Hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 47 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, các huyện ngoại thành Tây Nam Hà Nội (gồm 3 huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai) có diện tích tự nhiên là 50.398,2 ha; Đất nơng nghiệp có diện tích 30.662,8 ha, chiếm 60,8% diện tích tự nhiên, cịn lại là đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp là 27.256,5 ha, chiếm 54,1% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 1.835,04 ha, chiếm 3,6% diện tích tự nhiên; đất ni trồng thuỷ sản 1.169,09 ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên; đất nơng nghiệp khác chỉ có 402,25 ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên. Trong đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 23.162,2 ha, chiếm 46% diện tích tự nhiên, trong đó đất lúa chiếm tỷ trọng lớn tới 21.148,28 ha, chiếm 42% diện tích tự nhiên, cịn lại là đất trồng cây hàng năm khác.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp năm 2013 các huyện ngoại thành phía Tây Nam Hà Nội

Đơn vị: ha TT Mục đích sử dụng Chương Mỹ Quốc Oai Thanh Oai Tổng 23240.92 14771.7 12385.6 50398.2 Đất nông nghiệp 14026.7 8238.49 8397.64 30662.8

1 Đất sản xuất nông nghiệp 12979.54 6232.72 8044.19 27256.5

1.1 Đất trồng cây hàng năm 10736.9 5106.88 7318.41 23162.2

1.1.1 Đất trồng lúa 9566.07 4482.94 7099.27 21148.28

1.1.2 Đất chuyên trồng lúa nước 7555.05 4161.28 6720.86 18437.19

1.1.3 Đất trồng lúa nước còn lại 2011.02 321.66 378.41 2711.09

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.0 7.1 8.1

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1169.83 616.84 219.14 2005.81 1.3.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác 1169.83 588.08 219.14 1977.05

1.3.2 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

2 Đất trồng cây lâu năm 2242.64 1125.84 725.78 4094.26 2.1 Đất trồng cây công nghiệp

lâu năm

241.58 357.09 598.67

2.2 Đất trồng cây ăn quả lâu năm 664.72 186.09 125.91 976.72

2.3 Đất trồng cây lâu năm khác 1336.34 582.66 599.87 2518.87

3 Đất lâm nghiệp 303.04 1532 1835.04

4 Đất nuôi trồng thuỷ sản

nước ngọt

599.23 237.27 332.59 1169.09

5 Đất nông nghiệp khác 144.89 236.5 20.86 402.25

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường 3 huyện)

Bảng 2.2: Biến động diện tích đất nơng nghiệp 2005-2013 khu vực nghiên cứu

TT Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

2013 2005 Tăng (+)

giảm (-)

1 Đất nông nghiệp 30662,8 33226,5 -2563,68

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 27256,5 29837.7 -2581,2

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 23162,2 25738.95 -2576,75

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4094,26 4099.05 -4,79

1.2 Đất lâm nghiệp 1835,04 1815.37 19,67

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1169,09 1236.48 -67,39

1.4 Đất nông nghiệp khác 402,25 336.93 65,32

(Phịng Tài ngun và Mơi trường các huyện)

Qua xem xét biến động tình hình sử dụng đất nơng nghiệp giai đoạn 2005- 2013 nhận thấy:

Từ năm 2005 đến năm 2013, tổng diện tích đất nơng nghiệp khu vực có xu hướng giảm (2563,68 ha chủ yếu là đất trồng lúa), bình quân mỗi năm giảm 320,46 ha được chuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất công cộng và đất kinh doanh phi nông nghiệp.

Từ những số liệu về biến động đất nông nghiệp trên đây cho thấy, trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa có xu hướng giảm dần. Đất trồng cây lâu năm, đất ni trồng thủy sản cũng có xu hướng giảm dần.

Các loại đất nơng nghiệp có xu hướng tăng trên địa bàn trong những năm gần đây là đất nông nghiệp khác và đất lâm nghiệp.

2.2.2 Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp chính tại khu vực nghiên cứu

Xem xét sự xuất hiện và phân bố của các loại hình sử dụng đất có thể thấy các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn các huyện ngoại thành Tây Nam Hà Nội gồm có:

1) Hai vụ lúa

- Vụ xuân người dân thường gieo trồng các giống lúa thuần (như Khang Dân 18, Nếp 97, Bắc thơm sô 7, Q5). Các giống mới (TBR3, TBR4, BC15, RVT, nếp 97, nếp cái hoa vàng …)

- Vụ mùa có 2 lúa chính: lúa mùa sớm và lúa mùa chính vụ. Vụ mùa sớm: cấy từ 20/6 - 25/6, gặt khoảng từ 25/9-2/10. Vụ mùa chính vụ thường gieo mạ cuối tháng 6, đầu tháng 7, cấy từ 10/7-15/7; gặt vào khoảng 10/10-15/10; Mùa chính vụ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần chiếm tới 85-90% tổng diện tích lúa mùa. Các giống đặc sản như: tẻ thơm, khang dân 18, nếp cái hoa vàng, nếp N97, nếp bắc thường đạt khoảng 50,0 tạ/ha. Các giống mới (các giống lúa lai) có diện tích gieo trồng chiếm tỷ lệ thấp (10-15%). Năng suất bình quân vụ mùa thấp hơn vụ xuân, bình quân khoảng 50,0-60,0 tạ/ha.

- Ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai hiệu quả mơ hình lúa Nếp cái hoa vàng cho thu nhập gấp 2 - 2,5 lần so với lúa thường.

2) Hai vụ lúa-1 vụ (rau-màu):

Mơ hình này có nhiều loại rau màu được trồng trong vụ đông luân canh trên đất 2 lúa. Sau đây là mơ tả loại hình sử dụng đất: lúa xn - lúa mùa - cà chua:

Lúa xuân - lúa mùa - cà chua:

Hai vụ lúa xuân - lúa mùa cơ bản giống như loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa nêu trên, tuy nhiên cơ cấu mùa vụ thường được bố trí lúa xuân-lúa mùa sớm để đảm bảo thời vụ cho gieo trồng vụ đông.

Hiện tại do trồng các giống có năng suất cao, áp dụng các biện pháp thâm canh nên cây cà chua được coi là loại cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người dân. Đây là loại cây trồng khá phù hợp trên chân đất 2 lúa trong vụ đông, đậu tư cà chua được gieo trồng từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Các giống cà chua được

trồng chủ yếu như cà chua bao tử, cà chua nhót, cà chua Hồng Ngọc… Năng suất cà chua bình quân khảng 134 tạ/ha. Nhìn chung, hệ thống sử dụng đất 2 vụ lúa-1 vụ cà chua là 1 trong các công thức luân canh 2 vụ lúa-1 vụ rau, màu cho hiệu quả kinh tế khá cao. Sản phẩm cà chua có thể cung cấp chủ yếu cho nhà máy chế biến nông sản hoặc tiêu thụ tự do trên thị trường.

3) Loại hình sử dụng đất Lúa - Cá (1 vụ lúa xuân - 1 vụ cá):

Phân bố trên đất phù sa không được bồi, đất phù sa glây ở địa hình thấp trũng với cơ cấu 65-75% diện tích cấy lúa, chiếm 25-35% diện tích ni cá, ao cá thường đào sâu khoảng 0,8 - 1,2 mét ở bên cạnh là ruộng lúa hoặc ruộng lúa ở giữa và đào ao bốn phía xung quanh, diện tích bờ bao xung quanh chiếm khoảng 5%.

Hệ thống này thường thả cá cùng thời điểm cấy lúa vụ xuân hoặc sau 1 đến 3 tuần cấy vụ xuân, khi lúa xuân được khoảng 45-60 ngày, nước được đưa vào ruộng lúa khảng 15-25 cm cũng là lúc có thể đưa cá lên mặt ruộng, cá ăn sâu hại lúa và thải ra phân bón cho ruộng lúa, tuỳ theo từng giống cá, địa hình và khả năng tưới tiêu mà người nơng dân có thể ni nhiều giống thích hợp như cá rơ phi, cá trắm cỏ, trôi, cá mè, cá chép, tôm… Thường mơ hình này ni theo hướng truyền thống với phương châm tận dụng các sản phẩm tự nhiên như cỏ, rau xanh các loại… nên thường có suất đầu tư thấp khá phù hợp cho khả năng của nhiều nông hộ… Tuy nhiên chỉ nên phát triển mơ hình này ở những vùng đất thấp trũng sản xuất kém hiệu quả, hạn chế phát triển mơ hình này nhằm giữ đất lúa, tăng cường an ninh lương thực.

4) Chuyên rau - màu (2, 3 vụ rau, màu/năm)

Đất chuyên rau - màu tập trung chủ yếu ở đất vườn trong các khu dân cư, các khu đất gò, bãi, bờ sơng, ngịi, ao đầm nuôi thuỷ sản… Quy mô sản xuất nhỏ và không tập trung. Tuỳ theo lịch thời vụ của người nơng dân mà trong 1 năm có thể trồng 2, 3 vụ, cá biệt, có nơi người nơng dân có thể canh tác 4 vụ rau-màu các loại. Hệ thống sử dụng đất này phân bố chủ yếu trên đất có thành phần cơ giới cát pha thịt, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, đất phù sa khơng được bồi hàng năm, ở địa hình vàn đến vàn cao, tưới nước chủ động. Tuỳ điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng, khả năng bố trí lao động, khả năng và tập quán canh tác mà các cây trồng chuyên rau - màu được bố trí 2, 3 hoặc 4 vụ. Những cây trồng chính trong vụ xuân là cà chua, lạc xuân, rau các loại, vụ đông là rau các loại, dưa các loại, hành, tỏi, cà chua, bắp cải, súp lơ… cịn vụ mùa có thể trồng ngơ, đậu, đỗ các loại, mùng tơi, rau đay,

bí, bầu, rau muống, rau ngót… Đặc điểm của hệ thống này là cần dự báo nhu cầu thị trường (đặc biệt là khi trồng các cây vụ đông) và khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường của người sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng bảo quản và chế biến nông sản nhằm sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.

5) Cây ăn quả lâu năm

Trên khu vực chủ yếu trồng nhãn, vải, bưởi, cam. Trong vài năm gần đây, do giá các loại quả (vải, nhãn) xuống thấp, hiệu quả kinh tế giảm, một số nơi đã chặt bỏ và chuyển sang trồng các loại cây trồng khác (bưởi diễn, cam canh, chuối tây…) có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trên khu vực đã ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xuất hiện nhiều mơ hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

6) Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt (trắm, trôi, mè, chép, diêu hồng, lóc bong, rơ đồng, tôm càng xanh..)

Ở 3 huyện Tây Nam Hà Nội hiện nay đang tồn tại các mơ hình ni trồng thuỷ sản nước ngọt là nuôi bán công nghiệp và nuôi cá nước ngọt theo cách truyền thống với mức đầu tư thấp. Các giống cá truyền thống như cá trôi, mè, trắm cỏ, chim, chép, rô đồng…được nuôi khá phổ biến tại khu vực.

7) Chè

Phân bố chủ yếu trên địa bàn huyện Quốc Oai, với diện tích canh tác 140 ha, đang sản xuất trên diện tích 110 ha. Diện tích chè được trồng chủ yếu từ những năm 1988, 1990, 1991, do Công ty cổ phần chè Long Phú giao các hộ dân sản xuất và thu mua tại chỗ. Cây chè mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, năng suất bình quân đạt khoảng 10 tấn/ha. Tuy nhiên, trong thời gian tới nếu chuyển sang hình thức người dân tự bảo quản, tiêu thụ thì sẽ gặp nhiều khó khăn về đầu ra cho cây chè.

8) Hoa, cây cảnh

Trong những năm gần đây, hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế cao và là hướng phát triển mới cho địa bàn nghiên cứu. Diện tích đất trồng hoa, cây cảnh tập trung ở xã Nghĩa Hưng, huyện Quốc Oai và xã Cao Viên, huyện Thanh Oai. Có nhiều mơ hình trồng cây cảnh với quy mô lớn, hấp dẫn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng khác.

9) Vườn trại sinh thái

hình trồng cây gió bầu kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, xông trầm hương đang được triển khai xây dựng, bước đầu cho thu nhập từ cây gió bầu trên địa bàn xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai.

2.3. Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 47 - 52)