Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 60 - 124)

Hiện tại, Phòng QLMT trong Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam gồm 4 nhân viên, đều có chun mơn về lĩnh vực mơi trường và lĩnh vực liên quan. Các nhân viên có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc xử lý chất thải trong các nhà máy, xí nghiệp của KCN.

Nhiệm vụ và chức năng Phòng QLMT tại Ban quản lý KCN tỉnh Hà Nam: * Chức năng:

Phòng QLMT là đơn vị chuyên môn trực thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệmôi trường đối với các Công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh.

Ban quản lý Văn phòng P.Quản lý đầu tư P.Quản lý doanh nghiệp P.Quản lý xuất nhập khẩu P.Quản lý môi trường P.Quản lý lao động P.Quản lý xây dựng Phòng đại diện

* Nhiệm vụ:

- Tham mưu cho lãnh đạo Ban và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về việc bảo vệmôi trường, quản lý đất đai đối với các KCN, các doanh nghiệp trong KCN;

- Chủ trì tổ chức thẩm định trình lãnh đạo Ban phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trong KCN theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Tiếp nhận đăng ký tham mưu lãnh đạo Ban xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các đối tượng thuộc diện phải đăng ký trong KCN theo ủy quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Chủ trì tổ chức thẩm định trình lãnh đạo Ban phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệmôi trường đơn giản của các dự án trong KCN theo ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền;

- Tổ chức kiểm tra tham mưu lãnh đạo Ban xác nhận hồn thành cơng trình bảo vệmơi trường phục vụgiai đoạn vận hành dựán đối với các dựán đầu tư trong KCN theo pháp luật về bảo vệmôi trường.

- Tham mưu trình lãnh đạo Ban đóng góp ý kiến với các Bộ, ngành và UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan đến cơng tác bảo vệmơi trường trong KCN, CCN;

- Chủtrì, tham mưu cho lãnh đạo Ban để thực hiện quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý nhà nước về môi trường của các KCN trên địa bàn tỉnh;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Ban.

3.3.1.2. Công tác quản lý bảo vệ mơi trường thực hiện tại KCN Hịa Mạc a) Quản lý ơ nhiễm mơi trường khơng khí

Do đặc thù riêng việc xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn không thể thu gom và xử lý tập trung nên khi triển khai dự án doanh nghiệp phải có phương án xử lý các nguồn ơ nhiễm khơng khí mới được cấp phép đầu tư. Các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất phát sinh bụi, khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đều phải lắp

54

đặt thiết bị xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi hoạt động chính thức.

Trước khi tiến hành đầu tư xây dựng dự án, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hòa Mạc đều phải tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường tùy theo từng loại hình quy mơ của mỗi nhà máy. Do được quan tâm, đánh giá, xem xét ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư cho nên nhiều doanh nghiệp trong KCN đã thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý bụi, khí thải. Vì vậy, tình trạng ơ nhiễm khí thải, tiếng ồn được hạn chếđáng kể.

Dựa theo bản báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản kế hoạch bảo vệ môi trường đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam phê duyệt, trong quá trình hoạt động của Nhà máy chủ doanh nghiệp phải liên kết với các đơn vị phân tích mơi trường có đủ chức năng để giám sát bụi, khí thải phát sinh tại Nhà máy với tần suất 3 tháng/lần và gửi bản báo cáo quan trắc môi trường định kỳ tới Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp khơng có hệ thống xử lý hoặc có lắp đặt nhưng vận hành không liên tục, không đạt tiêu chuẩn phát thải. Việc phát tán chất ô nhiễm vào khơng khí gây khó khăn trong cơng tác kiểm tra, lấy mẫu tức thời. Kiểm sốt khơng khí ngay tại nguồn thải các doanh nghiệp chưa thực hiện được, chỉ khi có khiếu kiện của người dân hoặc của doanh nghiệp lân cận thì mới tiến hành kiểm tra lấy mẫu và xử lý vi phạm.

b) Cơng tác quản lý hệ thống thốt nước mưa, thoát nước thải trong KCN

(i) Cơng tác quản lý hệ thống thốt nước mưa

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa và hệ thống thu gom và thoát nước thải của KCN đã được quy hoạch hoàn chỉnh và đồng bộ, cụ thể:

- Hệ thống thu gom và thoát nước mưa đã được quy hoạch tách riêng hoàn toàn với hệ thống thu và thoát nước thải.

- Các tuyến cống thoát nước được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy đảm bảo thoát nước cho khu vực một cách nhanh nhất và không gây ngập úng vào những ngày có cường độmưa lớn.

- Hệ thống thốt nước mưa được thiết kế theo hình thức tự chảy cấu tạo bởi

các rãnh thốt nước nằm cách mép bó vỉa hè 1,5 m – 2 m.

- Nước mưa trên đường sẽ được thu vào các tuyến thoát nước mưa qua các ga thu nước trực tiếp ven đường.

- Tại mỗi nhà máy, hệ thống thu gom và thoát nước mưa đều được quy hoạch xây dựng theo đúng bản vẽ thiết kế đã được Ban quản lý các KCN tỉnh phê duyệt, đảm bảo độđốc đường ống và thiết kế theo nguyên tắc tự chảy đảm bảo thoát nước cho khu vực một cách nhanh nhất. Nước mưa từ các nhà máy xả ra được đấu nối trực tiếp với hệ thống thu gom nước mưa của KCN.

Do hệ thống quy hoạch hệ thống thốt nước mưa tại KCN khá tốt, do đó tình trạng ngập úng tại KCN vào mùa mưa chưa xảy ra.

(ii) Cơng tác quản lý hệ thống thốt nước thải trong KCN

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa đã được quy hoạch tách riêng hồn tồn với hệ thống thu và thốt nước thải.

Tại mỗi nhà máy, hệ thống thu gom và thoát nước mưa đã được quy hoạch tách riêng hoàn toàn với hệ thống thu và thoát nước thải. Hệ thống thu gom và thốt nước thải được thi cơng theo đúng thiết kế đã được Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam phê duyệt. Nước thải phát sinh sau khi được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn cho phép của KCN sẽ được đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN dẫn về hệ thống XLNT tập trung của KCN để xử lý trước khi thải ra ngoài. Hiện nay, tỉ lệđấu nối nước thải của nhà máy vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN là bắt buộc và đều được thể hiện trong hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp và Công ty phát triển hạ tầng KCN Hịa Mạc, do đó tỉ lệ các doanh nghiệp đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Hòa Mạc đạt 100%. Do đó, vấn đề kiểm sốt, quản lý nước thải phát sinh của KCN ra ngoài nguồn tiêp nhận được kiểm sốt chặt chẽ, bảo vệmơi trường cho các lưu vực tiếp nhận nước thải.

Trên hệ thống đường thu gom nước thải có bố trí các hố ga lắng cặn, Khoảng cách giữa các hố ga khoảng 30 m. Nước thải của toàn KCN sau khi xử lý đạt giới hạn cho phép tại trạm XLNT tập trung của KCN sẽđược chảy vào mương quan trắc của KCN sau đó chảy vào hồđiều hịa của KCN đểổn định chất lượng nước thải và

56

qua mương hở nhân tạo của KCN rồi qua cống ngầm và chảy ra sông Cầu Giát. Thực hiện theo đúng quy định hiện hành, KCN đã tiến hành lắp đặt hệ thống quan trắc tựđộng để giám sát liên tục một số các thông số trong nước thải sau trạm XLNT tập trung của KCN.

Công ty phát triển hạ tầng KCN Hòa Mạc cũng đã thực hiện lập báo cáo xả nước thải vào nguồn nước cho trạm XLNT tập trung của KCN và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam chấp thuận phương án thoát nước của KCN và đã cấp giấy phép xảnước thải vào nguồn nước cho KCN.

c) Hệ thống XLNT

(i) Hệ thống XLNT cục bộ tại doanh nghiệp

Hiện nay, mỗi KCN đều có điều kiện về chất lượng nước thải sau xửlý sơ bộ trước khi xả thải vào NM XLNT tập trung. Do đó, các doanh nghiệp phải xây dựng và vận hành HT XLNT cục bộđạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, nước thải của một số doanh nghiệp sau xử lý sơ bộkhông đạt tiêu chuẩn như cam kết vì HT XLNT cục bộ không đáp ứng nhu cầu thực tế. Một số các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, vận hành hệ thống không liên tục nên nước thải thường xuyên không đạt tiêu chuẩn.

(ii) Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN

Nhà máy XLNT tập trung do Cơng ty CP Phát triển hạ tầng KCN Hịa Mạc đầu tư có nhiệm vụ xử lý tồn bộ lượng nước thải phát sinh từKCN đạt tiêu chuẩn theo báo cáo ĐTM được phê duyệt trước khi xả thải ra môi trường.

Khi nhà máy XLNT tập trung hoạt động đã góp phần giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm do nước thải KCN. Tuy nhiên, vấn đề vận hành và hiệu quả xử lý của nhà máy XLNT tập trung rất cần quan tâm ở khía cạnh quản lý và kỹ thuật.

Hiệu quả xử lý của nhà máy XLNT tập trung còn phụ thuộc vào mức độ xả thải của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xả thải vượt quá khả năng xử lý của nhà máy sẽ gây ảnh hưởng quá trình vận hành của nhà máy và tác động xấu đến môi trường tiếp nhận. Cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm nước thải từ các doanh nghiệp đến đầu vào của nhà máy XLNT tập trung khó thực hiện vì địi hỏi chi phí đầu tư, vận

hành, bảo trì cho hệ thống kiểm soát tựđộng rất lớn.

Theo báo cáo ĐTM của KCN đã được phê duyệt, nước thải phát sinh tại mỗi doanh nghiệp phải tự xử lý tại mỗi nhà máy đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B), điều này cũng được thể hiện trong bản hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp và Cơng ty phát triển hạ tầng KCN Hịa Mạc. Tuy nhiên, trên thực tế phương pháp XLNT tại nhà máy XLNT tập trung của KCN là phương pháp xử lý hiếu khí sinh học dạng mẻ, do đó nếu chất lượng nước thải đầu vào có các hàm lượng chất hữu cơ thấp quá sẽkhông đủ nuôi sống vi sinh vật và không đảm bảo cho các bước xử lý phía sau.

Khi thiết kế hệ thống XLNT tập trung của KCN cũng đã tính tốn đến các hệ số an tồn cho các thơng số như BOD, COD, TSS, tuy nhiên, đối với những nhà máy có ngành cơng nhiệp sạch như sản xuất linh kiện điện tử (khơng có cơn đoạn mạ),.. khơng phát sinh nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khơng lớn thì chỉ cần xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT chung của KCN. Riêng đối với các doanh nghiệp có phát sinh nước thải cơng nghiệp có hàm lượng kim loại độc hại cao thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tự xử lý các kim loại nặng đạt cột A QCVN 40:2011/BTNTM trước khi đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN. Tuy nhiên, lượng nước thải này chỉ phát sinh chủ yếu tại một số các nhà máy sản xuất gia công đồ trang sức mỹ ký. Đây được xem là sự linh động trong công tác QLMT tại KCN, đảm bảo tiết kiệm chi phí xử lý đối với một số các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cho hệ thống XLNT tập trung của KCN hoạt động hiệu quảđảm bảo XLNT đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

d) Quản lý chất thải rắn - chất thải nguy hại

Tại mỗi nhà máy sẽ tự tiến hành phân loại chất thải rắn, CTNH phát sinh, tự trang bị các thùng chứa rác, các kho chứa rác tạm thời.

Hiện nay, tại KCN Hòa Mạc, BQL các KCN tỉnh Hà Nam cho phép các doanh nghiệp trong KCN tự hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải (thông thường hoặc nguy hại) để đưa chất thải ra khỏi khn viên nhà máy. Do

58

đó, hầu như khơng thể kiểm sốt chất thải KCN ngay từgiai đoạn phát sinh đến khi được xử lý, tiêu hủy.

Một số doanh nghiệp thay vì hợp đồng với đơn vị có chức năng đến để thu gom vận chuyển chất thải rắn phát sinh sẽ hợp đồng luôn với Công ty phát triển hạ tâng của KCN. Rác thải sẽ được tập kết tại vị trí tập kết rác thải tạm thời của KCN đợi đơn vị có chức năng đã hợp đồng với Công ty phát triển hạ tâng của KCN đến thu gom vận chuyển và mang đi xử lý.

Việc để các doanh nghiệp tự phân loại chất thải và lưu trữ chất thải tại nhà máy còn nhiều hạn chê như: nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện phân loại ngay tại nguồn đối với chất thải, phân loại chất thải chưa chính xác, cơng tác phân loại, lưu chứa các loại CTNH chưa thực hiện đúng theo quy định về quản lý CTNH, một số doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm đăng ký chủ nguồn thải đối với chất thải nguy hại theo quy định. Các doanh nghiệp ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH nhưng lại giao dịch với các đơn vị khơng có chức năng thực hiện.

3.3.1.3. Biện pháp, phịng ngừa sự cố mơi trường a) Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ

Cơng ty phát triển hạ tầng KCN Hòa Mạc và các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đều đã làm việc phối hợp với Công an PCCC tỉnh Hà Nam để đảm bảo công tác PCCC tại mỗi doanh nghiệp được đảm bảo.

Công tác lắp đặt các hệ thống chữa cháy, báo cháy trong mỗi nhà máy đều đã được các doanh nghiệp thực hiện tốt.

b) Sự cố hỏng hệ thống xử lý bụi, khí thải tại các nhà máy

Đảm bảo cơng tác kiểm tra (rị rỉ), thay thế và bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ 1- 2 lần/năm.

Dự trù các thiết bị thay thếđể thay thể ngay khi có phát hiện rị rỉ, trục trặc. Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc đào tạo kỹ các cán bộ kỹ thuật vận hành các hệ thống xửlý môi trường một cách nghiêm túc, bài bản.

Dừng vận hành các dây chuyền liên quan trong trường hợp hệ thống xử lý gặp sự cố.

c) Kiểm soát các sự cố liên quan đến các trạm xử lý nước thải tập trung Biện pháp phịng ngừa, khắc phục máy móc thiết bị hỏng hóc:

Thường xun kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật của các máy móc thiết bị đang hoạt động, thay thế sửa chữa kịp thời máy móc hư hỏng; công nhân vận hành được huấn luyện kỹ thuật đầy đủ.

Ln dự phịng một số thiết bị phịng ngừa trường hợp hỏng hóc được thay thế kịp thời. Một số các thiết bị được dự trữnhư: bơm nước thải, sục khí chìm, máy thổi khí, bơm bùn.

Biện pháp phịng ngừa, khắc phục sự cố mất điện:

Khi mất điện, nhân viên vận hành sẽ cho chạy máy phát điện cung cấp điện cho hệ thống xử lý. Việc vận hành máy phát theo hướng dẫn của tổ chức cho thuê máy phát.

Biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố tắc nghẽn, vỡ đường ống:

Thường xuyên kiểm tra trên tồn hệ thống, phát hiện nhanh chóng, kịp thời các sự cố xảy ra đối với hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường khu công nghiệp hòa mạc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 60 - 124)