1 Đánh giá hiệu lực của nến insecticandel

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu lực của nến xua với muỗi anopheles epiroticus và culex vishnui (diptera culicidae) trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã an thới đông huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5.2. 1 Đánh giá hiệu lực của nến insecticandel

- Tuyển chọn 10 ngƣời (5 nam, 5 nữ) độ tuổi từ 18 đến 45 có sức khỏe tốt (khơng mắc bệnh mãn tính, khơng nhạy cảm với hóa chất) và tình nguyện tham gia bắt muỗi.

- Tập huấn cho những ngƣời tình nguyện tham gia bắt muỗi về mục đích nghiên cứu, cách bắt muỗi, cách sử dụng nến và các yêu cầu khi tham gia bắt muỗi.

- Chọn 5 nhà có thể tích khoảng 30m3, các nhà cách nhau ít nhất 50m có đốt nến để mồi bắt muỗi trong nhà ban đêm từ 18-24h trong 5 đêm liên tục.

- Mỗi nhà thử nghiệm thắp 1 cốc nến bắt đầu từ 18 giờ cho đến 24 giờ, đồng thời với thời gian các tình nguyện viên tiến hành bắt muỗi.

- Chọn 5 nhà có thể tích khoảng 30m3, các nhà cách nhau ít nhất 50m khơng đốt nến để mồi bắt muỗi trong nhà ban đêm từ 18-24h trong 5 đêm liên tục cùng thời điểm làm đối chứng.

- Luân phiên hàng đêm các nhà đối chứng và các nhà thử nghiệm.

- Luân phiên hàng đêm những ngƣời tham gia bắt muỗi cho 10 nhà đã chọn. - Ngƣời làm mồi bắt muỗi ở tƣ thế ngồi cách nến 2m, quần đƣợc xắn lên quá gối để 2 chân lộ ra, ngồi yên để chờ muỗi đậu đến chân thì bắt, sử dụng đèn pin để soi, tube bắt muỗi thủng 2 đầu để bắt muỗi, bông không thấm để nút, nhãn in sẵn các giờ để đánh dấu thời điểm bắt đƣợc muỗi.

- Khi có cảm giác muỗi đậu lên chân hoặc có cảm giác bị đốt hoặc cứ sau khoảng 30 giây lại bật đèn pin soi xem có muỗi đậu trên chân hay không. Lƣu ý là không đƣợc rọi đèn trực tiếp và đột ngột vào nơi muỗi đang đậu trên chân để tránh gây kích thích làm muỗi bay đi. Khi bật đèn, hƣớng đèn ra xa rồi mới bật đèn sáng, sau đó từ từ hƣớng ánh sáng vào vị trí muỗi đang đậu trên chân cho đến khi nhìn rõ con muỗi thì dừng lại.

- Khi phát hiện muỗi đậu trên chân, một tay cầm đèn pin soi, một tay cầm tube bắt muỗi chụp lên con muỗi sau đó di chuyển nhẹ ống tube để muỗi bay vào trong, nhanh chóng nhấc miệng tube lên và dùng ngón cái hoặc ngón trỏ bịt miệng tube. Kẹp đèn pin vào nách, lấy một miếng bông không thấm nƣớc để bịt miệng tube.

- Mỗi đầu tube nhốt 1 cá thể muỗi.

Yêu cầu với người mồi mu i trong nhà:

- Không hút thuốc, uống rƣợu trong khi bắt muỗi.

Xử lý mẫu vật:

- Muỗi bắt đƣợc để riêng theo từng giờ. Dùng dây cao su buộc các ống tube chứa muỗi bắt đƣợc trong cùng một giờ với nhau và dán nhãn.

- Muỗi đƣợc định loại dựa trên đặc điểm hình thái theo các khóa định loại của Viện Sốt rét -Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ƣơng [27]. Kết quả đƣợc tổng hợp theo mẫu phụ lục 3 và phụ lục 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu lực của nến xua với muỗi anopheles epiroticus và culex vishnui (diptera culicidae) trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã an thới đông huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)