CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm khai thác nước dưới đất trong vùng nghiên cứu
Tổng hợp kết quả khai thác nước phục vụ cho công nghiệp cũng như nông thôn cho thấy lượng nước khai thác nước trong vùng nghiên cứu là khá lớn vượt qua trữ lượng động trong tầng chứa nước qp của vùng nghiên cứu, do việc khoan và khai thác nước dưới đất ồ ạt ở những năm gần đây chính vì vậy đã làm cho mực nước hạ thấp dần, tồn vùng hình thành phễu hạ thấp mực nước, có trọng tâm là vùng Hải Hậu nơi mực nước đã ở độ sâu 9m cách mặt đất.
Theo tài liệu quan trắc, trước năm 1996 mực nước tầng qp nằm cao hơn mực nước tầng qh2 có nơi tự phun lên trên mặt đất, nhưng từ 1996 đến nay mực nước hạ
thấp dần với tốc độ 0,5-0,7m/năm (đồ thị dao động mực nước dưới đất LK 108a, 108b, 109a, 109b, 110a).
Trên thực tế tổng lượng khai thác nước trong tầng qp trong vùng nghiên cứu có lưu lương >80.000 m3/ ngày. Trong khi đó trữ lượng động của vùng nghiên cứu tầng qp lớn nhất là có lưu lượng <26.000 m3 và trữ lượng tĩnh có giá trị > 170.000 m3. Tầng chứa nước qp là tầng nước có áp nên theo khái niệm địa chất thủy văn khối lượng nước khai thác trong tầng có áp được gọi là khai thác quá mức nếu giá trị khai thác > trữ lượng động và 1/3 trữ lượng tĩnh thì lưu lượng khai thác của vùng nghiên cứu là chưa quá mức.
Nhưng theo cách hiểu khác: khi lưu lượng khai thác vượt quá trữ lượng bổ sung thì đã là khai thác quá mức. Trong khi đó:
Trữ lượng động = trữ lượng thốt ra – trữ lượng bổ sung
Mà trong trường hợp này trữ lượng khai thác của vùng nghiên cứu lớn hơn trữ lượng động của tầng chứa nước, vì vậy nên trữ lượng thốt ra khơng cân bằng với trữ lượng bổ sung trữ lượng nước khai thác trong vùng nghiên cứu là khai thác quá mức. Hậu quả của việc khai thác quá mức nước trong tầng qp gây ra các hiện tượng mực nước ngầm và phễu hạ thấp mực nước trong vùng diễn ra nhiều nơi như trên đã mô tả.
Việc khai thác nước dưới đất quá mức thường có những tác động tiêu cực đến môi trường như cạn kiệt nguồn nước trong tầng chứa nước, gây ra hiện tượng nhiễm mặn tại các vùng ven biển, nhiễm bẩn nước dưới đất, sụt lún nền đất.... Vùng ven biển thì vấn đề nhiễm mặn là đáng được quan tâm nhất bởi vì khai thác quá mức sẽ kéo theo xâm nhập mặn, làm dịch chuyển ranh giới mặn về phía cơng trình khai thác, vào sâu vùng lục địa.