Khái quát tình hình quản lý đất đai khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

2.2.1. Thực hiện luật đất đai và các văn bản pháp luật

Về công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai, UBND Huyện Bình Chánh đã tổ chức thực hiện thơng qua nhiều hình thức, đặc biệt là kể từ năm 2004 (sau khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực) như: tổ chức tuyên truyền, tập huấn về các nội dung liên quan đến Luật đất đai (44 buổi về các văn bản pháp luật với 4.366 lượt người tham dự), tổ chức 06 hội thi tìm hiểu Luật đất đai năm 2003 (với 1.161 người tham dự). Cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hỏi – đáp có liên quan đến lĩnh vực đất đai cho các đơn vị liên quan.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Huyện cũng đã ban hành nhiều kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn. Gần đây, trong điều kiện là một huyện vùng ven, huyện Bình Chánh đang chịu tác động lớn của tiến trình đơ thị hóa, với tình hình vi phạm về đất đai (xây dựng khơng phép) cịn phức tạp, nhằm chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai và xây dựng trên địa bàn, UBND Huyên đã ban hành Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND ngày 10/6/2010 và đã sơ kết một năm thực hiện với kết quả kéo giảm số vụ vi phạm hơn 14%.

2.2.2. Quản lý theo địa giới hành chính:

Năm 2001 (trước khi chia tách), huyện Bình Chánh có 19 xã và 1 thị trấn (thị trấn An Lạc), với diện tích tự nhiên khoảng 30.303ha. Đến tháng 12 năm 2003, thực hiện Nghị định số 30/2003/NĐ-CP về chia tách địa giới hành chính để thành lập quận Bình Tân (gồm 3 xã và 1 thị trấn), huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên còn lại 25.255,29ha, bao gồm 15 xã và 1 thị trấn; trong đó, xã có diện tích lớn nhất là xã Lê Minh Xn 3.508,87ha, xã có diện tích nhỏ nhất là An Phú Tây 586,58ha.

Trên địa bàn Huyện có 88 tuyến địa giới hành chính cấp xã, với tổng chiều dài 267.239m, trong đó số tuyến trùng lên địa giới hành chính của tỉnh là 20 tuyến, trùng lên địa giới hành chính của Huyện là 23 tuyến. Tình hình tuyến địa giới hành chính giữa Huyện và các địa phương khác tương đối ổn định.

Trên tuyến địa giới hành chính các cấp của Huyện có 29 cột mốc được cắm trên địa bàn thuộc Huyện quản lý, trong đó có 06 mốc cấp tỉnh, 03 mốc cấp huyện và 20 mốc cấp xã.

2.2.3. Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Việc thực hiện công tác khảo sát, đo đạc, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Bình Chánh đã được Sở Tài ngun và Mơi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân Huyện triển khai từ năm 2003, đến năm 2006 đã hồn thành và nghiệm thu chính thức áp dụng bản đồ địa chính chính quy (theo tọa độ VN2000) trên địa bàn toàn Huyện gồm 15 xã và thị trấn Tân Túc với tổng số 1.323 tờ bản đồ.

+ Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Công tác lập Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thực hiện định kỳ 05 năm một lần trên cơ sở kết quả tổng kiểm kê đất đất đai. Đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2010. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập trên cơ sở bản đồ địa chính số. Nội dung bản đồ thể hiện tính chính xác và độ tin cậy cao, đã giúp cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và theo dõi những biến động đất đai.

2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Từ năm 2001 đến 2003 (trước khi chia tách Huyện): trong giai đoạn này, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chỉ tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn Huyện, không lập quy hoạch sử dụng đất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số 4067/UB-ĐT ngày 15 tháng 11 năm 2001 về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố.

Từ năm 2004 đến 2005 (sau khi chia tách Huyện):

+ Năm 2004, Ủy ban nhân dân Huyện lập kế hoạch sử dụng đất (Tờ trình số 02/UB-QLĐT ngày 07 tháng 01 năm 2004) được Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt tại Quyết định số 4328/QĐ- UBND ngày 24/08/2005.

+ Năm 2005, Ủy ban nhân dân Huyện tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất (Tờ trình số 18/TTr-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2005) được Sở Tài nguyên và Môi

trường xem xét và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5709/QĐ-UBND ngày 09/11/2005.

+ Từ năm 2006 đến năm 2010: thực hiện kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 30/8/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về lập và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, sau khi được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) huyện Bình Chánh (Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 16/01/2009), Ủy ban nhân dân Huyện đã chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Tiến hành công bố công khai, triển khai đến Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng quy trình tiếp nhận hồ sơ cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhu cầu đăng ký kế hoạch sử dụng đất theo quy định (Công văn số 223/UBND ngày 19/02/2009 của Ủy ban nhân dân Huyện về việc công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2006-2010 của Huyện).

- Nghiêm túc thực hiện việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất để đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2014 làm cơ sở đề xuất định hướng sử dụng hợp lý đất đai huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)