Mơ hình QLMT KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 58 - 60)

a) Chức năng UBND tỉnh Hà Nam

UBND tỉnh Hà Nam là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất tại địa phương. UBND tỉnh Hà Nam ban hành quy chế phối hợp giữa BQL với các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý và bảo vệ môi trường KCN trên địa bàn.

Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN trong thẩm quyền.

Chỉ đạo các sở, ban, ngành trong việc ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường.

b) Chức năng Ban quản lý KCN

Ban quản lý KCN tỉnh Hà Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chính về QLMT trên địa bàn KCN toàn tỉnh, cụ thể:

- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động bảo vệmôi trường trong các KCN đối với các nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền và thực hiện công khai thông tin về môi trường, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp trong các KCN cho các cơ quan phối hợp khi có yêu cầu.

UBND tỉnh Hà Nam

Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam

Sở tài Nguyên Môi Trường tỉnh Hà Nam

Công ty quản lý khai thác hạ tầng KCN Hòa Mạc

Doanh nghiệp

Cộng đồng

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệmôi trường đối với dựán đầu tư trong KCN;

- Tổ chức thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệmôi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản đối với các dựán đầu tư trong KCN;

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệmôi trường cho các Công ty hạ tầng và các doanh nghiệp trong KCN;

- Xác nhận hồn thành các hạng mục, cơng trình bảo vệmôi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt;

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm hành chính về bảo vệmôi trường đối với các Chủđầu tư hạ tầng và các doanh nghiệp trong KCN;

- Kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cam kết bảo vệmôi trường và đề án bảo vệmơi trường đơn giản đã được cấp có thẩm quyền xác nhận;

- Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN; giám sát các hoạt động đo kiểm, quan trắc môi trường; xác nhận chất lượng các công trình xử lý chất thải, nước thải của các Chủ đầu tư hạ tầng trước khi đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN; Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp vềmôi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong KCN với bên ngoài; tiếp nhận, kiến nghị và phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước vềmôi trường giải quyết các khiếu nại, tố cáo vềmôi trường trong KCN;

- Định kỳtheo quy định báo cáo kết quả thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệmôi trường, kết quả báo cáo quan trắc môi trường tại các KCN gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhan dân tỉnh, Tổng cục Môi trường theo quy định.

52

c) Công ty quản lý hạ tầng KCN

Công ty quản lý hạ tầng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh cho thuê đất và các dịch vụ trong KCN. Công ty thực hiện các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn theo cam kết của báo cáo ĐTM. Cơng ty hạ tầng cịn giám sát hoạt động của các doanh nghiệp KCN và báo cáo cho BQL KCN.

Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý KCN tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 58 - 60)