Nhu cầu dùng nước tưới hàng năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng hồ kẻ gỗ tỉnh hà tĩnh và đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả, giảm thiểu rủi ro (Trang 58 - 60)

Có thể thấy, nhu cầu dùng nước tưới thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Nhu cầu lớn nhất là tầm tháng 5 và tháng 6, là thời điểm khơ nóng và hạn hán. Tháng 10 là tháng có nhiều trận mưa lũ nên gần như khơng có nhu cầu tưới từ hồ Kẻ Gỗ.

3.2.2. Trạm thủy điện Kẻ Gỗ

Trạm thủy điện Kẻ Gỗ có cơng suất 3MW, được khởi công từ năm 2008 và hồn thành năm 2012, do Cơng ty Cổ phần thủy điện Kẻ Gỗ làm chủ đầu tư.

Nguyên lý vận hành: Lợi dụng cột nước và lưu lượng tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp chảy qua cống lấy nước, qua 3 tua bin để phát điện. Lưu lượng thủy điện là 22,5 m3/s, gồm 3 tố máy (7,5 m3/tổ).

(triệu m3

3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ KẺ GỖ GỖ

3.3.1. Cơng tác bảo trì, bảo dưỡng

Cơng ty TNHH Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý và vận hành, bảo dưỡng định kỳ theo quy trình quy phạm hiện hành, đơn vị phụ trách trực tiếp quản lý vận hành hồ là Trạm đầu mối Kẻ Gỗ gồm 25 người. Việc bảo trì các cơng trình thuỷ lợi một cách kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo sự vận hành bền vững của hệ thống. Việc bảo trì có thể được phân loại thành 4 nhóm sau đây:

(1) Bảo trì thơng thường (mang tính phịng ngừa) (2) Bảo trì định kỳ (theo kế hoạch)

(3) Bảo trì/ tu sửa khẩn cấp (khơng có kế hoạch) (4) Bảo trì những phần việc đã trì hỗn.

Bảo trì thơng thường là hoạt động có kế hoạch, được thực hiện thường xuyên

đối với các hư hại của kênh nhỏ như dọn cỏ rác, chỉnh trang lại các viên đá gia cố, sửa các rãnh tiêu nước mưa hoặc các xói mịn bờ kênh, làm sạch cửa van, tra dầu mỡ cửa van và nạo vét lắng đọng quanh các cơng trình hoặc trong kênh nhỏ. Cơng việc này được thực hiện một cách thường xuyên, không cần khảo sát, nhằm giữ cho cơng trình được sạch và ngăn ngừa những hư hỏng lớn hơn không lường trước được.

Bảo trì định kỳ là hoạt động có kế hoạch, được thực hiện trong một khoảng

thời gian nhất định đối với các hư hỏng lớn hơn, ví dụ: nạo vét bùn cát lắng đọng ở các kênh lớn hơn, tu sửa bờ kênh, tu sửa phần gia cố bê tông, sơn sửa hoặc thay thế cửa van, tu sửa đường quản lý, nhà và các trang thiết bị quản lý, xe ô tô,…

Đối với các máy móc, thiết bị cơ khí: tra dầu ít nhất 2 lần/ năm vào đầu mỗi vụ sản xuất; vặn xiết chặt ít nhất 1lần/ năm; sơn 5 năm/ 1 lần; thay joăng cao su 5 năm/ 1 lần; thay phụ tùng gối đỡ 10 năm; thay các cửa nhỏ 20 năm;đại tu cửa lớn 20 năm.

Bảo trì khẩn cấp ngồi kế hoạch và thường xảy ra đối với những hư hỏng lớn

do các yêu tố bất thường của thời tiết hoặc các tác động phá hoại của con người hoặc động vật.

Bảo trì những việc đã bị trì hỗn bao gồm bất kỳ cơng việc bảo trì nào bị tồn

đọng lại vì lý do nào đó đã phải trì hỗn. Việc bảo trì bị trì hỗn thường tốn kém hơn bảo trì thơng thường.

Hiện nay Cơng ty TNHH Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang thực hiện cơng tác bảo trì theo đúng các quy định hiện hành.

3.3.2. Công tác vận hành xả lũ

Trước mỗi đợt xả lũ, Công ty đều làm thông báo gửi đến Chính quyền các địa phương (huyện, xã) và thơng báo trên Đài truyền hình tỉnh trước từ 1 đến 2 ngày về thời gian và lưu lượng xả. Các thơn, xóm sẽ thơng báo cho nhân dân địa phương trên đài truyền thanh thôn, xóm biết để nhân dân chủ động ứng phó.

Trong quá trình xả lũ nếu mưa to, mực nước hồ dâng cao làm mất an tồn cơng trình sẽ xả bổ sung, vì thời gian gấp nên chỉ thông báo trước được từ 1 đến 2 tiếng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng hồ kẻ gỗ tỉnh hà tĩnh và đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả, giảm thiểu rủi ro (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)