Tổng quan chung về huyện Duy Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan chung về huyện Duy Tiên

Xét về địa giới hành chính, KCN Hịa Mạc thuộc địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía Nam thủ đơ Hà Nội, cách thành phố Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiên của tỉnh. Có 19 xã, 2 thị trấn, dân số trên 13 vạn người. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thơng quan trọng, cả đường sắt, đường bộ, đường thuỷ chạy qua thuận lợi cho giao thương và phát triển kinh tế.Sau đây, tơi xin trình bày một số các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Duy Tiên.

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Huyện Duy Tiên có 18 xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 12.100,35 ha. Là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam. Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội

- Phía Đơng đối diện với thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động của tỉnh Hưng n qua sơng Hồng và huyện Lý Nhân.

- Phía Nam giáp huyện Bình Lục và thành phố Phủ Lý. - Phía Tây giáp Hà Nội và huyện Kim Bảng.

Thị trấn Hòa Mạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, nằm trên tuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với huyện Kim Bảng và thành phố Hưng Yên. Ngoài ra huyện cịn có thị trấn Đồng Văn nằm trên trục đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam, hiện nay KCN tập trung của tỉnh đang được đầu tư xây dựng ở đây.

b) Địa hình, địa mạo

Huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ sơng Hồng. Địa hình tại khu vực tương đối bằng phẳng.

c) Khí hậu

Huyện Duy Tiên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đơng bắc và

20

gió mùa Đơng Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sựtương phản giữa mùa đông và mùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ của các trung tâm khí áp, các khối khơng khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo cũng thay đổi theo mùa.

- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều. Hướng gió thịnh hành là gió Đơng - Nam với tốc độ 2-4 m/s. Nhiệt độ trung bình cao nhất 38°C, lượng mưa từ 1.100-1.500 mm, chiếm 80% lượng mưa cảnăm.

- Mùa khô: Bắt đầu từ giữa tháng 11 cho đến cuối tháng 3 năm sau, có khí hậu lạnh, ít mưa. Hướng gió thịnh hành là gió Đơng – Bắc, thường gây lạnh đột ngột. Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15°C, lượng mưa ít, chỉ đạt từ 15-20% lượng mưa cảnăm.

- Lượng mưa: Lương mưa hàng năm từ 1.800-2.000 mm. Mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với gần 80 % tổng lượng mưa trong năm. Ngày có lượng mưa cao nhất lên đến 200-250 mm.

- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình trong cả năm dao động từ 83-85 %. Các tháng có độẩm khơng khí cao là tháng 7 và tháng 8 (92%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 80%.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1.200-1.600 giờ, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụtrong năm. Mùa đơng số giờ nắng chiếm trung bình 28% tổng số giờ nắng cảnăm. Có tháng chỉ có 17, 9 giờ nắng, trời âm u, độẩm cao sâu bệnh phát triển ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa hè có tổng số giờ nắng lớn. Các tháng có số giờ nắng cao là tháng 5, 6, 10.

- Gió, bão: Tốc độ gió trung bình 2 - 2,3 m/s. Trong năm có hai hướng gió thịnh hành: Mùa đơng có hướng gió thịnh hành là Đơng Bắc, với tần suất 60-70% và tốc độgió trung bình thường từ 2,4 - 2,6 m/s; mùa hè có hướng gió thịnh hành là hướng Đơng Nam, với tần suất 50-70% và tốc độ gió trung bình đạt 1,9 - 2,2 m/s. Khi có bão đổ bộ tốc độgió đạt gần 40 m/s.

d) Thuỷ văn

Huyện Duy Tiên có mạng lưới sơng ngịi tương đối dày đặc với ba con sông

lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sơng Nhuệ với diện tích 864 ha, mật độsông đạt 0,5 km/km2, mức nước cao nhất là 0,5 m, thấp nhất là 0,1 m.

- Sông Hồng có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Hà Nam qua sơng Nhuệ và các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua tỉnh 38,64 km tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Hà Nam với tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, hàng năm bồi đắp phù sa cho diện tích đất ngồi đê và cho đồng ruộng qua hệ thống bơm tưới từ sông Hồng.

- Sông Châu Giang đi qua địa phận huyện từ Bạch Thượng qua đập Phúc và nối với sông Đáy tại Phủ Lý dài 28 km, đồng thời là ranh giới tự nhiên của huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý Nhân. Trên sơng có đập ngăn nước làm nhiệm vụ tưới tiêu cho các vùng đất trong huyện.

- Sông Nhuệlà sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý. Đoạn qua Duy Tiên dài 13 km, sơng có tác dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùamưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khơ.

Ngồi ba sơng chính, huyện cịn có mạng lưới các sơng ngịi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sơng chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam đến năm 2020, trong những năm qua Nhà nước đã quan tâm đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi đểđầu tư phát triển tỉnh Hà Nam nói chung và huyện Duy Tiên nói riêng.

Theo tài liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng đều qua các năm từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở mức cao trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tếđã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại chưa phát triển mạnh. Chưa có tích lũy đáng kể từ nội bộ nền kinh tế, thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, chất lượng chưa cao, vốn đầu tư bê ngồi cịn hạn chế.

22

Huyện Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thống với nhiều ngành nghề thủcơng có từ lâu đời như: ươmtơ, dệt lụa, mây giang đan, thêu ren,… Các làng nghề truyền thống của huyện đã có bước phát triển vững chắc đạt giá trị sản xuất lớn. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, hoạt động sản xuất cũng có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăngtrường cao.

Trong lĩnh vực sản xuất CN – TTCN: chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thúc đẩy mở rộng các làng nghề, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm tập trung vào các mặt hàng có thế mạnh như: dệt may, đồ trang sức mỹ nghệ, thiết bị điện tử,... Giá trị sản xuất CN – TTCN ước đạt 2.790 tỷđồng.

b) Nông nghiệp

Với diện tích đất nơng nghiệp chiếm 64% trong tổng diện tích đất tự nhiên, Duy Tiên có nhiều tiềm năng để phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặt khác, Duy Tiên được tỉnh xác định là huyện trọng điểm về phát triển CN– TTCN, trong những năm tới, Duy Tiên phấn đấu hàng năm tăng 3,5 – 4% giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng giảm cơ cấu ngành. Nhiều vùng đầm, vùng trũng đã được quy hoạch thành vùng sản xuất đa canh đạt giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất trên một ha canh tác bình quân tăng lên. Cơ cấu cây trồng vật nuôi được chuyển đổi theo hướng tập trung quy mô vừa và lớn.

c) Thương mại – dịch vụ

Các cụm thương mại – dịch vụ ở thị trấn, từng bước được hình thành. Mạng lưới chợ nơng thơn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, hàng hố phong phú, giá cả khơng có biến động lớn, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Duy Tiên đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển KT – XH: đẩy mạnh phát triển KT – XH, nâng cao đời sống nhân dân. Tập trung phát triển CN - TTCN trên cơ sở phát triển vững chắc nông nghiệp, nâng cao chất lượng các dịch vụ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phấn đấu trở thành huyện trọng điểm phát triển CN – TTCN của tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 27 - 31)