiều khó khăn vì phải xử lý một khối lượng thông tin lớn liên quan đến thửa đất, nhưng ngày nay công việc này trở nên dễ dàng hơn khi ứng dụng công nghệ, bởi những ưu điểm nổi trội, giúp tiết kiệm thời gian và cơng sức. Vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là một giải pháp quan trọng phục vụ công tác quản lý đất đai.
2. Đề tài đã làm rõ thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Phúc Thọ: Có nhiều nguồn tư liệu bản đồ (dạng giấy, số) qua các thời kỳ không thống nhất, chưa được chuẩn hóa theo quy định về thành lập bản đồ địa chính; Hệ thống sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cập nhật chỉnh lý biến động chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục và đồng bộ giữa các cấp quản lý; Số liệu số đang sử dụng trong công tác quản lý đất đai tại huyện chủ yếu dưới dạng rời rạc chưa quản lý dưới dạng cơ sở dữ liệu. Việc cấp giấy chứng nhận qua các giai đoạn cịn chậm do khó khăn nhiều về việc xác định nguồn gốc đất đai, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơng tác cấp giấy chứng nhận thường xun có sự biến động, việc cập nhật, ứng dụng vào thực tiễn mất nhiều thời gian.
3. Đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm từng bước hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính trên địa bàn nghiên cứu gồm: Giải pháp về pháp luật; Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; Giải pháp về tổ chức, nhân lực; Giải pháp công nghệ; Giải pháp trong cơng tác đo vẽ bản đồ, hồn thành cơng tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính; Đề xuất ứng dụng phần mềm ViLIS xây dựng CSDL địa chính tại huyện Phúc Thọ.
KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với huyện Phúc Thọ cần chú trọng, tạo mọi điều kiện về nhân lực, vật lực phối hợp trong công tác đo đạc, chỉnh lý hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn tồn huyện để sớm có được hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính hồn chỉnh phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
- Huyện cần quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý đất đai, tin học hóa cho đội ngũ cán bộ địa chính theo hướng tồn diện hơn, đảm bảo cả về chuyên môn lẫn các kỹ năng căn bản về công nghệ thông tin.
- Đối với các cấp quản lý nhà nước về đất đai cần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các phần mềm cơ sở dữ liệu như phần mềm ViLis 2.0 để đơn giản hóa việc sử dụng đáp ứng u cầu cơng tác xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Đào Xuân Bái (2005), Hệ thống hồ sơ địa chính, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Quốc Bình (2005), Bài giảng hệ thống thơng tin đất đai, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Quốc Bình (2010), Khả năng ứng dụng các phần mềm GIS mã nguồn mở trong xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Quy định về hồ sơ địa chính.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, Quy định về bản đồ địa chính.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Nghị định 88/2009/NĐ-CP, về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT, quy
định về chuẩn dữ liệu địa chính.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư 04/2013/TT-BTNMT, quy
định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
10. Nguyễn Thị Thu Hồng, Giới thiệu về chính sách và tình hình quản lý đất đai của Thụy Điển,Tổng Cục Địa chính, Hà Nội, 2000.
11. Luật đất đai năm 1993; 2003; 2013. Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
12. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, Báo cáo Kết quả thực hiện công tác Tài nguyên và Môi trường năm 2014, 2015..
13. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nôi, Báo cáo xin chấp thuận chủ trương giao Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án tổng thể xây dựng hệ thống Hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.
14. Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Hướng dẫn sử
dụng phần mềm ViLIS 2.0, Hà Nội.
15. Trần Văn Tuấn và nnk. Báo cáo đề tài NCKH: Nghiên cứu đề xuất giải pháp hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ cơng tác quản lý và sử dụng bền vững đất đai tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Hà Nội, 2012.
16. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả (2007), Cơ sở địa chính, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
17. Đặng Hùng Võ (2008), Bài giảng Hệ thống địa chính phát triển, Hà Nội. 18. Đặng Hùng Võ (2008), Bài giảng Hệ thống thông tin đất đai, Hà Nội.
Tiếng Anh
19. Rik Wouters (2010), Lessons on the development of land administration system – its contribution to the socio-economic development in the Netherlands and challenges to reach E-land administration, Kadaster International Cadastre, Land registry and Mapping Agency.
Các trang Web 20. http://cpi.transparency.org/cpi2011/results/#CountryResults 21. http://vinhlong.lis.vn/ 22. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=38&ID=111 191&Code=HNEJ111191 23. http://vietyen.bacgiang.gov.vn/cai-cach-hanh-chinh/giai-phap-nang-cao-chat- luong-cai-cach-hanh-chinh-tren-dia-ban-huyen-viet-yen.htm