Biểu đồ cơ cấu diện tích đất huyện Trực Ninh năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 53 - 80)

Đến nay, diện tích đất nơng nghiệp cịn 9.977,89 ha giảm 52,09 ha so với năm 2010 theo bảng 2.3

Bảng 2.3 Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010- 2015

Loại đất Năm 2010 Năm 2015 Tăng (+), giảm (-)

Tổng số 10.029,98 9.977,89 -52,09

1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.187,18 8.958,70 -228,48

1.1. Đất trồng cây hàng năm 8.417,92 8.168,63 -249,29

- Đất trồng lúa 8.228,07 7.858,31 -369,76

- Đất trồng cây hàng năm khác 189,85 310,32 120,47

1.2. Đất trồng cây lâu năm 769,26 790,07 20,81

2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 824,75 997,9 173,15

3. Đất nông nghiệp khác 18,05 21,29 3,24

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Trực Ninh năn 2015 [16]

69.51% 29.64% 0.85%

Cơ cấu diện tích đất huyện Trực Ninh năm 2015

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

* Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nơng nghiệp có 8.958,70 ha chiếm 89,79% diện tích nông nghiệp. Chi tiết các loại đất sản xuất nông nghiệp như sau:

- Đất trồng cây hàng năm: 8.168,63 ha gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác nhưng đất trồng lúa nước là chủ yếu, chiếm tới 96,20%. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn huyện là 7.858,31 ha. Trong giai đoạn 2010- 2015, diện tích đất trồng lúa đã giảm 369,76 ha. Đất trồng cây hằng năm khác là đất chun rau màu có diện tích 310,32 ha và trong giai đoạn 2010- 2015 diện tích đất loại này đã tăng 120,74 ha.

- Đất trồng cây lâu năm có diện tích 790,07 ha, chiếm 8,81% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp, tăng 20,81 ha so với năm 2010 chủ yếu là diện tích các vườn tạp chưa cải tạo, phân bố đều ở các xã thị trấn tronghuyện.

* Đất ni trồng thủy sản

Đất ni trồng thủy sản có 997,90 ha, chiếm 10% diện tích đất nơng nghiệp, là đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 173,15 ha so với năm 2010, chủ yếu chuyển đổi từ những khu vực trũng, thấp sản xuất cấy lúa kém hiệu quả.

* Đất nông nghiệp khác

Tồn huyện có 21,29 ha đất nơng nghiệp khác, chiếm 0,21% diện tích đất nơng nghiệp. Đây là khu vực phát triển các trang trại chăn ni tập trung, diện tích loại đất này tăng 3,24 ha ( trong giai đoạn 2010- 2015)

Có thể thấy trong những năm gần đây, diện tích đất lúa trên địa bàn huyện Trực Ninh giảm do việc chuyển sang các mục đích khác như: làm khu dân cư, đường giao thông cũng như các cơng trình cơng cộng, cơ sở sản xuất kinh doanh,…nên việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả là yêu cầu cần thiết để góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện, làm cho đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Các loại đất trồng cây hàng năm khác, đất ni trồng thủy sản có xu hướng tăng vì mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

2.2.2. Tình hình sản xuất các loại cây trồng và tiêu thụ nông sản

2.2.2.1. Tình hình sản xuất các loại cây trồng

a. Sản xuất lúa

Năm 2015, đất trồng lúa trên địa bàn toàn huyện là 7.858,31 ha, giảm 369,76 ha so với năm 2010. Năm 2015, diện tích đất trồng lúa cả năm là 15.937 ha, giảm 198 ha so với năm 2010 với tổng sản lượng 99.950 tấn. Năng suất lúa bình quân năm 2015 là 62,57 tạ/ha. Năng suất lúa tăng là do đã đưa các giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt vào sản xuất. Sản lượng lúa năm 2015 tăng 17.278 ha tấn so với năm 2010. Các xã có năng suất lúa cao là: Trung Đơng, Trực Hùng, Việt Hùng, Trực Nội,…Hiện nay, đất chuyên lúa đang có xu hướng giảm về diện tích do chuyển các mục đích phi nơng nghiệp khác.

Cơ cấu lúa của huyện thơng thường là 45-50% lúa lai, với các giống chính: TH-3-3, Bác ưu 903, N.ưu 69; 30-35% lúa thuần; với các giống chính: Bắc thơm 7, Nếp N97; diện tích cịn lại cấy các giống Nếp cái hoa vàng đã qua chọn lọc.

Các giống lúa có năng suất, chất lượng cao từng bước được mở rộng sản xuất. Hằng năm năng suất lúa trên địa bàn huyện thường giữ ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước và ln ở trong nhóm có năng suất cao của tỉnh. Nhìn chung, năng suất các giống lúa ngắn ngày cả vụ xuân lẫn vụ mùa đều cao hơn năng suất tồn tỉnh khoảng 3 tạ/ha. Giống lúa lai có năng suất vượt trội hơn hẳn các giống lúa khác và ổn định với điều kiện khí hậu của huyện. Bộ giống thuần ngắn ngày có năng suất cao được cấy cả 2 vụ, chiếm tỷ lệ khá cao. Các giống lúa dài ngày có xu hướng giảm.

b. Tình hình sản xuất các cây trồng hằng năm khác

Đất trồng cây hằng năm khác trên địa bàn huyện được trồng các cây rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, phần lớn rau màu trên địa bàn được trồng trên chân đất lúa, với các cơng thức chính là kết hợp giữa 2 vụ lúa với 1 vụ màu hay 2 vụ màu kết hợp với một vụ lúa. Rau màu là cây có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hóa lớn. Nhưng năm qua diện tích trồng rau, màu, cây cơng nghiệp ngắn

ngày tăng đang kể. Năm 2015 sản lượng của các loại cây trồng này khoảng 35 nghìn tấn, tăng 4 nghìn tấn so với năm 2010.

Các loại rau chủ yếu được trồng là bí xanh, dưa chuột, cải các loại, su hào, cà chua,…Các xã vùng 2 là các xã có diện tích trồng và giá trị thu được từ các cây rau, màu cao hơn các xã khác của huyện nên hiệu quả sử dụng đất sử dụng đất nông nghiệp ở các xã này cũng cao hơn. Hiện tại, khả năng về đất trồng rau, màu của huyện cịn lớn. Đây là tiềm năng có thể khai thác trong những năm tới theo hướng trồng rau, màu xuất khẩu.

Các loại cây công nghiệp hằng năm của huyện chủ yếu là ngô, đậu tương, lạc, khoai tây,…nhưng năm qua cho hiệu quả kinh tế khá cao, được phân bố trên các xã của huyện, cần quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung.

2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ nông sản

Do được phù sa của sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi lắng đã tạo những điều kiện thuận lợi để Trực Ninh phát triển nông nghiệp. Những năm qua, Trực Ninh phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhờ sự quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, hệ số sử dụng đất của huyện Trực Ninh đã tăng, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp, chính quyền huyện Trực Ninh đã đưa ra nhiều nhiều giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Cây lúa vẫn là cây chủ lực, nhưng Trực Ninh đã lựa chọn những giống có đặc sản, chất lượng cao. Những vùng đất trũng, thấp trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang ni trồng thủy sản. Đến năm 2015, diện tích ni trồng thủy sản của Trực Ninh đã tăng lên gần 1.000 ha.

Là huyện phía Nam của thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 21, Trực Ninh có vị trí và điều kiện giao thơng thuận lợi cho phát triển hàng hóa nơng nghiệp. Hơn nữa, theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định thì Trực Ninh là vùng nông nghiệp trọng điểm. Sự phát triển hàng hóa nơng nghiệp được lãnh đạo huyện, các phịng ban quan tâm, chỉ đạo sát sao. Bên cạnh đó là ý thức người dân vươn lên từ chính mảnh đất của mình.

Những năm gần đây, sản xuất nơng nghiệp hàng hóa đã được hình thành và phát triển. Trong sản xuất, một số hộ đã chuyển hẳn sang trồng các cây trồng hàng hóa theo yêu cầu của thị trường. Kết quả điều tra về hướng sản xuất hàng hóa cho thấy: nơng sản hàng hóa chủ yếu là các loại rau màu và thủy sản. 100% số hộ ni thủy sản với mục đích đem bán ra thị trường, tỷ lệ hàng hóa với nhóm cây rau là 90%. Một số cây rau tỷ lệ này tương đối lớn như: hành lá 100%; cà chua, dưa chuột bao tử 95-100%...

Bảng 2.4: Tỷ lệ hàng hóa và phương thức tiêu thụ các nơng sản chính huyện Trực Ninh

STT Tên sản

phẩm Để sử dụngTỷ lệ hàng hóa (%)Để bán Mức độ tiêu thụ Đối tượngmua thu

1 Lúa xuân 90 10 A Tư nhân, Công ty

2 Lúa mùa 15 85 A Tư nhân, Công ty

3 Ngô đông 45 55 B Tư nhân

4 Bí xanh 3 97 A Tư nhân

5 Đậu tương 12 88 B Tư nhân

6 Đỗ xanh 20 80 C Tư nhân

7 Khoai lang 25 75 b Tư nhân

8 Dưa chuột 1 99 a Tư nhân, Công ty

9 Bắp cải 10 90 b Tư nhân

10 Hành tươi 2 98 a Tư nhân

11 Cà chua 12 88 a Tư nhân, Công ty

12 Su hào 9 91 b Tư nhân

13 Ngô xuân 42 58 b Tư nhân

14 Khoai tây 13 77 a Tư nhân, Công ty

15 Lạc 26 74 b Tư nhân

16 Cải các loại 5 95 b Tư nhân

17 Cá 2 98 a Tư nhân

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trực Ninh

* Ghi chú:

- Hàng hóa được tiêu thụ dễ: a

- Hàng hóa được tiêu thụ bình thường: b - Hàng hóa tiêu thụ khó: c

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến đã chủ động tìm tới người nơng dân để hợp tác nhằm xây dựng vùng nguyên liệu cho mình, những vụ đầu công ty đưa giống, phân bón đồng thời cử cán bộ kỹ thuật xuống tận chân ruộng hướng dẫn nông dân sản xuất, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Các vụ sau đó, nơng dân chủ động kỹ thuật còn nhà máy tổ chức ký hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành các vùng sản xuất cây hàng hóa.

Tuy nhiên các sản phẩm được cơng ty bao tiêu cịn hạn chế về chủng loại, chất lượng yêu cầu cao nhưng cũng mở ra cho người dân một hướng đi mới đó là sản xuất nơng sản sạch, chất lượng cao.

Nhưng một thực tế tại địa phương đó chính là việc phá bỏ hợp đồng từ phía người dân, khi giá trong hợp đồng thấp hơn so với giá của tư thương hay giá ngoài thị trường việc này ảnh hưởng rất xấu cho việc phát triển nơng nghiệp hàng hóa trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất hàng hóa phát triển mạnh nhưng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đang cịn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Ngồi ra, huyện có mạng lưới chợ phát triển, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán nông sản, nông cụ của nông dân.

Qua tiến hành khảo sát nhận thấy, những nông sản của huyện sản xuất ra chủ yếu để bán ra thị trường. Một số nơng sản có Cơng ty thu mua trực tiếp của các hộ nông dân hay thông qua các HTX như Công ty Phương Đông và Công ty CFC Nam Định thực hiện việc thu mua dưa chuột trực tiếp tới các hộ. Công ty Cường Tân trực tiếp th nơng dân sản xuất và đóng gói thóc giống rồi vận chuyển đi tiêu thụ tại thị trường Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc; khoai tây, cà chua cũng là những cây trồng có sự thu mua của các Công ty; với các cây trồng khác chủ yếu là tiêu thụ ở chợ hay các của hàng tư nhân vừa và nhỏ.

2.2.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp huyện Trực Ninh

2.2.3.1. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện

Trực Ninh có tập đồn cây trồng, vật ni khá phong phú, qua q trình điều tra thực địa các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện kết hợp vớisố liệu điều tra, có thể tổng hợp các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp phổ biến trên địa bàn huyện Trực Ninh gồm 4 loại: 2 vụ lúa (lúa xuân- lúa mùa), 2 lúa- 1 màu, 2 màu- 1 lúa, chuyên màu.

Bảng 2.5: Thống kê các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệphuyện Trực Ninh

STT Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

1 2 lúa (LUT1) Lúa xuân- lúa mùa (Bắc thơm 7- Nam Định 5) Lúa xuân- lúa mùa (Bắc thơm 7- Nam Định 7)

2 2 lúa- 1 cây vụ đông (LUT2)

Lúa xuân- lúa mùa- hành, tỏi Lúa xuân- lúa mùa- súp lơ Lúa xuân- lúa mùa- su hào Lúa xuân- lúa mùa- cà chua đông Lúa xuân- lúa mùa- ngô đông Lúa xuân- lúa mùa- đậu tương Lúa xuân- lúa mùa- bắp cải Lúa xuân- lúa mùa- khoai tây Lúa xuân- lúa mùa- bí xanh Lúa xuân- lúa mùa- cải dầu 3 1 lúa- 2 rau, màu

(LUT3)

Bí xanh- lúa mùa- cà chua Ngơ xn- lúa mùa- đậu tương Bí xanh- lúa mùa- súp lơ

4 Chuyên rau, màu (LUT4)

Lạc xuân- đậu tương hè- bắp cải Lạc xuân- đậu tương hè- cà rốt Lạc xuân- đậu tương hè- hành ta Ngô xuân- Rau cải hè- su hào đông Rau cải xuân- đậu xanh hè- bắp cải Lạc- đậu tương- khoai lang

Cà chua- rau cải hè- bí xanh Bí xanh- đậu đen hè- cải các loại

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Trực Ninh năm 2015 [17].

2.2.2.3. Mô tả một số loại hình sử dụng đất tại huyện Trực Ninh a. Hai vụ lúa a. Hai vụ lúa

Diện tích hiện trạng năm 2015 là 6.585,22 ha, phân bố ở hầu hết các loại đất trong huyện Trực Ninh.

Vụ xuân người dân thường gieo trồng các giống lúa thuần (như Khang Dân 18, Nếp 97, Nam Định 5, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, Q5, TBR1). Các giống mới (như Đ.ưu 527, Đưu 725, CNR 02, Nhị ưu 838, Phú ưu 6, QR1, v.v...).

- Vụ mùa có 2 trà lúa chính: lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ. Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 - 25/6, gặt khoảng từ 25/9 - 2/10. Vụ mùa chính vụ thường gieo mạ cuối tháng 6, đầu tháng 7, cấy từ 10/7 - 15/7; gặt vào khoảng 10/10 - 15/10; Mùa chính vụ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần chiếm tới (85 - 90%) tổng diện tích lúa mùa. Các giống đặc sản như: Dự râu, (Nếp cái hoa vàng, Nếp N97, Nếp N87, Nếp Thái Bình, Nếp bắc, Nếp thầu dầu), lúa nếp thường đạt khoảng 46,0 tạ/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ thấp (10 - 15%). Năng suất bình quân vụ mùa thấp hơn vụ xuân, đạt bình quân khoảng 50,0 - 60,0 tạ/1ha.

b. Hai vụ lúa - 1 vụ (rau - màu):

Diện tích hiện trạng năm 2015 là 1036,39 ha. Mơ hình này có nhiều loại rau màu được trồng trong vụ đông luân canh trên đất 2 lúa, sau đây là mơ tả loại hình sử dụng đất: lúa xuân - lúa mùa - cà chua.

- Lúa xuân - Lúa mùa - Cà chua:

Hai vụ lúa xuân - lúa mùa cơ bản giống như loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa nêu trên, tuy nhiên cơ cấu mùa vụ thường được bố trí lúa xuân - lúa mùa sớm để đảm bảo thời vụ cho gieo trồng vụ đông.

Vụ đông cà chua gieo trồng từ cuối tháng 9, đến đầu tháng 10 với các giống cà chua bao tử, cà chua nhót, cà chua Hồng Ngọc (C95, trang nông TN005, Thuý Hồng, TN060, HT144, mócgan11, savier). Năng suất cà chua bình quân khoảng 27- 33 tấn/ha. Nhìn chung, hệ thống sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ cà chua là 1 trong các công thức luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ rau, màu cho hiệu quả kinh tế khá cao của huyện. Sản phẩm cà chua có thể cung cấp chủ yếu cho nhà máy chế biến nông sản hoặc tiêu thụ tự do trên thị trường.

Điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống sử dụng đất này là việc tiêu thụ sản phẩm cây cà chua, vì thu hoạch diễn ra trong thời gian ngắn, cà chua khó bảo quản, chi phí bảo quản cao, q trình vận chuyển tiêu thụ khó khăn hơn vì cà chua dễ bị dập nát, nếu khơng có nhà máy chế biến nơng sản thu mua mà chỉ bán ra thị trường cho người tiêu dùng trên địa bàn huyện thì khả năng tiêu thụ một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 53 - 80)