Nguồn nguyên, nhiên liệu của công ty CP cơ khí gang thép

Một phần của tài liệu Lưu vực sông cầu là một trong lưu vực lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như lịch sử phát triển KT XH nằm trong lưu vực (Trang 41 - 49)

TT Sản phẩm Đơn vị Số lượng

1 Phôi cán tấn/năm 23.216

2 Thép cán tấn/năm 858

3 Phụ tùng cơ khí tấn/năm 859

c/Thơng tin về chất thải Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của Công ty được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại bao gồm 2 bể, có dung tích mỗi bể là 20 m3 và 15 m3 được bố trí tại khu vực văn phịng và khu vực nhà ăn tập thể của công ty.

Đối với nước thải sản xuất

Hiện nay, Công ty CP cơ khí Gang thép đã có hệ thống xử lý nước thải trị giá 2,9 tỉ đồng do công ty Gang thép chuyển giao lại. Do đặc thù sản xuất, nước thải của Cơng ty CP cơ khí Gang thép phát sinh từ một số công đoạn làm mát khoảng 1300m3/ngày đêm, vì vậy được xử lý để tái tuần hoàn lại cho sản xuất

Xử lý bùn thải và dầu thải:

Các chất lơ lửng có trong nước thải ban đầu được lắng sơ bộ tại bể lắng ngang, bùn thải của q trình đơng keo tụ được thu gom xuống đáy của bể lắng đứng, định kỳ mở van rút sang bể chứa bùn sau đó bơm sang máy ép bùn. Bùn khơ được thu gom về nơi quy định cùng chất thải rắn của Công ty. Nước từ máy ép bùn dẫn vào hệ thống thoát nước. Nước sau khi xử lý được đưa vào hệ thống thoát nước chung.

Dầu thải được máy gạt dầu gom về bầu chứa dầu sau đó xử lý

1.5. Sơ lƣợc về hệ thống sơng Cầu

Sơng Cầu là một trong những sơng chính của hệ thơng sơng Thái Bình với 47% diện tích tồn lưu vực. Sơng Cầu bắt nguồn từ núi Văn Ôn, chảy qua huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và điểm cuối cùng của con sơng này là Phả lại, Chí Linh, Hải Dương. Tổng chiều dài của sông Cầu là 288km. Hệ thống sơng Cầu có khá nhiều phụ lưu và các dịng suối cung cấp nước cho hệ thống. Các nhánh sông chính của lưu vực sơng Cầu bao gồm Sơng Cầu, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Nghinh Tường, sông Đu, sông Chợ Chu, sông Thiếp...

Sơng Cầu nói chung và đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên nói riêng đang báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường. Con sông nên thơ trước đây, nay đang “nghẹt thở” bởi vẫn phải hứng chịu nước thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường Thái Nguyên, lưu vực sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài khoảng trên 60km. Trong đó, đoạn qua thành phố Thái Nguyên đang bị ô nhiễm, bởi các nhà máy, xí nghiệp xả nước thải ra sơng.

Một trong những “thủ phạm” làm cho nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm là các cơ sở luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc trên địa bàn, với tổng lượng nước thải hơn 16.000 m3/ngày. Riêng khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m3

nước thải được đổ ra sông Cầu. Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất gang thép chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, phenol, xianua, kim loại nặng...

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, lưu vực sông Cầu bị ô nhiễm nặng bởi trên 2.000 doanh nghiệp sản xuất hoá chất, luyện kim, chế biến thực phẩm, xây dựng… thuộc các tỉnh, thành như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội. Khoảng 200 làng nghề nấu rượu, sản xuất đồ gốm, mạ kim loại, sản xuất giấy, tái chế phế thải…; hàng trăm cơ sở khai khoáng, tuyển quặng cũng xả nước thải ra sông. Chất lượng nước hệ thống sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Lưu vực sơng Cầu đoạn chảy qua TP Thái Ngun cịn bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, y tế và nước thải sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trong đó chiếm phần lớn là các đơn vị sản xuất luyện kim trong khu công nghiệp Lưu Xá. Theo báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường của tỉnh Thái Ngun, nước mặt và trầm tích đoạn sơng này hiện đang ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và kim loại nặng.

Nhằm giải quyết thực trạng trên, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu (gọi tắt là Ủy ban sông Cầu) (do Chủ tịch UBND của một trong 6 tỉnh: Bắc

Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương làm Chủ tịch luân phiên) đã được thành lập.

Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã xử lý xong 8 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiếp tục đưa một số cơ sở mới vào danh sách đen. Đồng thời, tổ chức Hội nghị “Doanh nghiệp, doanh nhân với dịng sơng q hương” nhằm tơn vinh, khen thưởng những đơn vị có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn nước thải sản xuất từ Khu công nghiệp Lưu Xá và nước mặt suối Cam Giá trước và sau điểm tiếp nhận nước thải, nước mặt và trầm tích sơng Cầu trước và sau điểm hợp lưu với suối Cam Giá.

Phạm vi nghiên cứu gồm: Toàn bộ nước thải công nghiệp khu công nghiệp Lưu Xá (các cửa xả và các nguồn thải nước thải), nước mặt suối Cam Giá (trước điểm tiếp nhận nước thải khu cơng nghiệp về phía thượng lưu 100m, trước khi hợp lưu với sông Cầu 100m (sau khi tiếp nhận nước thải), nước mặt và trầm tích sơng Cầu (trước điểm tiếp nhận nguồn nước suối Cam Giá về phía thượng lưu 100m và sau điểm hợp lưu với suối Cam Giá về phía hạ lưu 300m).

(Không thống kê nguồn nước thải sinh hoạt, do toàn bộ nước thải sinh hoạt

đã được phân luồng riêng và đấu nối với hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt khu vực phía Nam của thành phố).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng chất lượng nước mặt và trầm tích sơng Cầu khu vực trước và sau điểm hợp lưu suối Cam Giá, hiện trạng nước mặt phụ lưu suối Cam Giá; hiện trạng chất lượng nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp.

- Thống kê các nguồn nước thải sản xuất chính, tính tốn thải lượng của một số kim loại nặng (Pb, Cd, Zn) phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy; hiện trạng xử lý và xả thải nước thải sản xuất trong khu công nghiệp...;

- Đánh giá diễn biến của một số kim loại nặng trong nước (Cd, Pb, Zn) và trầm tích theo thời gian, khơng gian và liên hệ với tình trạng sản xuất và xả thải của khu công nghiệp.

- Đề xuất biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất khu công nghiệp Lưu Xá nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm nước và trầm tích sơng Cầu.

Hình 2.2: Phạm vi khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu

S

ông C

u

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp điều tra, thống kê, thu thập tài liệu

Chủ yếu là các tài liệu, số liệu, bản đồ, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Tài liệu thu thập được xử lý, lập thành bảng biểu, đồ thị và phân tích, phân loại để từ đó xác định những vấn đề cần đánh giá.

- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu bằng phương pháp tổng hợp các số liệu thống kê và điều tra phỏng vấn.

- Thu thập thông tin về các nguồn thải của khu vực nghiên cứu, bằng phương pháp tổng hợp tài liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường, các báo cáo thường niên … các tài liệu này liên quan đến nội dung nghiên cứu.

Số liệu có liên quan bao gồm: bản đồ mạng lưới sơng ngịi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, báo cáo quan trắc hiện trạng các đợt năm 2009 đến 2012, báo cáo kiểm sốt ơ nhiễm của các công ty trong khu công nghiệp Lưu Xá;

2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát đƣờng đi của chất thải.

Phương pháp này định mức sản phẩm và một số loại chất thải phát sinh ra khi đưa một đơn vị nguyên liệu đầu vào.

2.3.3. Phƣơng pháp tính tốn thải lƣợng

Tính tốn thải lượng các chất ô nhiễm căn cứ vào hàm lượng các chất ô nhiễm từ số liệu phân tích và lưu lượng dịng thải.

2.3.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm

Gồm các hoạt động khảo sát hiện trường, lấy mẫu thực tế. Qua khảo sát thực tế tại các điểm dự kiến lấy mẫu, qua các yêu cầu về chất lượng mẫu và các chỉ tiêu cần phân tích, phương pháp lấy mẫu và phân tích như sau:

- Phương pháp lấy mẫu: Thực hiện theo các TCVN hiện hành, cụ thể:

Nước mặt được thực hiện theo TCVN 6663-6:2008 và bảo quản theo TCVN 6663-3:2008.

Nước thải được thực hiện TCVN 6663-10:2008 bảo quản theo TCVN 6663- 3:2008.

Mẫu trầm tích được thực hiện theo TCVN 6663-13:2000 và bảo quản theo TCVN 6663-15:2004.

+ Các vị trí lấy mẫu:

* Nước thải được lấy tại các cửa xả của các nhà máy trong khu công nghiệp Lưu Xá trước khi xả vào công thải chung của Công ty CP gang thép Thái Nguyên.

* Mẫu nước mặt được lấy 04 điểm, trong đó:

Trên suối Cam Giá thực hiện hai điểm tại các vị trí như sau: Trước điểm tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Lưu Xá 100m và sau khi tiếp nhận nước thải đoạn trước khi hợp lưu sông Cầu 100m.

Trên sơng Cầu thực hiện hai điểm tại các vị trí như sau: Trước điểm hợp lưu với suối Cam Giá 100m và sau điểm hợp lưu với với suối Cam Giá 300m.

* Trầm tích được thực hiện trên sơng Cầu tại hai điểm Trước điểm hợp lưu với suối Cam Giá 100m và sau điểm hợp lưu với với suối Cam Giá 300m.

(Ghi chú: Các điểm thực hiện lấy mẫu này đều đã được thực hiện trong các

chương trình như quan trắc hiện trạng mơi trường tồn tỉnh Thái Nguyên, quan trắc giám sát mơi trường (hay cịn gọi là kiểm sốt ô nhiễm) của các doanh nghiệp)

- Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

Các mẫu lấy xong được bảo quản và mang về phịng thí nghiệm trong ngày. Đối với mẫu nước được thực hiện phân tích theo các phương pháp tại bảng 2.1, đối với mẫu trầm tích phải qua hong khơ tự nhiên, nghiền nhỏ và được công phá trong thiết microwave cùng với axit nitric sau đó đem phân tích theo các phương pháp tại bảng 2.1.

Một phần của tài liệu Lưu vực sông cầu là một trong lưu vực lớn ở nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên thiên nhiên cũng như lịch sử phát triển KT XH nằm trong lưu vực (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)