Phân loại đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 57 - 62)

Tên đất Ký hiệu Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1. Đất phù sa P 33183,27 72,92

Đất phù sa được bồi trung tính ít chua Pbe 3954,37 8,69

Đất phù sa không được bồi TT ít chua Pe 9757,67 21,44

Đất phù sa gley Pg 18637,11 40,96 Đất phù sa úng nước Pj 834,12 1,83 2. Đất lầy và than bùn T 477,99 1,05 Đất lầy thụt J 477,99 1,05 3. Đất xám bạc màu X 619,09 1,36 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 619,09 1,36 4. Đất đỏ vàng F 11225,89 24,67 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 3981,27 8,75 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 6077,23 13,35

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 1167,39 2,57

Bản đồ đất khu vực nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở tham khảo báo cáo thuyết minh bản đồ đất của tỉnh Hà Tây, tỷ lệ 1/50000 năm 2005 và kết quả điều tra, phúc tra của nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số QGTĐ.13.08. Đất của khu vực nghiên cứu được chia thành 4 nhóm với 9 đơn vị phụ đất:

- Đất phù sa có diện tích 33183,27 ha, chiếm 72,92% tổng diện tích điều tra, được phân bố trên cả 3 huyện.

Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các trầm tích của các con sơng. Các q trình thổ nhưỡng xảy ra yếu, đất cịn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp của vật liệu phù sa do sự bồi đắp bởi cấp hạt khác nhau.

Hình thái phẫu diện đặc trưng kiểu A (B), C hoặc AC, chủ yếu là tầng biến đổi về màu sắc hoặc cấu trúc, được tạo ra do q trình thốt nước, do sự lên xuống của nước ngầm, hoặc do một số yếu tố khác, dẫn tới sự biến đổi về mức độ bão hoà nước trong đất, về trạng thái oxy hoá - khử và quá trình biến đổi hình thái các lớp đất phù sa ban đầu. Các q trình rửa trơi, tích tụ sét, sắt nhơm và q trình phá huỷ khống sét để tạo ra tầng tích tụ B xảy ra cịn yếu.

Ở địa hình thấp, trồng 2 vụ lúa, thường xuyên bị ngập nước, đất có màu xám xanh, cấu trúc đất khơng phát triển mang đặc tính gley. Ở địa hình cao trồng 1 vụ lúa hoặc hoa màu, đất ít bão hồ nước, q trình tích luỹ vật chất từ nước ngầm theo mao quản lên tầng trên được thực hiện, hình thành tầng có màu loang lổ có kết von non. Ở địa hình trung bình có dao động mực nước ngầm giữa mùa mưa và mùa khơ, tầng tích tụ có đốm rỉ, đất đã phát triển cấu trúc hình lăng trụ.

Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại đất, nhóm đất phù sa của 3 huyện được chia thành 4 đơn vị đất.

+ Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít chua (Pbe): Đơn vị đất này có diện tích 3954,37 ha, chiếm 8,69% tổng diện tích điều tra. Loại đất này được phân bố ở khu vực ngồi đê trong vùng phân lũ sơng Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn. Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện là Bãi bồi ven song Đáy, Xã Lam Điền - huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội. Đất phù sa được bồi có độ phì khá, nhưng được phân bố ở ngoài đê, về mùa lũ thường hay bị ngập, đất thích hợp với trồng các

này việc bố trí thời vụ phải được ưu tiên hàng đầu nhằm giảm thiểu thiệt hạ do ảnh

hưởng của ngập lũ.

+ Đất phù sa khơng được bồi trung tính ít chua (Pe): Đơn vị đất này có diện tích 9757,67 ha, chiếm 21,44% tổng diện tích điều tra. Đất được phân bố nhiều nhất ở huyện Chương Mỹ (thuộc các xã Hợp Đồng, Quảng Bị, Hồng Phong, Hồng Diệu...). Đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sơng. Hình thái phẫu diện đất thường có màu nâu hoặc nâu tươi. Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mơ hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mơ hình lúa - màu, lúa - cá và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi ở các xã Hồng Dương, Dân Hòa, Tam Hưng (Thanh Oai) ...

+ Đất phù sa glây (Pg): Đơn vị đất này có diện tích 18637,11 ha, chiếm 40,96% tổng diện tích điều tra. Đất được phân bố ở cả 3 huyện trong vùng, tập trung phần lớn ở các xã: Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Nghĩa Hưng, Đồng Quang (thuộc huyện Quốc Oai); Trường Yên, Trung Hoà, Nam Phương Tiến (thuộc huyện Chương Mỹ); Bình Minh, Mỹ Hưng, Thanh Thuỷ, Tam Hưng, Thanh Cao, Hoàng Diệu, Thanh Văn (thuộc huyện Thanh Oai). Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa của hệ thống sông, trên địa hình vàn, vàn thấp là chủ yếu. Đất ln ở tình trạng bão hồ nước mạnh và thường xuyên, tạo ra trạng thái yếm khí trong đất. Các chất sắt, mangan... bị khử trong mơi trường bão hồ nước di chuyển và tích tụ lại ở những tầng nhất định tạo thành tầng gley. Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện ở Xã Bình Minh - huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội. Đây là loại đất có độ phì nhiêu khá, thích hợp với trồng 2 vụ lúa năng suất cao, có thể cải tạo các chân ruộng có địa hình vàn để trồng 2 vụ lúa - 1 vụ màu.

Phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, lúa - cá - vịt, nuôi trồng thủy sản...

+ Đất phù sa úng nước (Pj): Đơn vị đất này có diện tích 834,12 ha, chiếm 1,83% tổng diện tích điều tra. Đất được phân bố trên địa hình thấp, khó thốt nước, tập trung chủ yếu ở thuộc các xã Tân Hoà, Cộng Hoà (thuộc huyện Quốc Oai), xã Phú Nghĩa, Tiền Phượng (thuộc huyện Chương Mỹ). Tình trạng ngập

nước lâu ngày đã làm đất gley mạnh. Hình thái phẫu diện tầng đất mặt thường có màu nâu xám, xuống các tầng dưới thường có màu xám xanh hoặc xám đen. Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện ở Xã Tiền Phượng - huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội.

- Đất lầy thụt (J) tập trung tại các xã Ngọc Mỹ, Cấn Hữu và Ngọc Liệp (Quốc Oai), Đơn vị đất này có diện tích 477,99 ha, chỉ chiếm 1,05% tổng diện tích đất điều tra; phân bố ở địa hình thấp trũng thuộc các xã Cân Hữu, Phú Cát huyện Quốc Oai.

Đất được hình thành do q trình bồi tụ, tích luỹ các chất vô cơ và hữu cơ đất trong điều kiện ngập nước quanh năm. Trong đất q trình gley hố là chủ đạo do ảnh hưởng của nước ngầm.

Hình thái phẫu diện: Đất khơng có hình thái phẫu diện ổn định, bùn nhão, khơng có cấu trúc, lẫn nhiều xác thực vật, lầy thụt, màu xám xanh, hoặc xám đen.

Loại đất này cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế do quá lầy thụt. Hiện nay chỉ có một số diện tích rất ít ven vùng đất lầy thụt đã được khai thác để cấy 1

vụ lúa chiêm.

- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B) Đất được hình thành trên phù sa cổ, trong quá trình hình thành bị ảnh hưởng rất mạnh của q trình rửa trơi (cả chiều sâu và bề mặt) nên đất thường có màu xám nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, có tầng rửa trôi tương đối rõ. Trong điều kiện ngập nước do khai thác trồng lúa nước trong đất đã xuất hiện tầng gley.

Đơn vị đất này có diện tích 619,09 ha, chiếm 1,36% tổng diện tích điều tra, phân bố ở các xã Thanh Bình, Đơng Phương Yên, Đông Sơn (thuộc huyện Chương Mỹ).

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) Đơn vị đất này có diện tích có 1167,39 ha, chiếm 2,57% tổng diện tích đất điều tra. Đất được phân bố tập trung chủ yếu ở xã Tân Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, xã Hòa Thạch thuộc huyện Quốc Oai. Đất được hình thành trên các loại đất đỏ vàng được sử dụng trồng lúa nước 1-2 vụ/năm. Quá trình hình thành đất chủ đạo là q trình gley hố tầng đất mặt do bị úng ngập nước trong thời gian canh tác. Ngồi ra cịn có các q trình rửa trơi, hình thành và tích luỹ mùn, chua hố...

Hình thái phẫu diện đất kiểu ABC; tầng đất mặt là tầng canh tác bị gley hố, có màu xám nâu hơi xanh hoặc xám xanh phụ thuộc mức độ gley; các tầng sâu có màu sắc chủ đạo vẫn là màu đỏ vàng và bị biến đổi về màu sắc, cấu trúc do bị rửa trôi theo chiều sâu các kim loại kiềm, N, chất hữu cơ hoà tan và phần tử keo.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs) Diện tích của đơn vị đất này là 3981,27 ha, chiếm 8,75% tổng diện tích được điều tra. Đất được phân bố tập trung ở các xã Phú Mãn, Hoà Thạch (thuộc huyện Quốc Oai), thị trấn Xuân Mai, Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiến (thuộc huyện Chương Mỹ)... Đất được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá sét và biến chất như: philit, phiến mi ca, phiến sét, quắc dit... Trong đất quá trình feralit là chủ đạo hình thành tầng đất mịn màu đỏ vàng; ngồi ra cịn các q trình khác như xói mịn, rửa trơi, q trình chua hố, q trình hình thành, tích luỹ mùn...

Thành phần cơ giới đất: Từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đây là loại đất có độ

phì trung bình trong nhóm đất đỏ vàng, tuy nhiên ở đây loại đất này thường có tầng đất khơng dày, phân bố trên địa hình dốc vì vậy sử dụng bền vững vẫn là mơ hình mơ hình trang trại, thích hợp với cây chè và cây màu.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) Đơn vị đất này có diện tích là 6077,24 ha, chiếm 13,35% tổng diện tích đất điều tra. Đất được phân bố tập trung ở các xã phía tây của 2 huyện Quốc Oai và Chương Mỹ như: Phù Cát, Đông Yên, Hữu Văn, Trần Phú.

Đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, có q trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit; ngồi ra cịn có các q trình xói mịn rửa trơi, q trình hình thành, tích luỹ mùn. Đại diện cho đơn vị đất này là phẫu diện ở Thôn Đồng Vàng - Xã Phù Mãn - huyện Quốc Oai - TP. Hà Nội.

Đây là đơn vị đất có độ phì thấp, nhưng lại phân bố trên địa hình khá bằng phẳng, gần nguồn nước. Vì vậy, diện tích đất này có thể trồng cây ăn quả trên chân đất có tầng dày >70cm, cây công nghiệp ngắn ngày và đặc biệt là đồng cỏ chăn thả ở nơi có tầng đất mỏng hơn.

Xây dựng bản đồ tầng dày

Trong điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu, độ dày tầng đất mặt được chia làm 3 cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá đất đai phục vụ định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực ngoại thành phía tây nam hà nội (Trang 57 - 62)