BAN GIÁM ĐỐC

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty chè việt nam (Trang 37 - 62)

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chè Viêt Nam từ năm 2009 - 2011

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty chè Việt Nam trong ba năm qua được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty chè Việt Nam (Giai đoạn từ 2009- 2011) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu NĂM SO SÁNH 2009 2010 2011 2010/2009(%) 2011/2010(%) Doanh thu 524,498 405,988 323,755 77,4 79,74 Lợi nhuận 151,57 0,762 0,546 0,50 71,6 Nộp NSNN 12,34 11,58 9,85 93,84 85,06

Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã giảm dần trong 3 năm qua do ảnh hưởng của suy thái kinh tế toàn cầu. Doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty chè Việt Nam đã giảm mạnh của năm 2010 và năm 2011 so với năm 2009, Tổng công ty chè Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất chế biến- kinh doanh chè xuất khẩu số mặt hàng khác nhập khẩu vật tư thiết bị và các loại hình dịch vụ cho sản xuất vào đời sống, phục vụ các đơn vị thành viên và phần lớn các chè trên phạm vi cả nước. Chè là sản phẩm sản xuất và kinh doanh chủ yếu nên việc tiêu thụ sản phẩm chè có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận dành cho xuất khẩu, còn chè nội tiêu dành cho tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy sản lượng chè xuất khẩu cũng như những biến động ở các thị trường nhập khẩu chè của Tổng công ty ảnh hưởng quyết định tới doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty.

2.2 Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty Chè

2.2.1 Các yếu tố chủ quan 2.2.1.1 Công tác quản trị

động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty chè Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề hoạch định chiến lược. Hoạt động của Tổng công ty bao gồm cả kinh doanh xuất khẩu và kinh doanh trong nước, do đó nếu điều kiện sản xuất được cải thiện thì sẽ tạo thuận lợi cho Tổng công ty trên cả hai thị trường này. Với mục tiêu tập trung nguồn lực để đưa Tổng công ty phát triển theo định hướng là một đơn vị hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu chè, Tổng công ty xây dựng Đề án tái cơ cấu, rà soát lại toàn bộ ngành, nghề kinh doanh, tập trung vào ngành nghề chính.

- Tổ chức và hoạt động: Tổng công ty thực hiện hình thức phân chia bộ phận theo chức năng, một hình thức phân chia cơ bản và logic. Đứng đầu Tổng công ty là Hội đồng thành viên. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như trước Thủ tướng chính phủ về vốn và tài sản của Tổng công ty. Hiện nay, Hội đồng thành viên của Tổng công ty bao gồm một chủ tịch, một trưởng ban kiểm soát và bốn uỷ viên có nhiệm vụ chỉ đạo và giám sát trực tiếp tới mội hoạt động của ban Tổng giám đốc. Để thực hiện tốt chức năng của mình, Hội đồng thành viên thành lập ra ban kiểm soát. Ban này giúp Hội đồng quản trị nắm bắt kịp thời mọi điều hành của Ban Tổng giám đốc. Ban Tổng giám đốc hiện nay có một Tổng giám đốc và ba Phó Tổng giám đốc (sản xuất - kinh doanh - văn phòng). Sau đó là các phòng ban có chức năng tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty. Tổng công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, do đó phương thức hoạt động của Tổng công ty đều theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới kinh tế: thực hiện vai trò chủ đạo trong ngành chè và sự phát triển của ngành chè theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Tổng công ty tổ chức quản lý, sản xuất, tiêu thụ, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu được, tự quyết định sự tồn tại và phát triển.

- Công tác kiểm tra: Việc kiểm tra các mặt như chi phí, vật tư, hàng hoá tồn kho, tài chính đều được thực hiện theo quy trình kiểm tra riêng biệt, đảm bảo phục vụ tốt công tác kiểm tra, quản lí; Bộ phận thanh tra giúp kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đảm bảo thực hiện đúng chức năng được giao và tuân thủ các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và của Tổng công ty.

Trong năm 2010, Tổng Công ty đã thực hiện việc tổ chức học tập, quán triệt Luật phòng, chống tham nhũng cho toàn thể cán bộ công nhân viên thuộc Tổng Công ty và xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng giai đoạn 2011-2015.

2.2.1.2. Nguồn nhân lực

Tình hình sử dụng lao động của Tổng công ty chè Việt Nam. Tổng số lao động: 18.500 người. Trong đó:

Tổng công ty quản lý: 12.800 người. Liên doanh quản lý: 3 930 người. Doanh nghiệp cổ phần: 1 770 người.

Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 573 người. Trong đó: Phó giáo sư: 1 người.

Tiến sĩ: 16 người. Thạc sĩ: 11 người. Kỹ sư: 545 người.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến cán bộ quản lý thì tỉ trọng cán bộ quản lý có trình độ trên đại học, đại học thì tỉ trọng này là 0,21% (28/12.800): 4,25% (545/12.800). Đây là tỷ trọng rất thấp mặc dù do khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác quản lý đã phần nào giảm tỷ trọng cán bộ quản lý so với tổng số lao động. Vì vậy, để nâng cao chất lượng quản lý hơn nữa, trong thời gian tới cần chú trọng nâng dần tỉ trọng cán bộ quản lý có trình độ trên đại học và đại học.

2.2.1.3. Tình hình tài chính của Tổng Công ty

Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô hoạt động sản xuất lớn, do vậy cũng như bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước nào khác, Tổng công ty chè Việt Nam cũng được Nhà nước cấp ngân sách để hoạt động.

Tính đến ngày 31/12/2011, Tổng công ty có:

- Vốn chủ sở hữu : 193.023.664.814 đồng - Tổng tài sản : 451.817.936.442 đồng - Tài sản cố định : 55.161.449.165 đồng

Trong quá trình phát triển, nhu cầu về vốn của Tổng công ty là rất lớn mà nguồn vốn tự có bằng việc bổ sung lợi nhuận hoạt động qua các năm lại rất nhỏ, do đó Tổng công ty đã thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, vay ngân hàng và liên doanh.

Hiện nay, nguồn vốn của Tổng công ty tương đối ổn định, đó là cơ sở vững chắc để các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty được tiến hành một cách có hiệu quả trong đó có hoạt động marketing.

2.2.1.4. Sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu phát triển

- Lựa chọn sản phẩm và phát triển sản phẩm mới: Để có một lượng chè lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho thị trường trong và ngoài nước, Tổng công ty đã kết hợp phương thức hoạt động trồng - làm kết hợp. Từ khâu chọn giống, trồng trọt, sản xuất và tiêu thụ đều do Tổng công ty đảm nhiệm. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường với mong muốn là mở rộng thêm được thị phần, Tổng công ty hiện nay đã sản xuất các mặt hàng chè:

+ Chè đen: OTD, CTC

+ Chè xanh: Gồm có các loại chè xanh hương tự nhiên và các loại chè ướp hương các loại hoa như Nhài, Sen, ...Các loại chè túi lọc.

+ Chè Oolong Với các loại giống chè đặc sản được nhập từ Trung Quốc và Đài loan đã qua khảo nghiệm được trồng đại trà tại Mộc Châu, cao nguyên Lâm Đồng,... cùng với các dây chuyền công nghệ sản xuất chè Oolong, sản phẩm chè Oolong của Tổng công ty chè Việt Nam đã có chất lượng đạt tiêu chuẩn như chè Oolong của Trung Quốc và Đài loan với các đặc trưng điển hình của loại chè này.

+ Chè xô + Chè sơ chế + Chè thành phẩm

Hiện nay, sản phẩm chè của Tổng công ty chủ yếu gồm 2 chủng loại chính là chè đen và chè xanh. Chè đen gồm các mặt hàng như OPA, OP, FBOP, BPS, D, F các loại, P + Peko, PS, D, FD. Chè xanh gồm xanh xô + OPA, xanh nhật, xanh BR và xanh cấp thấp khác. Chè xuất khẩu ra thế giới chủ yếu là chè rời, còn chè có nhãn mác, bao gói rất hạn chế nên giá bán chỉ bằng 60% giá chè bình quân của thế giới.

Ngoài những sản phẩm truyền thống như chè đen, chè xanh và chè ướp hương, Tổng công ty chè còn tạo ra những loại sản phẩm: Pouchung, chè Gunpowder, chè xanh kiểu Nhật, hơn 40 loại chè ướp hoa, chè đặc sản cao cấp, các loại chè phòng chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ… Trong đó chè đen là sản phẩm quan trọng nhất trong cơ chế xuất khẩu. Với các thiết bị dây truyền hiện đại, Tổng công ty chè Việt Nam đã sản xuất đầy đủ các chủng loại

chè này (Orthordox, CTC) đạt chất khá trở lên và đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới.

Chủng loại mặt hàng ít, không phong phú do nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất hạn chế. Mặt khác, do chè Việt Nam nói chung chưa có thương hiệu mạnh trên thế giới nên chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc gia công chế biến nên các hoạt động phát triển cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm không được tập trung và chú trọng phát triển.

Ngày nay, đối với nhiều người làm marketing, bao bì được xem như yếu tố cơ bản thứ 5 ngang hàng với giá cả, sản phẩm, địa điểm và khuyến mãi. Bao bì có thể đóng vai trò thứ yếu đối với mặt hàng này và đóng vai trò chủ yếu đối với mặt hàng khác.

Sản phẩm chè sử dụng bao bì như một phương tiện bảo quản là chính vì mặt hàng này có đặc tính là dễ hút ẩm, hút mùi lạ, dễ mốc. Hiện nay, Tổng công ty đang sử dụng một số loại bao bì chủ yếu: loại túi nhúng, loại hộp nilon, loại hộp cartoon tráng kim loại, loại hộp kim loại ... khi vận chuyển sẽ được đóng vào các thùng cartoon lớn và chứa trong container nếu để xuất khẩu.

Nhìn chung, các loại bao bì mà Tổng công ty đang sử dụng đã thực hiện tốt chức năng bảo quản, đồng thời cung cấp đủ những thông số cần thiết như nơi sản xuất, thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng, đăng ký chất lượng ... Tuy nhiên, Tổng công ty chưa có những nghiên cứu sâu về thị hiếu người tiêu dùng đối với cách bao gói sản phẩm. Cụ thể là từng nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn bao bì phải như thế nào. Điều này rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Một vấn đề nữa là biểu tượng của Tổng công ty không được in trên khá nhiều sản phẩm, còn những sản phẩm có đầy đủ biểu tượng trên bao bì thì thường chỉ giống nhau về hình dáng chứ không thống nhất về màu sắc, làm mất đi lợi thế của biểu tượng.

- Quản lí chất lượng: Chất lượng là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình. Vì vậy mà trong chính sách đa dạng hoá sản phẩm công ty rất coi trọng công tác quản trị chất lượng sản phẩm. Do đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về chất lượng sản phẩm hàng hoá khi thực hiện cung ứng trên thị trường, nhất là đối với các loại sản phẩm nông nghiệp như chè thì công việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cho phù hợp là điều hết sức quan trọng. Chính sách chất lượng của Tổng công ty là cung cấp sản phẩm chè có chất lượng cao thỏa mãn yêu cầu khách hàng .

Việc quản lý sử dụng thuốc trừ sâu ở chính những nông trường trực thuộc Tổng công ty cũng chưa được toàn diện. Những điều này dẫn tới chất lượng nguyên liệu cũng như chè thành phẩm bị giảm sút. Với những thị trường xuất khẩu đòi hỏi cao thì sản phẩm của Tổng công ty thường không đủ tiêu chuẩn quy định về hàm lượng thuốc trừ sâu, gây khó khăn cho những người làm công tác chào bán hàng, giới thiệu sản phẩm.

Đối với những người làm marketing trên thị trường xuất khẩu thì gặp khó khăn trong việc chào hàng vì họ phải giới thiệu những mẫu chè với chất lượng chưa cao mặc dù họ biết bạn hàng của mình đòi hỏi như thế nào. Tất nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra vào một số thời điểm, bởi vì thông thường Tổng công ty chỉ chấp nhận thu mua nguyên liệu đạt những tiêu chuẩn của Hiệp hội chè Việt Nam hoặc những tiêu chuẩn do Tổng công ty đặt ra. Điều này nên được hạn chế tối đa, không nên để lặp lại.

- Đầu tư máy móc thiết bị: Trước đây, việc chế biến chè theo phương pháp công nghiệp, Tổng công ty chủ yếu dùng thiết bị công nghệ do Liên Xô cung cấp nên so với hiện nay, máy móc thiết bị ấy đã trở nên lạc hậu, cũ kỹ khiến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm trung bình. Tổng công ty nhận thấy rằng công nghệ là yếu tố quyết định cho sản phẩm đem bán - một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nguyên liệu chè thu được sẽ là kém kinh tế nếu không được chế biến thành những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng, đặc biệt là phục vụ cho xuất khẩu. Do đó, không thể để một hệ thống công nghiệp chế biến cũ, lạc hậu. Vinatea trong gần một thập kỷ qua đã đầu tư mạnh mẽ vào việc áp dụng và sử dụng các công nghệ và thiết bị chế biến, tinh chế chè. Kết quả Vinatea đã có hàng chục nhà máy chế biến và tinh chế sản phẩm chè với thiết bị và công nghệ hiện đại, tiên tiến nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Italia... Tổng Công ty Chè Việt Nam, với hơn 450 cơ sở chế biến, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm nhưng do thiếu nguyên liệu nên các nhà máy chỉ chế biến được khoảng 600.000 tấn búp tươi, bằng 40% công suất.

Chúng ta có thể tìm hiểu công suất thiết bị của một số đơn vị thành viên của Tổng công ty. (Bảng 2.2 công suất thiết bị của các nhà máy chế biến tại phụ lục kèm theo).

Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ: Tổng công ty đã sử dụng rất nhiều loại dịch vụ để hỗ trợ cho sản phẩm chè của mình. Các dịch vụ được sử dụng dưới hình nhiều hình thức khác nhau.

- Dịch vụ cung ứng thông tin thị trường, việc thu thập thông tin cũng cần phải có nhiều các chuyên gia khác nhau, thông tin thu thập được phải đảm bảo trung thực, chính

xác, để luôn luôn nắm bắt được thông tin cập nhật thì Tổng công ty phải thường xuyên sử dụng dịch vụ này. Tổng công ty sử dụng dịch vụ này cả đi mua và tự cung cấp.

- Dịch vụ tài chính: Vấn đề tài chính là vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, việc quay vòng vốn phải làm sao mà cho lãi suất cũng tăng. Việc vay mượn tiền từ các ngân hàng của Tổng công ty được diễn ra khi Tổng công ty cần một khoản vốn để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó. Tổng công ty sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp để sử dụng thanh toán (bằng tiền mặt, tín phiếu, trái phiếu, thanh toán bằng L/C…)

- Dịch vụ bảo hiểm: Việc giao lưu buôn bán với nước ngoài thì vấn đề bảo hiểm là khá chú trọng. Trong khi đó xuất khẩu chè ra nước ngoài luôn đòi hỏi đảm bảo an toàn về số lượng, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng…

- Dịch vụ vận tải: Tổng công ty đã sử dụng rất nhiều phương thức cả vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không. Vì chè là mặt hàng dễ vận chuyển, vấn đề bảo quản là khá quan trọng…Tuỳ theo hàng xuất sang nước nào mà Tổng công ty áp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty chè việt nam (Trang 37 - 62)