Sơ đồ phân bố hệ số nhả nước tầng chứa nước qp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow (Trang 68 - 71)

tầng chứa nước qp

Bản đồ thuỷ đẳng cao và thuỷ đẳng áp của tầng chứa nước qh và qp được thành lập trên cơ sở tài liệu mực nước quan trắc. Được tổng hợp tính tốn từ hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc từ 1/2000. Các bản đồ này được sử dụng làm cơ sở thiết lập điều kiện mực nước ban đầu cho mơ hình.

Dữ liệu về giá trị bổ cập và bốc hơi: được xác định trên cơ sở tài liệu về lượng mưa, giá trị này được tính tốn bằng 10-15% giá trị lượng mưa thực tế (Lượng mưa trung bình năm từ 1.750-1.800mm/năm). Dữ liệu bốc hơi cũng được lấy tương tự như trên, giá trị lượng bốc hơi ngầm được giới hạn ở chiều sâu 3m tính từ bề mặt địa hình.

c. Dữ liệu về quá trình khai thác nước:

Trên cơ sở các tài liệu hiện có về dữ liệu khai thác nước (chương I), đã mơ hình hố chúng trong mơ hình đúng với điều kiện thực tế cả trên bình đồ và mặt cắt.

Các lỗ khoan khai thác tập trung sẽ được đưa vào mơ hình đúng như số liệu thực tế:

- lỗ khoan LK147 ở nhà máy xay Nam Định (có độ sâu 90, cơng suất khai thác là 150m3/ngày).

- Lỗ khoan LK161 vùng Cồn Thoi: sâu 100m, lưu lượng 0,5l/s (43,2m3/ngày) vào bể để sử dụng.

Các lỗ khoan khai thác nhỏ lẻ khơng thể hiện trực tiếp vào mơ hình vì khối lượng giếng khoan lớn mà nhóm thành các giếng khai thác nước tập trung có lưu lượng khai thác tập trung: Huyện Hải Hậu: 6 giếng, huyện Nam Trực: 1 giếng, huyện Xuân Trường 2 Giếng, huyện Trực Ninh: 2 giếng, huyện Nghĩa Hưng: 6 giếng. Chiều sâu của các lỗ khoan này đều được mô phỏng khai thác trong tầng qp. Để mơ phỏng chính xác hơn mơ hình thủy văn của vùng tôi thể hiện 6 lỗ khoan khai thác với lưu lượng lớn tại huyện Vũ Thư (Thái Bình) vào trong mơ hình, vì các lỗ khoan khai thác này ảnh hưởng đến trữ lượng của tầng Qp nên cần được tính tốn cùng.

d. Biên và điều kiện biên của mơ hình:

Trầm tích đệ tứ trong vùng nghiên cứu cũng như toàn đồng bằng được phân ra thành 2 tầng chứa nước lỗ hổng là qh và qp và khoảnh chứa nước trong phức hệ chứa nước khe nứt lỗ hổng không đều Neogen. Trên bề mặt một số vùng tồn tại lớp thấm nước yếu không liên tục, ngăn cách tầng qh và qp là lớp thấm nước yếu đôi chỗ lớp này bị bào mòn tạo thành các cửa sổ ĐCTV. Khoảnh chứa nước Neogen được mô phỏng nằm trực tiếp dưới tầng chứa nước qp. Do vậy, mỗi tầng chứa nước có biên và điều kiện biên khác nhau cả trên bình diện và mặt cắt:

-Tầng chứa nước qh:

Trên bình diện và trên lát cắt vùng lộ tầng chứa nước, dọc theo các đoạn sơng chính chạy qua vùng nghiên cứu, tuỳ theo mức độ quan hệ thuỷ lực với NDĐ xác định bằng tài liệu quan trắc đặt điều kiện biên loại III.

Q = (giá trị cung cấp thấm - Giá trị bốc hơi) x Diện tích phân bố.

Nằm dưới và trên chúng là lớp thấm nước yếu hay tầng chứa nước qp do vậy tồn tại một giá trị thấm xuyên thuộc biên loại III (W=f(DH)). Trị số mực nước trên biên được xác định theo tài liệu quan trắc của các trạm đo thuỷ văn và của mạng quan trắc Quốc gia. Trị số sức cản thấm C của các đoạn sông và hồ khác nhau được xác định theo các tài liệu đã nghiên cứu trước đây của lớp bùn đáy sông.

-Tầng chứa nước qp:

Tương tự như tầng qh, trên bình diện tầng chứa nước và trên mặt cắt, dọc các đoạn sơng chính thuộc hệ thống sơng Hồng, xét theo mức độ quan hệ thuỷ lực với NDĐ xác định bằng tài liệu quan trắc đặt điều kiện biên loại III. Ranh giới tiếp xúc với biển do vẫn bị che phủ bởi tầng qh nên cũng tồn tại điều kiện biên loại III. Trên mơ hình giá trị thấm xuyên được phản ảnh qua sự chênh cốt cao mực nước giữa các tầng.

Bên dưới tầng qp là tầng chứa nước Neogen, khoảnh chứa nước tốt quan hệ với tầng qp qua giá trị thấm xuyên khi có sự chênh cốt cao mực nước giữa các tầng, phần diện tích cịn lại được xem là khơng chứa nước nên mô phỏng là biên loại II (Q = 0). Trị số mực nước trên biên được xác định theo tài liệu quan trắc của các trạm đo thuỷ văn và của mạng quan trắc Quốc gia. Trị số sức cản thấm C của các đoạn sông và hồ khác nhau được xác định theo các tài liệu đã nghiên cứu trước đây của lớp bùn đáy sông .

-Tầng chứa nước Neogen:

Trên bình diện tầng này có mặt rộng khắp vùng nghiên cứu kéo dài ra biển, ở đây đặt điều kiện biên là biên loại II (Q = 0). Trên mặt cắt do tầng chứa nước bị phủ lên trên bởi tầng qp do đó tồn tại một giá trị thấm xun, trên mơ hình giá trị thấm xuyên được phản ảnh qua sự chênh cốt cao mực nước giữa các tầng. Phần bên dưới tầng chứa nước do mức độ nghiên cứu hết sức hạn chế nên được coi là không chứa nước tồn tại biên loại II Q = 0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ xâm nhập mặn do sử dụng quá mức nước ngầm trong vùng ven biển nam định bằng mô hình visual modflow (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)