Công trình nghiên cứu “Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ
Rutaceae” của Nguyễn Minh Hoàng (2006) hay “Tách tinh dầu và alkaloid từ
quả Quất (Citrus japonica Thumb.)” của Nguyễn Thị Lý và cộng sự…
Trịnh Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Thảo Trân, Lê Ngọc Thạch (2009) “Khảo sát tinh dầu vỏ trái và lá tắc (Fortunella japonica “) - Trường ĐH khoa học tự nhiên, ĐH quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Đề tài này tiến hành khảo sát tinh dầu vỏ trái và lá tắc, trên nhiều lĩnh vực: hiệu suất tối ưu theo các phương pháp ly trích, chỉ số vật lý và hoá học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học.
Đề tài tốt nghiệp Đại học “Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi
Năm Roi (Citrus grandis (L.) Osbeck var. grandis) bằng phương pháp chưng
cất lôi cuốn hơi nước” (2010) của Sinh viên Nguyễn Đắc Phát Trường Đại học Nha Trang.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình trong nước đều tập trung khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu và chưa nghiên cứu đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất chiết tinh dầu để làm cơ sở khoa học cho việc sản xuất trên quy mô công nghiệp.
Vì vậy, trong đề tài này, tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Xác lập điều kiện tối ưu cho việc tách chiết tinh dầu từ lá Quất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Áp dụng quy trình để thu nhận tinh dầu từ lá Quất. Đánh giá hiệu quả kinh tế của quy trình đã xây dựng.
- Xác định các chỉ số lý-hóa cơ bản và thành phần hóa học của sản phẩm. Từ đó, đánh giá chất lượng tinh dầu thu nhận được.
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu chính