Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ độc hại trong nước sông hồng đoạn chảy qua lãnh thổ việt nam (Trang 40 - 44)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp thực nghiệm

a. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Mẫu đƣợc lấy dựa theo TCVN 6663-6 : 2008 tiêu chuẩn quốc gia về chất

lƣợng nƣớc – lấy mẫu – Phần 6: Hƣớng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

Tất cả các mẫu nƣớc mặt đƣợc lấy ở giữa dịng của con sơng Hồng bắt đầu từ cầu Cốc Lếu - Lào Cai và kết thúc ở Ba Lạt - Nam Định, mỗi tỉnh lấy một điểm, mỗi điểm lấy 3 mẫu.

Cách lấy mẫu: Mẫu nƣớc đƣợc lấy bằng vật liệu đƣợc làm bằng thép không rỉ , lấy cách bề mặt khoảng 5 cm ở giữa dịng chảy sau đó đƣợc chứa vào chai thủy tinh 1 lít (chai này đã đƣợc rửa sạch bằng chất tẩy rửa, tráng bằng nƣớc cất, dung môi aceton và hexane. Chai chứa mẫu đƣợc giữ trong bình đá trong quá trình vận chuyển từ nơi lấy mẫu về phịng thí nghiệm. Mẫu đƣợc bảo quản trong bóng tối và

đƣợc giữ ở 40C trƣớc khi phân tích. Mẫu đƣợc đƣa vào chiết tách trực tiếp không qua xử lý sơ bộ.

Lấy mẫu từ thƣợng nguồn sông Hồng (giáp Trung Quốc) dọc xuống hạ lƣu nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm tại từng khu vực (do sông Hồng chạy dọc theo hơn 9 tỉnh phía bắc), từ đó tìm ra nguồn phát thải của những chất ơ nhiễm đó. Hơn nữa cũng nhằm để kiểm tra xem có hay không sự trung chuyển của các chất ô nhiễm (ô nhiễm xuyên biên giới).

Tuy nhiên việc lựa chọn các điểm lấy mẫu dày đặc hơn tại các khu vực đơng dân cƣ sinh sống hoặc có hoạt động cơng nghiệp (từ Phú Thọ xuống Hà Nội) hơn là những khu vực miền núi thƣa dân cƣ (từ Lào cai xuống đầu tỉnh Phú Thọ), ít có hoạt động cơng nghiệp (dự đốn ít nguồn phát thải), nhằm đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động sinh hoạt, sản xuất ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sông Hồng nhƣ thế nào (xem có hoạt dộng thải bỏ hóa chất, nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý vào lƣu vực sông hay không).

b. Phương pháp xử lý mẫu

Đối với mẫu cần phân tích các chất hữu cơ độc hại với nhiều thành phần chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chiết pha rắn. Chiết pha rắn (SPE) là một phƣơng pháp chuẩn bị mẫu để làm giàu và làm sạch mẫu phân tích từ dung dịch bằng cách hấp phụ lên một cột pha rắn, sau đó chất phân tích đƣợc rửa giải bằng dung mơi thích hợp. Phƣơng pháp SPE có hiệu suất thu hồi cao, khả năng làm sạch chất phân tích lớn, dễ tự động hóa, có khả năng tƣơng thích với phân tích sắc ký và giảm lƣợng dung mơi tiêu thụ.

Quy trình chiết pha rắn được biểu thị như sau:

Hình 2.3. Quy trình chiết pha rắn [2]

Thế tích mẫu chuẩn bị cho q trình chiết là 500mL. Các dung mơi sử dụng

cho q trình chiết là diclometan (DCM) dùng để hoạt hóa màng hấp phụ và chiết tách các hợp chất hữu cơ không phân cực; dung dịch Acetone dùng để hoạt hóa màng hấp phụ carbon AC phụ và chiết tách các hợp chất hữu cơ bán phụ và chiết tách các hợp chất hữu cơ bản; dung môi metanol (MeOH) dùng để hoạt hóa màng

hấp phụ; dung dịch Hexane dùng để chuyển mẫu từ môi trƣờng acetone dễ bay hơi ở nhiệt độ bình thƣờng sang nhiệt độ bay hơi cao hơn và dung môi hexane tốt cho hoạt động của máy GC-MS hơn acetone.

Tác dụng của hệ thống màng lọc:

- Màng GMF-150 [22]: là một loại giấy lọc vi sợi thủy tinh với lớp thơ ở trên (10 µm) kết hợp với một lớp mịn 1.0µm hay 2.0µm. Đƣợc làm từ 100% vi sợi thủy tinh borosilicate, khơng có chất phụ gia. Nó lý tƣởng cho việc tải hạt cao hơn với tốc độ lọc nhanh hơn. Tác dụng lọc lớp huyền phù trong xử lý mẫu.

- Màng hấp phụ XD: Hấp phụ các hợp chất hữu cơ bán phân cực và không phân cực

- Màng hấp phụ AC (than hoạt tính): Hấp phụ các hợp chất hữu cơ không phân cực.

c. Phương pháp phân tích mẫu

Q trình phân tích mẫu là một quá trình vận hành tổ hợp 3 thiết bị riêng biệt đƣợc ghép nối với nhau bao gồm máy sắc kí, máy khối phổ và máy vi tính. Để vận hành thiết bị không xảy ra lỗi chúng ta phải thực hiện quy trình một cách trình tự và khoa học theo các bƣớc thể hiện ở hình 2.4.

Hình 2.4. Sơ đồ phân tích mẫu [2]

2.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Đánh giá, tổng hợp, xử lý số liệu

- Các số liệu sau khi thu thập, phân tích... đƣợc đánh giá tổng hợp, xử lý và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ độc hại trong nước sông hồng đoạn chảy qua lãnh thổ việt nam (Trang 40 - 44)