Bản đồ hành chính và phân bố khu vực dân cư hạ du hồKẻ Gỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng hồ kẻ gỗ tỉnh hà tĩnh và đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả, giảm thiểu rủi ro (Trang 31 - 38)

2.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực hồ chứa

2.1.1.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên – kinh tế tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc Duyên Hải Bắc Trung Bộ, nằm phía Đơng dãy Trường Sơn, có địa hình hẹp dốc dần từ Tây sang Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khamuame của Lào, phía Đơng giáp Biển Đơng với chiều dài đường biển là 137 km. Địa hình đa dạng, bao gồm vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển; địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sơng suối [23].

Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 599.782 ha, trong đó 9.695 ha đất ở; 130.117 ha đất nông nghiệp; 351.891 ha đất lâm nghiệp; 44.857 ha đất chuyên dùng [6].

Hà Tĩnh nằm trong khí hậu có nhiệt đới gió mùa với đặc trưng khí hậu Miền Bắc có mùa đơng lạnh. Đặc điểm chung của khí hậu Hà Tĩnh là nóng ẩm (độ ẩm trung bình năm 84 – 86%), mưa nhiều với 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao, vào khoảng 23,6 – 24,6ºC. Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 2.000 – 2.700 mm, số ngày mưa từ 140 – 160 ngày/năm. Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở Miền Trung, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, cịn lại các vùng khác có lượng mưa bình qn hàng năm đều trên 2.000 m, cá biệt có nơi trên 3.000 mm [23]. Đây cũng là một trong những vùng gió Tây khơ nóng (hay cịn gọi là gió Lào) xuất hiện nhiều và mạnh nhất nước ta, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 và mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 7.

Hà Tĩnh có nhiều sơng chảy qua nhưng hầu hết là sông ngắn, dài nhất là sông Ngàn Sâu 137 km, ngắn nhất là sơng Cày 9km. Sơng ngịi ở Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:

- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực 2.061 km2, có nhiều nhánh sơng bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.

- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.

- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có nhóm Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng.

Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước cùng với hệ thống trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.

Với biên độ triều của các sông vùng hạ du nhỏ nên không xuất hiện các vùng nước cao do triều. Nước dâng cao chủ yếu do lũ từ thượng lưu các sông hồ đập chứa nước đổ về. Mùa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn dốc xuống các thung lũng hẹp, nước sông dâng lên rất nhanh gây lũ lớn, ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ.

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên khơng mấy thuận lợi cho q trình sản xuất và hoạt động sống của con người. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng liên tục gây hạn hán vào mùa khô và lương mưa tăng mạnh gây ngập lụt trên diện rộng vào mùa mưa. Hàng năm tỉnh Hà Tĩnh chịu nhiều ảnh hưởng của bão, khi có mưa bão thường bị ngập úng, lũ lụt kéo dài, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Tiềm năng kinh tế: Theo thống kê của Sở tài Nguyên và Môi Trường Hà Tĩnh, dân số tồn tỉnh tính đến năm 2011 là 1.229.300 người, 84% dân số sống ở vùng nông thôn và lao động nông nghiệp chiếm 63%. Khu kinh tế Vũng Áng nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh có diện tích tự nhiên 22.781 ha. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ổn định qua các năm, thể hiện ở Bảng 1 dưới đây.

Với dân số trẻ trên 52,6 % trong độ tuổi lao động, trong đó có trên 20% đã được đào tạo; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn lực dồi dào, bổ sung cho lực lượng lao động. Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.

Bảng 1: Tổng giá trị sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh (theo giá so sánh) qua các năm của tỉnh Hà Tĩnh (theo giá so sánh) qua các năm

Đơn vị tính: Giá trị (triệu đồng); chỉ số (%)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản phẩm 4.708.209 5.116.283 5.646.404 6.154.225 6.747.493 Chỉ số phát triển 109,52 108,67 110,36 108,99 109,64 Nông, lâm, ngư nghiệp 101,39 95,87 106,78 101,67 96,50 Công nghiệp và xây dựng 121,52 117,25 114,32 118,01 118,43 Dịch vụ 109,96 114,64 110,24 107,61 111,74

Hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Nhiều cơng trình thủy lợi lớn đang được triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất. Bên cạnh đó, bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp là tiềm năng tốt để thu hút đầu tư các ngành du lịch, dịch vụ, quy hoạch thành các khu du lịch sinh thái biển.

Ngồi ra, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đài tưởng niệm 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc, Lăng mộ Đại thi Hào Nguyễn Du, Lăng mộ Cố Tổng Bí thư Trần Phú,…

Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Cao độ cao nhất là +10 m, cao độ thấp nhất là +2,5 m, cao độ bình quân là +4m.

2.1.1.2. Huyện Thạch Hà

Thạch Hà là một huyện duyên hải, nằm về 2 phía của thành phố Hà Tĩnh. Huyện có diện tích tự nhiên 35.503,78 ha được tách làm hai phần nằm về hai phía Đơng và Tây của thành phố Hà Tĩnh. Dân số năm 2010 là 133.045 người, mật độ dân số375 người/km2. Thị trấn Thạch Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Thạch Hà, nằm cách thành phố Hà Tĩnh 5 km [21].

Huyện Thạch Hà có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm liền kề về hai phía của thành phố Hà Tĩnh nên có điều kiện phát triển theo hướng đơ thị hóa của thành phố. Hệ thống giao thơng khá hồn chỉnh, đặc biệt có quốc lộ 1A, đường cao tốc Hà Nội – Vinh – Vũng Áng, đây là điểm thuận lợi cho Thạch Hà trong việc mở rộng quan hệ giao thương với các vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung.

Dân số năm 2010 có 133.045 người, trong đó dân số khu vực nông thôn chiếm tỉ lệ cao (từ 93 – 94%). Đến nay tồn huyện có 86 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 45 di tích được xếp hạng và cấp bằng, 5 di tích xếp hạng Quốc gia [21].

Thạch Hà có lượng mưa khá lớn, bình quân hàng năm vào khoảng 2.642 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố khơng đồng đều trong năm nên có tháng xảy ra khơ hạn, có tháng xảy ra lũ lụt. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè và mùa thu, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và tháng 10, thấp nhất là tháng 2 và 3. Chế độ thủy văn huyện Thạch Hà chủ yếu chịu ảnh hưởng chính của các sơng, biển trên địa bàn. Các sơng hàng năm đổ ra biển (qua Cửa Sót) từ 36 – 40 triệu m3 nước, do chảy trên địa hình tương đối bằng phẳng và gần cửa biển nên khi có lũ lụt thì thời gian ngập ngắn, nước có thể rút hết trong vòng 3 – 4 ngày. Mạng lưới sơng ngịi tại hun Thạch Hà đều xuất phát từ sườn Đông của dãy Trường Sơn và đổ ra Biển Đông. Do đặc điểm địa hình nên các con sơng ở đây thường ngắn, hạ lưu thường bị ảnh hưởng của thủy triều cộng với khí hậu thời tiết nên thường gây lũ lụt và hạn hán. Trong các tháng mùa khô, mực nước sông xuống thấp, gặp triều cường nên nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Tháng 6/2010, tồn tỉnh Hà Tĩnh có 10.394 ha bị khơ hạn (trong đó có 3.760 ha bị hạn nặng) thì Thạch Hà có 1.700 ha bị khơ hạn, trong đó có 1.000 ha bị hạn nặng tập trung vùng phía Bắc huyện Thạch Hà. Tháng 10/2010 có 31/31 xã của Thạch Hà đều bị ngập, trong đó có 1.500 hộ gia đình có giếng nước và hơn 1.000 cơng trình vệ sinh bị ngập [21].

2.1.1.3. Huyện Cẩm Xuyên

Huyện Cẩm Xuyên nằm phía nam Thành phố Hà Tĩnh, có tổng diện tích tự nhiên là 63.649,01 ha. Thị trấn Cẩm Xuyên là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện, cách trung tâm Thành phố Hà Tĩnh 14 km về phía Đơng Nam [20].

Huyện Cẩm Xuyên nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối bởi các yếu tố địa hình sườn Đơng Trường Sơn nên có sự phân hóa rất khắc nghiệt. Có 2 mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 8) và mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau). Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn (trên 2000 mm) nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (chiến khoảng 74% tổng lượng). Hàng năm, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão và áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn, lụt lội, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông, suối khá dày đặc, ngồi ra cịn do thủy triều bởi huyện có 18 km bờ biển [20].

Huyện Cẩm Xuyên có nguồn nước mặt khá dồi dào nhờ hệ thống sông suối, kênh mương dày đặc và nhiều hồ đập lớn, đặc biệt là cơng trình đại thủy nơng Kẻ Gỗ. Hầu hết sơng ngịi ở huyện đều xuất phát từ sườn Đông của dãy Trường Sơn và đổ ra biển, do đặc điểm địa hình nên các con sơng ở đây thường ngắn, dốc, hạ lưu thường bị ảnh hưởng bởi thủy triều. Trong các tháng mùa khô từ tháng 3 đến tháng 7, mực nước sông xuống thấp, gặp triều cường nước mặn xâm nhập vào sâu trong đât liền đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số của huyện là 142.141 người với 39.508 hộ, trong đó 91,33% sống ở khu vực nông thôn. Mật độ trong bình là 221

người/km2 nhưng phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu là ở xã Cẩm Nhượng (2.928 người/km2). Diện tích đất nơng nghiệp là 47.716,93 ha, đất phi nơng nghiệp là 11.312,68 ha, có 4.619,4 ha đất chưa sử dụng [20].

Hiện nay, hệ thống thủy lợi của huyện tương đối hoàn chỉnh, ngoài hồ Kẻ Gỗ, trên địa bàn huyện hiện cịn 3 hồ chứa có dung tích lớn là hồ Sơng Rác, hồ Bộc Nguyên, hồ Thượng Tuy, với hệ thống các kênh dẫn nước từ các hồ này được đưa về tưới cho đồng ruộng cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho đại đa số dân cư của huyện. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của huyện đã đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên do nhiều cơng trình được đầu tư xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp, hiệu suất giảm nên phần nào cũng gây ra những khó khăn nhất định cho công tác thủy lợi của huyện. Nhiều hệ thống hồ đập chưa phát huy hết công suất, đê ngăn mặn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến nhiều khu vực bị nhiễm mặn, hiện tượng hạn hán, úng lụt vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số nơi gây hạn chế lớn cho sản xuất.

Những cơn bão hàng năm không chỉ gây tổn thất to lớn về kinh tế cho địa phương mà cịn là ngun nhân gây ơ nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sau khi bão lũ đi qua, người dân vùng bị thiên tai luôn phải đối mặt với hai vấn đề chính, đó là nỗi lo về mơi trường bị ô nhiễm và nỗi lo về nước sạch để sử dụng sinh hoạt. Hầu hết người dân vùng nông thôn Hà Tĩnh đang sử dụng nguồn nước chủ yếu là giếng khoan, giếng khơi để phục vụ cho sinh hoạt; khi bão lũ về, nhà cửa, ruộng vườn bị ngập nước lũ, kéo theo bùn đất, rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước sử dụng, nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất lớn.

2.1.2. Khái quát chung Hồ Kẻ Gỗ

Kẻ Gỗ là hồ chứa nhân tạo lớn nhất Miền Trung, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 20 km về phía Tây. Cơng trình được khởi công xây dựng từ năm 1976 đến năm 1978 bắt đầu tích nước. Năm 1983 cơng trình hồn thành và chính thức đưa vào khai thác, sử dụng. Hồ dài 29 km với

dung tích tối đa là 425 triệu m3. Hồ có nhiệm vụ tích nước tưới cho đất canh tác của hai huyện Thạch Hà và Cẩm Xun, kết hợp ni cá và phịng chống lũ cho hạ du. Vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ là các khu dân cư tập trung, đơng đúc, trong đó có thành phố Hà Tĩnh – trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh. Vì vậy hồ Kẻ Gỗ đã được xếp vào một trong những cơng trình quan trọng cấp quốc gia.

Hồ Kẻ Gỗ nằm trong vùng núi của các huyện Thạch Hà, Hương Khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh thuộc dãy Hồng Sơn. Lưu vực hồ Kẻ Gỗ có 2 giai đoạn mưa, giai đoạn sớm của lũ vào đầu tháng 5 và giai đoạn 2 là lũ chính vụ thường bị chậm 1 hoặc 2 tháng so với các khu vực khác. Giai đoạn lũ chính vụ thường bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 11, mùa mưa kéo dài sáu hoặc bảy tháng trong năm. Có hơn 70% tổng lượng dòng chảy tập trung vào năm tháng mùa mưa và chỉ có 30% cịn lại tập trung vào mùa khơ. Mơ đun dịng chảy năm từ 40 – 50 l/s-km2 và tiềm năng nguồn nước ở lưu vực là rất lớn. Lưu lượng trung bình đo tại trạm thủy văn Kẻ Gỗ là 13,6 m3/s, tần suất lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 10. Ngoài ra hồ Kẻ Gỗ cũng mang đặc tính thủy văn ảnh hưởng của lưu vực sông Rào Cái [8].

Sau khi xây dựng hồ Kẻ Gỗ, dịng chảy sơng đã ảnh hưởng mạnh bởi chế độ thủy triều ở hạ lưu, biên độ triều dao động từ 1,5-2 m và có thể đạt tới 3m trong một số trường hợp triều dâng cao đồng thời có lũ. Vào mùa khơ, nước khơng chảy được tới vùng tưới ở hạ lưu và xâm nhập mặn kênh chính tới 8km.

0 5 10 15 20 25 30 35 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng hồ kẻ gỗ tỉnh hà tĩnh và đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả, giảm thiểu rủi ro (Trang 31 - 38)