Buồng thử Peet Grady

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu lực của nến xua với muỗi anopheles epiroticus và culex vishnui (diptera culicidae) trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã an thới đông huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 31)

Chú thích: A: Quạt hút thơng khí; B: Đèn huỳnh quang; C: Cửa đƣa muỗi vào (cửa trên)/ mở khi

thơng gió loại bỏ hóa chất; D: Cửa kính quan sát; E: Cửa vào; F: Cửa đƣa muỗi vào; G: Cửa đƣa mẫu vào (cửa dƣới)/ mở khi thơng gió loại bỏ hóa chất

Buồng thử Peet – Grady có vách bên đƣợc thiết kế phẳng và làm bằng khung nhơm, kính dễ rửa sạch các hóa chất diệt cơn trùng tồn lƣu.

Một cửa vào (E) kích thƣớc 165cm x 90cm ở 1 vách của buồng thử, có 1 đèn huỳnh quang (B) và một quạt thơng khí thổi từ trong ra ngồi ở trên trần bốc; 4 cái móc đƣợc treo ở 4 góc trần, cách vách buồng thử 20cm để giữ lồng thử. Một cái quạt (A) đƣờng kính 30cm và 1 đĩa phẳng đƣờng kính 30cm đặt trên lồng bảo vệ quạt, quạt đƣợc đặt ở chính giữa buồng thử, hƣớng gió thổi lên trên.

Trên mỗi vách của buồng thử: 2 cửa (D) bằng kính để quan sát và 4 cửa (2 cửa dƣới đƣa muỗi vào C, 2 cửa trên đƣa muỗi vào G) để cho muỗi vào và đƣa khơng khí vào khi thơng gió.

- Lồng muỗi có kích thƣớc 20cm x 20cm x 20cm bằng màn tuyn khung sắt kích thƣớc lỗ 32-36/cm2

. Số lƣợng lồng 08 cái/1 lần thử nghiệm (4 lồng đối chứng đánh số 01, 02, 03, 04 đánh dấu bằng màu xanh; 4 lồng thử nghiệm đánh số 01, 02, 03, 04 đánh bằng màu dấu đỏ);

- Trang phục phịng hộ cá nhân: quần áo, mũ có lƣới bảo vệ, kính, găng tay, bao khuỷu tay, ủng;

- Nến thử nghiệm.

- Bảng ghi kết quả thử nghiệm.

- Bảng câu hỏi phỏng vấn tác dụng không mong muốn đối với ngƣời trực tiếp làm thử nghiệm.

2.5.1.2. Các bước tiến hành

- Kiểm tra muỗi để đảm bảo muỗi khỏe mạnh, đủ chân cánh và no nƣớc đƣờng; - Thả vào mỗi lồng 25 muỗi;

- Treo 04 lồng muỗi thử nghiệm đánh dấu đỏ vào 4 góc tƣơng ứng của buồng thử Peet – Grady thử nghiệm, treo 04 lồng muỗi đối chứng đánh dấu xanh vào 4 góc tƣơng ứng của buồng thử Peet – Grady đối chứng, mỗi lồng muỗi đƣợc treo cách trần buồng thử 80cm và cách 2 cạnh buồng thử Peet – Grady 10cm;

- Chuyển và đặt mẫu nến đốt vào giữa khay nhựa phía trên quạt ở giữa sàn của buồng Peet – Grady thử nghiệm, bật quạt và đóng tất cả các cửa của buồng thử.

- Đếm số muỗi ngã gục theo thời gian quy định, trong 20 phút đầu cứ 1 phút đếm số muỗi quỵ 1 lần, trong 40 phút tiếp 10 phút đếm số muỗi quỵ 1 lần cho đến hết 60 phút thử nghiệm và ghi vào phiếu ghi kết quả (phụ lục 1).

- Sau 60 phút thử nghiệm, lấy lồng muỗi ra khỏi Peet – Grady dùng ống hút để hút muỗi từ lồng thử vào các cốc nghỉ. Muỗi ở mỗi lồng cho vào một cốc nghỉ tƣơng ứng.

- Đặt cốc nghỉ vào khay và chuyển tới phòng nghỉ. Cho muỗi hút dung dịch đƣờng glucose 10%, cách thủy để chống kiến và các động vật ăn muỗi khác, đảm bảo điều kiện phòng ổn định: Nhiệt độ 27 ± 2oC và độ ẩm 80% ± 10%.

- Mở cửa và bật quạt thơng gió, rửa buồng thử sạch bốc để chuẩn bị cho lần thử nghiệm tiếp theo.

- Đọc kết quả sau 24 giờ thử nghiệm: đếm số lƣợng muỗi còn sống và muỗi chết, ghi kết quả vào phiếu ghi kết quả (phụ lục 1).

- Làm tƣơng tự với mẫu nến đối chứng là nến khơng có hóa chất.

2.5.1.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

- Tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ là giá trị trung bình của tổng các tỷ lệ chết của 3 lần thử.

- Sau 24 giờ số muỗi chết từ 90%-100% là có tác dụng tốt.

- Sau 24 giờ số muỗi chết từ 70- dƣới 90% là có tác dụng trung bình. - Sau 24 giờ số muỗi chết dƣới 70% là có tác dụng kém [1] [49].

2.5.1.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của nến đối với người trực tiếp tham gia thí nghiệm thí nghiệm

Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các nhân viên trực tiếp thực hiện kỹ thuật về tác dụng không mong muốn của nến xua (phụ lục 2).

2.5.2. Nghiên cứu tại thực địa

2.5.2. 1. Đánh giá hiệu lực của nến insecticandel

- Tuyển chọn 10 ngƣời (5 nam, 5 nữ) độ tuổi từ 18 đến 45 có sức khỏe tốt (khơng mắc bệnh mãn tính, khơng nhạy cảm với hóa chất) và tình nguyện tham gia bắt muỗi.

- Tập huấn cho những ngƣời tình nguyện tham gia bắt muỗi về mục đích nghiên cứu, cách bắt muỗi, cách sử dụng nến và các yêu cầu khi tham gia bắt muỗi.

- Chọn 5 nhà có thể tích khoảng 30m3, các nhà cách nhau ít nhất 50m có đốt nến để mồi bắt muỗi trong nhà ban đêm từ 18-24h trong 5 đêm liên tục.

- Mỗi nhà thử nghiệm thắp 1 cốc nến bắt đầu từ 18 giờ cho đến 24 giờ, đồng thời với thời gian các tình nguyện viên tiến hành bắt muỗi.

- Chọn 5 nhà có thể tích khoảng 30m3, các nhà cách nhau ít nhất 50m khơng đốt nến để mồi bắt muỗi trong nhà ban đêm từ 18-24h trong 5 đêm liên tục cùng thời điểm làm đối chứng.

- Luân phiên hàng đêm các nhà đối chứng và các nhà thử nghiệm.

- Luân phiên hàng đêm những ngƣời tham gia bắt muỗi cho 10 nhà đã chọn. - Ngƣời làm mồi bắt muỗi ở tƣ thế ngồi cách nến 2m, quần đƣợc xắn lên quá gối để 2 chân lộ ra, ngồi yên để chờ muỗi đậu đến chân thì bắt, sử dụng đèn pin để soi, tube bắt muỗi thủng 2 đầu để bắt muỗi, bông không thấm để nút, nhãn in sẵn các giờ để đánh dấu thời điểm bắt đƣợc muỗi.

- Khi có cảm giác muỗi đậu lên chân hoặc có cảm giác bị đốt hoặc cứ sau khoảng 30 giây lại bật đèn pin soi xem có muỗi đậu trên chân hay khơng. Lƣu ý là không đƣợc rọi đèn trực tiếp và đột ngột vào nơi muỗi đang đậu trên chân để tránh gây kích thích làm muỗi bay đi. Khi bật đèn, hƣớng đèn ra xa rồi mới bật đèn sáng, sau đó từ từ hƣớng ánh sáng vào vị trí muỗi đang đậu trên chân cho đến khi nhìn rõ con muỗi thì dừng lại.

- Khi phát hiện muỗi đậu trên chân, một tay cầm đèn pin soi, một tay cầm tube bắt muỗi chụp lên con muỗi sau đó di chuyển nhẹ ống tube để muỗi bay vào trong, nhanh chóng nhấc miệng tube lên và dùng ngón cái hoặc ngón trỏ bịt miệng tube. Kẹp đèn pin vào nách, lấy một miếng bông không thấm nƣớc để bịt miệng tube.

- Mỗi đầu tube nhốt 1 cá thể muỗi.

Yêu cầu với người mồi mu i trong nhà:

- Không hút thuốc, uống rƣợu trong khi bắt muỗi.

Xử lý mẫu vật:

- Muỗi bắt đƣợc để riêng theo từng giờ. Dùng dây cao su buộc các ống tube chứa muỗi bắt đƣợc trong cùng một giờ với nhau và dán nhãn.

- Muỗi đƣợc định loại dựa trên đặc điểm hình thái theo các khóa định loại của Viện Sốt rét -Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ƣơng [27]. Kết quả đƣợc tổng hợp theo mẫu phụ lục 3 và phụ lục 4.

2.5.2.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn và sự chấp nhận của cộng đồng

- Chọn chủ đích 1 cụm dân cƣ (1 thơn ) 100 hộ thuộc thôn An Đông, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TPHCM.

- Cung cấp nến cho tất cả các hộ dân đủ sử dụng trong 10 đêm, hƣớng dẫn cách sử dụng nến.

Phỏng vấn 100 hộ trong số đã đƣợc phát nến trong thôn An Đông. Một tổ cán bộ thực địa có kinh nghiệm sẽ đƣợc tập huấn để phỏng vấn các chủ hộ, sử dụng bộ câu hỏi (theo mẫu phụ lục 5): Phỏng vấn về các tác dụng không mong muốn, khả năng xua muỗi của nến và sự chấp nhận của cộng đồng.

2.5.3. Phân tích và xử lý số liệu

Số liệu đƣợc nhập vào phân mềm Exell.

Phân tích số liệu thu đƣợc ở phịng thí nghiệm: Sử dụng phần mềm SPSS, tính KT50 và KT90 (thời gian số muỗi ngã gục 50% và 90%). So sánh sự khác nhau về tỷ lệ muỗi chết giữa các thời điểm thử nghiệm trong phịng thí nghiệm bằng test thử ANOVA.

Phân tích số liệu thu đƣợc ở thực địa: Sử dụng independent t-test trong SPSS để so sánh sự khác nhau về tỷ lệ xua muỗi của nến giữa thử nghiệm và đối chứng.

Hiệu quả bảo vệ của nến xua đƣợc tính theo công thức sau: P = (C – T)/ C x 100

Trong đó:

P: Hiệu quả bảo vệ của nến

T: Số muỗi bắt đƣợc tại 1 thời điểm đang đốt nến ở lô thử nghiệm

C: Số muỗi bắt đƣợc trong cùng thời điểm ở lô đối chứng (không đốt nến)

+ Hiệu quả bảo vệ đƣợc tính theo từng giờ và trung bình trong 6 giờ thử nghiệm [48].

Tính mật độ muỗi theo cơng thức: Tổng số muỗi bắt đƣợc của từng loài chia cho tổng số giờ 1 ngƣời điều tra (con/giờ/ngƣời) [14].

Ma (con/giờ/ngƣời) =

Tổng số muỗi bắt đƣợc của từng loài Tổng số giờ 1 ngƣời điều tra

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu.

Nghiên cứu này tuân theo qui định của các quy chế về xét duyệt đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng. Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu đã đƣợc thông qua Hội đồng khoa học và Y đức của Viện.

Nhóm nghiên cứu xin cam kết sẽ thực hiện theo đúng các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu:

- Trung thực trong nghiên cứu.

- Bảo đảm giữ bí mật các thơng tin cá nhân của các tất cả những ngƣời tham gia và các thông tin trong hồ sơ nghiên cứu.

- Cung cấp đầy đủ, trung thực các thơng tin liên quan tới nguy cơ có thể xảy ra đối với ngƣời tham gia trong nghiên cứu.

- Bảo đảm quyền lợi của ngƣời tham gia nghiên cứu.

+ Đối tƣợng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu.

+ Ngƣời bắt muỗi đƣợc trả tiền công theo thỏa thuận, nếu bị mắc sốt rét đƣợc điều trị miễn phí.

CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Hiệu lực và tác dụng không mong muốn của nến insecticandel trong phịng thí nghiệm. phịng thí nghiệm.

Để đánh giá hiệu lực diệt muỗi An. epiroticus của nến insecticandel trong phịng thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm trong buồng thử Peet Grady bố trí thí nghiệm nhƣ hình. 100 cá thể muỗi cái An. epiroticus đƣợc sử dụng cho mỗi lần thí nghiệm, quan sát và đếm số muỗi ngã gục sau mỗi khoảng thời gian theo phụ lục 1. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần để lấy giá trị trung bình. Các tác dụng khơng mong muốn của nến Insecticandel đối với ngƣời trực tiếp thí nghiệm cũng đƣợc xác định qua từng thí nghiệm.

Hình 3.1. Thí nghiệm của nến xua trong buồng thử Peet Grady 1,8 x 1,8 x1,8m (Nguồn: Phạm Văn Quang)

3.1.1. Hiệu lực của nến Insecticandel với An. epiroticus trong phịng thí nghiệm

Hiệu lực của nến đối với An. epiroticus tại thời điểm 0 giờ kể từ khi đốt nến đƣợc thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Số lƣợng muỗi An. epiroticus ngã gục tức thời và tỷ lệ chết sau 24 giờ tại thời điểm 0 giờ từ khi bắt đầu đốt nến tại thời điểm 0 giờ từ khi bắt đầu đốt nến

Thời gian theo dõi

(phút)

Số muỗi ngã gục/100con muỗi thả Tỷ lệ muỗi ngã gục/chết trung bình (%) Đối chứng Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 0 1 0 0 0,33 2 0 4 3 2 3,00 3 0 11 12 7 10,00 4 0 17 20 9 15,33 5 0 29 22 25 25,33 6 0 35 25 32 30,67 7 0 66 45 62 57,67 8 0 72 68 78 72,67 9 0 82 80 78 80,00 10 0 86 82 80 82,67 11 0 92 84 92 89,33 12 0 93 90 92 91,67 13 0 94 92 94 93,33 14 0 94 92 96 94,00 15 0 97 95 96 96,00 16 0 98 96 98 97,33 17 0 99 97 98 98,00 18 0 99 98 99 98,67 19 0 100 99 100 99,67 20 0 100 100 100 100 30 0 100 100 99 99,67 40 0 100 100 100 100 50 0 100 100 100 100 60 0 100 100 100 100 Muỗi chết sau 24 h 0 100 98 99 99,00

Kết quả cho thấy theo thời gian thí nghiệm tăng lên thì số lƣợng muỗi ngã gục cũng tăng, sau 5 phút thí nghiệm tỷ lệ muỗi ngã gục là 25,3%, sau 10 phút tỷ lệ ngã gục đã là 82,67%, đến 15 phút tỷ lệ ngã gục tăng lên đến 96% và sau 20 phút thí nghiệm tỷ lệ muỗi ngã gục là 100% (hình 3.2). Tuy nhiên mặc dù ngã gục nhƣng một số cá thể có thể hồi lại và sau 24 giờ thí nghiệm tỷ lệ muỗi chết đạt 99%. Cũng từ số liệu thu đƣợc chúng tơi đã tính tốn và xác định giá trị của KT50 và KT90 (thời gian để muỗi ngã gục 50% và 90%) tƣơng ứng là 6,35 ± 0,31 phút (KT50); 11,75 ± 0,74 phút (KT90).

Hình 3.2. Tỷ lệ % trung bình muỗi ngã gục theo thời gian thử nghiệm

Vấn đề đặt ra là liệu tính đồng đều của hiệu lực diệt của nến theo thời gian có thay đổi hay khơng, để tìm hiểu về vấn đề này chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm một cách tƣơng tự tại các thời điểm khác nhau từ khi bắt đầu đốt nến 0 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ. Các thí nghiệm tại các thời điểm này đƣợc ký hiệu tƣơng ứng là A, B, C, D,

Bảng 3.2. Tỷ lệ % muỗi ngã gục ở các thí nghiệm tại các thời điểm khác nhau tính từ khi đốt nến khác nhau tính từ khi đốt nến Thời gian theo dõi (phút)

Tỷ lệ muỗi ngã gục tại các thí nghiệm ở các thời điểm khác nhau (%) Trung bình Đối chứng A B C D E 1 0 0,33 0,33 0,33 0,33 0,33 0,33 2 0 3,00 3,67 4,00 2,33 2,33 3,07 3 0 10,00 9,67 10,00 10,00 10,00 9,93 4 0 15,33 15,33 15,33 14,67 13,67 14,75 5 0 25,33 26,00 24,67 26,33 30,67 26,92 6 0 30,67 31,00 32,33 30,33 34,33 32,00 7 0 57,67 55,33 57,67 58,67 63,33 58,75 8 0 72,67 75,33 74,33 71,00 71,00 72,92 9 0 80,00 78,67 79,33 81,00 81,00 80,00 10 0 82,67 83,67 86,33 82,00 86,33 84,58 11 0 89,33 88,67 90,00 88,67 88,67 89,00 12 0 91,67 91,67 92,33 90,67 91,33 91,50 13 0 93,33 93,00 92,67 93,33 93,67 93,17 14 0 94,00 95,00 94,67 95,33 95,33 95,08 15 0 96,00 95,67 95,67 95,67 96,33 95,84 16 0 97,33 97,33 97,00 96,67 97,00 97,00 17 0 98,00 98,00 98,00 98,00 98,00 98,00 18 0 98,67 99,00 99,33 98,67 98,67 98,92 19 0 99,67 99,67 99,67 99,33 99,33 99,50 20 0 100 100 100 100 99,67 99,92 30 0 99,67 99,67 99,67 99,67 99,67 99,67 40 0 100 100 100 100 100 100 50 0 100 100 100 100 100 100 60 0 100 100 100 100 100 100 Tỷ lệ chết sau 24 h 0 99,00 98,00 98,00 100 99,00 98,8

Ghi chú: A, B, C, D, E là các thí nghiệm tại các thời điểm 0 giờ, 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ và 8 giờ sau

Ghi chú: A, B, C, D, E là các thí nghiệm tại các thời điểm 0 giờ, 2 giờ,

4 giờ, 6 giờ và 8 giờ sau khi đốt nến.

Hình 3.3. Tỷ lệ % muỗi ngã gục ở các thí nghiệm đƣợc tiến hành tại các thời điểm khác nhau sau khi đốt nến

Nhìn chung kết quả thí nghiệm về hiệu lực của nến Insecticandel tại các thời điểm sau khi đốt nến khác nhau có tỷ lệ % muỗi thí nghiệm ngã khơng khác nhiều so với kết quả thí nghiệm A tại thời điểm 0 giờ (hình 3.2). Xu hƣớng chung giống nhau là tỷ lệ muỗi ngã gục tăng dần theo thời gian. Tại thời điểm quan sát 1 phút đầu tiên của thí nghiệm, chỉ có 0,33% cá thể ngã tại tất cả các thí nghiệm. Tại thời điểm quan sát 5 phút, tỷ lệ muỗi ngã gục dao động từ 24,67 - 30,67%. Ở thời điểm quan sát phút thứ 10 tỷ lệ muỗi ngã gục dao động trong khoảng từ 82,67 - 86,33%, đến phút thứ 15 là 95,67 - 96,33% và đến phút thứ 20 là 99,67-100% (hình 3.3). Kết quả xử lý thống kê cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu lực của nến xua với muỗi anopheles epiroticus và culex vishnui (diptera culicidae) trong phòng thí nghiệm và thực địa tại xã an thới đông huyện cần giờ thành phố hồ chí minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)