Thông tin về chất thải của công ty CP vật liệu chịu lửa

Một phần của tài liệu Lưu vực sông cầu là một trong lưu vực lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như lịch sử phát triển KT XH nằm trong lưu vực (Trang 38)

TT Chất thải Đơn vị Lượng phát sinh

1 Nước thải sản xuất m3/ngày 460

2 Nước thải sinh hoạt m3/ngày 70

3 Khí thải, bụi - không xác định

4 Chất thải rắn sinh hoạt tấn/năm 50

e/ Các cơng trình bảo vệ mơi trường và xử lý chất thải

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các khu vực văn phòng, khu vệ sinh, nhà

tắm và nhà ăn ca trong Công ty. Lượng nước thải sinh hoạt của CBCNV trong Công ty khoảng ≤ 28 m3/ ngày. Nước thải khu vệ sinh được xử lý qua bể tự hoại và cũng được đấu nối với hệ thống thu gom nước thải của khu vực phía Nam thành phố.

Nước thải sản xuất: phát sinh từ quá trình làm mát động cơ và từ hệ thống lọc

bụi ướt của xưởng nguyên liệu, lượng thải khoảng 7 m3/ ngày. Nước thải từ hệ thống lọc bụi ướt được thu hồi bằng ống dẫn nước thải nối với phần dưới của thiết bị lọc bụi sau đó dẫn đến bể lắng. Nước thải của cơng ty chủ yếu là chất rắn tổng số, không chứa các kim loại năng như Pb, Cd và Zn...

Nước mưa chảy tràn: được thu gom bằng hệ thống cống rãnh ngầm sau đó

dẫn ra cống thốt nước chung. Tồn bộ nước thải của Công ty đều được đổ vào cống thốt nước chung của Cơng ty CP gang thép Thái Nguyên.

Bụi, Khí thải, tiếng ồn

Khí thải phát sinh từ 02 lò tuynel số 1 và lò tuynel số 2 được thốt qua ống khói cao 20 m đường kính ống  400mm sau đó thải ra ngồi. Bụi, khí thải từ Nhà máy sản xuất gạch MgO-C được thốt qua ống khói cao 30 m đường kính ống 

800mm. Bụi, khí thải phát sinh từ hầm sấy Cơng ty CP đặc chủng luyện kim được thoát qua ống khói cao 50 m đường kính ống  700mm. Khí thải lị 101m dùng

nhiên liệu khí than để nung gạch để tận dụng nhiệt thừa đã được CBCNV Công ty lắp đặt đường ống đưa nhiệt sang hầm sấy để sấy gạch , cao 50 m đường kính ống

 700mm. Như vậy, khí và bụi của cơng ty chủ u là thốt tự nhiên qua ống khói

và ra ngồi mơi trường mà chưa có hệ thống thu gom và xử lý.

Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ sinh hoạt được thu gom và đổ tập trung vào bãi tập kết chất thải trong khuôn viên Công ty.

Chất thải rắn sản xuất: phát sinh từ các bộ phận như phân xưởng vôi, phân xưởng sấy nung, kho thành phẩm bao gồm: đá thải, gạch phế thải, xỉ than. Đá thải

và xỉ than được thu gom rồi tái sử dụng lại nghiền làm bột xây dựng. Cơng ty khơng có số liệu báo cáo cụ thể về khối lượng phát sinh.

Các phế phẩm như gạch phế không đạt tiêu chuẩn xuất xưởng được Công ty tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Một phần chất thải rắn không thể tận dụng, được thu gom và vận chuyển đến bãi tập kết chất thải trong Cơng ty. Sau đó được các đơn vị có nhu cầu sử dụng chuyên chở ra khỏi bãi tập kết chất thải trong Công ty.

Chất thải nguy hại: Công ty đã đăng ký và được cấp sổ chủ nguồn thải CTNH mã số 19000052.T, ngày 3/12/2009. Công ty đã đăng ký các loại CTNH phát sinh trung bình tháng gồm: Dầu mỡ thải được thu gom vào các thùng đựng và lưu giữ tại kho. Giẻ lau dính dầu mỡ được cơng nhân thu gom, tận dụng để nhóm lị. Bóng đèn cháy hỏng được thu gom và tập kết trong kho vật tư Công ty.

1.4.4 Cơng ty CP cơ khí gang thép

a/ Thơng tin chung

Cơng ty CP Cơ khí Gang thép trước đây là Nhà máy Cơ khí Gang thép thuộc Công ty gang thép Thái nguyên, được xây dựng và đi vào sản xuất từ những năm 1961. Công ty là một trong những cái nôi đầu tiên của ngành cơ khí - luyện kim Việt Nam, trải qua 48 năm xây dựng phát triển, trưởng thành đến nay Cơng ty đã có hệ thống thiết bị đồng bộ từ khâu tạo phôi đến khâu gia cơng cơ khí, kiểm tra chất lượng hoàn chỉnh. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là chế tạo các phụ tùng vật tư phục vụ cho sửa chữa thay thế thiết bị của Công ty Gang thép Thái Nguyên, đúc, chế tạo trục cán, cán thép, đúc thép thỏi theo công nghệ truyền thống cấp cho các công ty khác. Tuy nhiên, cũng như một số đơn vị khác trong khu cơng nghiệp Lưu Xá, cơng ty CP cơ khí gang thép cũng bị liệt kê trong danh sách các đơn vị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Công ty đã hồn thành các cơng trình bảo vệ mơi trường và được chứng nhận theo Quyết định số 91/QĐ-STNMT ngày 12/4/2012 của Sở TNMT về việc chứng nhận Công ty CP cơ khí gang thép đã hoàn thành biện

pháp xử lý triệt để ô nhiễm nước thải theo QĐ số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

b/ Các nguyên, nhiên liệu sản xuất

Bảng 1.21: Nguồn nguyên, nhiên liệu của công ty CP cơ khí gang thép

TT Nguyên, nhiên liệu Đơn vị Số lượng

1 Thép phế các loại tấn/năm 21.048

2 Gang các loại tấn/năm 4.603

3 Than Quảng Ninh tấn/năm 67

4 Xăng Mogas lít/năm 6.281

5 Dầu Diezel lít/năm 57.468

6 Dầu cơng nghiệp các loại lít/năm 10.272

6 Điện triệu kwh/năm 18

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, biên bản kiểm tra năm 2010) [17]

b/ Thông tin về sản phẩm

Bảng 1.22: Nguồn nguyên, nhiên liệu của công ty CP cơ khí gang thép

TT Sản phẩm Đơn vị Số lượng

1 Phôi cán tấn/năm 23.216

2 Thép cán tấn/năm 858

3 Phụ tùng cơ khí tấn/năm 859

c/Thông tin về chất thải Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của Công ty được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại bao gồm 2 bể, có dung tích mỗi bể là 20 m3 và 15 m3 được bố trí tại khu vực văn phòng và khu vực nhà ăn tập thể của công ty.

Đối với nước thải sản xuất

Hiện nay, Cơng ty CP cơ khí Gang thép đã có hệ thống xử lý nước thải trị giá 2,9 tỉ đồng do công ty Gang thép chuyển giao lại. Do đặc thù sản xuất, nước thải của Cơng ty CP cơ khí Gang thép phát sinh từ một số cơng đoạn làm mát khoảng 1300m3/ngày đêm, vì vậy được xử lý để tái tuần hoàn lại cho sản xuất

Xử lý bùn thải và dầu thải:

Các chất lơ lửng có trong nước thải ban đầu được lắng sơ bộ tại bể lắng ngang, bùn thải của q trình đơng keo tụ được thu gom xuống đáy của bể lắng đứng, định kỳ mở van rút sang bể chứa bùn sau đó bơm sang máy ép bùn. Bùn khơ được thu gom về nơi quy định cùng chất thải rắn của Công ty. Nước từ máy ép bùn dẫn vào hệ thống thoát nước. Nước sau khi xử lý được đưa vào hệ thống thoát nước chung.

Dầu thải được máy gạt dầu gom về bầu chứa dầu sau đó xử lý

1.5. Sơ lƣợc về hệ thống sông Cầu

Sông Cầu là một trong những sơng chính của hệ thơng sơng Thái Bình với 47% diện tích tồn lưu vực. Sơng Cầu bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và điểm cuối cùng của con sơng này là Phả lại, Chí Linh, Hải Dương. Tổng chiều dài của sơng Cầu là 288km. Hệ thống sơng Cầu có khá nhiều phụ lưu và các dòng suối cung cấp nước cho hệ thống. Các nhánh sơng chính của lưu vực sơng Cầu bao gồm Sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Chợ Chu, sơng Thiếp...

Sơng Cầu nói chung và đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang báo động về tình trạng ơ nhiễm môi trường. Con sông nên thơ trước đây, nay đang “nghẹt thở” bởi vẫn phải hứng chịu nước thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường Thái Nguyên, lưu vực sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài khoảng trên 60km. Trong đó, đoạn qua thành phố Thái Ngun đang bị ơ nhiễm, bởi các nhà máy, xí nghiệp xả nước thải ra sơng.

Một trong những “thủ phạm” làm cho nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm là các cơ sở luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc trên địa bàn, với tổng lượng nước thải hơn 16.000 m3/ngày. Riêng khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m3

nước thải được đổ ra sơng Cầu. Nước thải phát sinh trong q trình sản xuất gang thép chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol, xianua, kim loại nặng...

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, lưu vực sông Cầu bị ô nhiễm nặng bởi trên 2.000 doanh nghiệp sản xuất hoá chất, luyện kim, chế biến thực phẩm, xây dựng… thuộc các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội. Khoảng 200 làng nghề nấu rượu, sản xuất đồ gốm, mạ kim loại, sản xuất giấy, tái chế phế thải…; hàng trăm cơ sở khai khoáng, tuyển quặng cũng xả nước thải ra sông. Chất lượng nước hệ thống sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Lưu vực sơng Cầu đoạn chảy qua TP Thái Ngun cịn bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, y tế và nước thải sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trong đó chiếm phần lớn là các đơn vị sản xuất luyện kim trong khu công nghiệp Lưu Xá. Theo báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường của tỉnh Thái Ngun, nước mặt và trầm tích đoạn sơng này hiện đang ơ nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và kim loại nặng.

Nhằm giải quyết thực trạng trên, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu (gọi tắt là Ủy ban sông Cầu) (do Chủ tịch UBND của một trong 6 tỉnh: Bắc

Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương làm Chủ tịch luân phiên) đã được thành lập.

Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã xử lý xong 8 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiếp tục đưa một số cơ sở mới vào danh sách đen. Đồng thời, tổ chức Hội nghị “Doanh nghiệp, doanh nhân với dịng sơng q hương” nhằm tơn vinh, khen thưởng những đơn vị có thành tích trong cơng tác bảo vệ mơi trường.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn nước thải sản xuất từ Khu công nghiệp Lưu Xá và nước mặt suối Cam Giá trước và sau điểm tiếp nhận nước thải, nước mặt và trầm tích sơng Cầu trước và sau điểm hợp lưu với suối Cam Giá.

Phạm vi nghiên cứu gồm: Toàn bộ nước thải công nghiệp khu công nghiệp Lưu Xá (các cửa xả và các nguồn thải nước thải), nước mặt suối Cam Giá (trước điểm tiếp nhận nước thải khu cơng nghiệp về phía thượng lưu 100m, trước khi hợp lưu với sông Cầu 100m (sau khi tiếp nhận nước thải), nước mặt và trầm tích sơng Cầu (trước điểm tiếp nhận nguồn nước suối Cam Giá về phía thượng lưu 100m và sau điểm hợp lưu với suối Cam Giá về phía hạ lưu 300m).

(Khơng thống kê nguồn nước thải sinh hoạt, do toàn bộ nước thải sinh hoạt

đã được phân luồng riêng và đấu nối với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt khu vực phía Nam của thành phố).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng chất lượng nước mặt và trầm tích sơng Cầu khu vực trước và sau điểm hợp lưu suối Cam Giá, hiện trạng nước mặt phụ lưu suối Cam Giá; hiện trạng chất lượng nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp.

- Thống kê các nguồn nước thải sản xuất chính, tính tốn thải lượng của một số kim loại nặng (Pb, Cd, Zn) phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy; hiện trạng xử lý và xả thải nước thải sản xuất trong khu công nghiệp...;

- Đánh giá diễn biến của một số kim loại nặng trong nước (Cd, Pb, Zn) và trầm tích theo thời gian, khơng gian và liên hệ với tình trạng sản xuất và xả thải của khu cơng nghiệp.

- Đề xuất biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất khu công nghiệp Lưu Xá nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước và trầm tích sơng Cầu.

Hình 2.2: Phạm vi khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu

S

ông C

u

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, thống kê, thu thập tài liệu

Chủ yếu là các tài liệu, số liệu, bản đồ, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Tài liệu thu thập được xử lý, lập thành bảng biểu, đồ thị và phân tích, phân loại để từ đó xác định những vấn đề cần đánh giá.

- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu bằng phương pháp tổng hợp các số liệu thống kê và điều tra phỏng vấn.

- Thu thập thông tin về các nguồn thải của khu vực nghiên cứu, bằng phương pháp tổng hợp tài liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, các báo cáo thường niên … các tài liệu này liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Số liệu có liên quan bao gồm: bản đồ mạng lưới sơng ngịi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, báo cáo quan trắc hiện trạng các đợt năm 2009 đến 2012, báo cáo kiểm sốt ơ nhiễm của các công ty trong khu công nghiệp Lưu Xá;

2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát đƣờng đi của chất thải.

Phương pháp này định mức sản phẩm và một số loại chất thải phát sinh ra khi đưa một đơn vị nguyên liệu đầu vào.

2.3.3. Phƣơng pháp tính tốn thải lƣợng

Tính tốn thải lượng các chất ô nhiễm căn cứ vào hàm lượng các chất ô nhiễm từ số liệu phân tích và lưu lượng dịng thải.

2.3.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm

Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường, lấy mẫu thực tế. Qua khảo sát thực tế tại các điểm dự kiến lấy mẫu, qua các yêu cầu về chất lượng mẫu và các chỉ tiêu cần phân tích, phương pháp lấy mẫu và phân tích như sau:

- Phương pháp lấy mẫu: Thực hiện theo các TCVN hiện hành, cụ thể:

Nước mặt được thực hiện theo TCVN 6663-6:2008 và bảo quản theo TCVN 6663-3:2008.

Nước thải được thực hiện TCVN 6663-10:2008 bảo quản theo TCVN 6663- 3:2008.

Mẫu trầm tích được thực hiện theo TCVN 6663-13:2000 và bảo quản theo TCVN 6663-15:2004.

+ Các vị trí lấy mẫu:

* Nước thải được lấy tại các cửa xả của các nhà máy trong khu công nghiệp Lưu Xá trước khi xả vào công thải chung của Công ty CP gang thép Thái Nguyên.

* Mẫu nước mặt được lấy 04 điểm, trong đó:

Trên suối Cam Giá thực hiện hai điểm tại các vị trí như sau: Trước điểm tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá 100m và sau khi tiếp nhận nước thải đoạn trước khi hợp lưu sông Cầu 100m.

Trên sông Cầu thực hiện hai điểm tại các vị trí như sau: Trước điểm hợp lưu với suối Cam Giá 100m và sau điểm hợp lưu với với suối Cam Giá 300m.

* Trầm tích được thực hiện trên sơng Cầu tại hai điểm Trước điểm hợp lưu với suối Cam Giá 100m và sau điểm hợp lưu với với suối Cam Giá 300m.

(Ghi chú: Các điểm thực hiện lấy mẫu này đều đã được thực hiện trong các

chương trình như quan trắc hiện trạng mơi trường tồn tỉnh Thái Nguyên, quan trắc giám sát mơi trường (hay cịn gọi là kiểm sốt ô nhiễm) của các doanh nghiệp)

- Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

Các mẫu lấy xong được bảo quản và mang về phịng thí nghiệm trong ngày. Đối với mẫu nước được thực hiện phân tích theo các phương pháp tại bảng 2.1, đối với mẫu trầm tích phải qua hong khơ tự nhiên, nghiền nhỏ và được công phá trong thiết microwave cùng với axit nitric sau đó đem phân tích theo các phương pháp tại bảng 2.1.

Bảng 2.1: Phương pháp phân tích

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích

1 pH TCVN 6492:2011 2 DO TCVN 7325:2004 3 BOD5 APHA 5210B-2005 4 COD APHA5220D-2005 5 TSS APHA 2540D-2005 6 As APHA 3113:2005 7 Cd APHA 3113:2005 8 Pb APHA 3113:2005 9 Hg APHA3112B:2005

Một phần của tài liệu Lưu vực sông cầu là một trong lưu vực lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như lịch sử phát triển KT XH nằm trong lưu vực (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)