Mơ hình lúa mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 80 - 83)

Bảng 2.19: Hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng 2 vụ lúa Cơ cấu cây trồng GTSX (triệu đồng/ha) CPTG (triệu đồng/ha) GTGT (triệu đồng/ha) Lao động (công/ha) GTGT/1 công lao động (1000 đồng) Cả năm 90,12 40,45 49,67 456 108,93 Lúa xuân (BT7) 49,50 21,28 28,22 234 120,60 Lúa mùa (BT7) 40,62 19,17 21,45 222 96,62

Nguồn: Tổng hợp Phiếu điều tra

c) Hiệu quả xã hội

Mơ hình sử dụng đất này, hằng năm sử dụng từ 450- 470 công lao động/ha/năm; đây là mơ hình phù hợp với năng lực của ơng bà Nguyễn Văn Hậu về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu sản phẩm hằng ngày của gia đình và xã hội, phù hợp với tập quán canh tác của gia đình. Mơ hình này mỗi năm sản xuất được từ 11,3- 11,7 tấn thóc/ha, có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo an toàn lương thực của hộ ơng bà Hậu, là mơ hình cung cấp lương thực có nhu cầu cấp thiếthằng ngày và được cộng đồng chấp nhận rất cao.

d) Hiệu quả môi trường

Mức độ sử dụng phân bón (quy đổi ra lượng phân bón ngun chất/1 ha) của gia đình ơng bà Hậu là 139 kg đạm, 112 kg đạm vụ mùa, 90 kg lân vụ xuân, 67 kg lân vụ mùa, 68 kg kali vụ xuân, 42 kg kali vụ mùa, 4-5 tấn phân chuồng/ 1 vụ. Như vậy sử dụng phân hóa học (đạm, lân) cao hơn so với tiêu chuẩn khuyến cáo ở mức thấp, sử dụng phân chuồng thấp hơn so với tiêu chuẩn khuyến cáo, đây cũng là một thực tế sử dụng phân bón của nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn do chăn nuôi trong khu dân cư giảm dẫn đến lượng phân chuồng giảm, trong khi đó phân hóa học dễ mua trên thị trường nên nhiều hộ có xu hướng sử dụng phân hóa học ở mức cao.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của hộ gia đình theo hướng dẫn của các cơ quan chun mơn trong việc phịng trừ dịch bệnh, gia đình chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và các loại thuốc đều nằm trong danh mục

nhà nước cho phép như: Virtako 40 WG, Validacin 5L, Anvil 5SC, Bayluscide 250 EC, Acofit 300EC, Tilt super 300EC, v.v…, việc sử dụng đều tuân thủ đúng liều lượng và chủng loại phù hợp với sâu bệnh trên thực tế.

2.5.2. Mơ hình 2

- Mơ hình chun rau, màu (cải xn- đậu đen hè- bắp cải đông) a) Mô tả

- Địa điểm: Xóm 6, xã Trực Mỹ - Chủ hộ:bà Vũ Thị Ngà

- Diện tích: 0,22 ha.

- Các giống sử dụng: cải xuân, đậu đen hè, rau bắp cải đông.

- Kỹ thuật canh tác: Làm đất bằng máy cơ giới, còn lại các khâu như: lên luống trồng, bón phân, chăm sóc, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch, v.v…thủ cơng là chính

- Hệ thống tưới, tiêu: chủ động

- Loại đất: Đất phù sa không được bồi hằng năm.

b) Hiệu quả kinh tế: Qua nghiên cứu mơ hình này, về năng suất bình qn các loại rau, quả (rau cải xuân đạt 8,05 tấn/ha, đậu đen 2,08 tấn hạt khô/ha, rau bắp cải 40,25 tấn/ha), tổng giá trị sản xuất bình quân năm đạt 137,67 triệu/ha/năm, chi phí sản xuất trung gian 42,83 triệu/ha, giá trị gia tăng 94,84 triệu/ha, giá trị gia tăng/ngày công đạt 155.000-165.000 đồng/công) (bảng 2.20)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững tại huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 80 - 83)