(1). Các biện pháp vệ sinh, an toàn lao động
(a). Những vấn đề chung
Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu bao gồm:
- Lập ban an toàn lao động tại công trường bao gồm trưởng ban chuyên trách, mỗi đơn vị thi công cử 1 ủy viên ban chuyên trách.
- Xây dựng và ban hành các nội quy làm việc tại công trường bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường, nội quy về trang phục bảo hộ lao động, nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu, nội quy về an toàn điện, nội quy an toàn giao thông, nội quy an toàn cháy nổ.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy và bảng treo tại công trường, nhà ăn, lán trại, tổ chức học nội quy và thi kiểm tra, tổ chức tuyên truyền bằng loa phóng thanh, thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường,…
- Tổ chức theo dõi, đề phòng tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự.
(b). Biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị nâng cẩu
- Kiểm tra bằng lái của công nhân làm việc với thiết bị nâng cẩu, bằng lái phải do cơ quan chức năng cấp.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật và điều kiện an toàn của thiết bị nâng cẩu trước khi đưa vào hoạt động.
- Lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu. - Cử cán bộ cảnh giới và chỉ huy thiết bị nâng cẩu.
- Kiểm tra bằng lái của công nhân, bằng phải do cơ quan chức năng cấp. - Kiểm tra định kỳ an toàn xe. Đình chỉ hoạt động của các xe không có giấy đăng kiểm.
- Lập hệ thống biển báo trên đường, biển báo an toàn giao thông tại khu vực công trường.
(d). Biện pháp an toàn cháy nổ tại công trường
- Công nhân trực tiếp làm việc tại công trường sẽ được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ.
- Các máy móc thiết bị làm việc ở nhiệt độ, áp suất cao sẽ được quản lý thông qua hồ sơ lý lịch, được kiểm tra, đăng kiểm định kỳ tại các cơ quan chức năng nhà nước.
- Các loại dung môi và nhiên liệu dễ cháy sẽ được lưu trữ tại khu vực cách ly riêng biệt, cách xa các nguồn có khả năng phát lửa và tia lửa điện.
- Ban hành nội quy cấm công nhân không được hút thuốc, không gây phát lửa tại các khu vực dễ cháy, lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu, kho hóa chất, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp,…)
- Đầu tư các trang thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho hàng hóa, nhiên liệu tại công trường (bình bọt, bình CO2, cát, hồ nước).
- Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra công tác phòng chống cháy nổ tại các kho, lán trại của các đơn vị thi công.
(e). Biện pháp an toàn khi dùng điện
- Bọc kín các điểm tiếp nối điện bằng vật liệu cách điện.
- Kiểm tra công suất thiết bị phù hợp với khả năng chịu tải của nguồn. - Tổ chức cảnh giới và treo biển báo khi sữa chữa điện.
- Công nhân làm việc trong lĩnh vực điện phải có chứng chỉ do cơ quan chức năng cấp.
- Xây dựng và ban hành nội quy về an toàn điện.
- Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Mua bảo hiểm cho công nhân.
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. Kiên quyết đình chỉ công việc của công nhân khi thiếu trang bị bảo hộ lao động.
- Xây dựng và ban hành nội quy về an toàn và bảo hộ lao động đối với tất cả các hoạt động ở công trường.
(g). Biện pháp an toàn lao động trong thi công móng, tầng hầm
- Khi đào các hố sâu phải có lan can chắn quanh miệng hố ngăn việc rơi và ngã xuống hố. Ban đêm có đèn báo hố sâu. Khi cần đổ vật liệu từ trên cao xuống hố, mép hố cần phải có thanh chắn cố định cẩn thận, chiều cao khỏi mặt lăn bánh xe khoảng 20cm tránh việc trôi xe.
- Đường đi lại của công nhân từ dưới hố lên trên phải có biện pháp chống trơn, trượt và có lan can. Nếu có khả năng vật rơi từ trên cao xuống thì phải làm mái cho lối đi.
- Không dùng dây trần đưa điện xuống hố sâu. Các điểm đấu nối và cầu dao phải nằm trong hộp cách điện, có mái che và cố định ở nơi không vướng lối đi nhưng đảm bảo dễ thao tác sử dụng. Dây cáp có cách điện nhưng vẫn phải đi theo lộ tuyến có giá đỡ cố định. Không thả dây thòng lòng cản vướng lối đi hoặc không gian thi công.
- Thường xuyên kiểm tra các hiện tượng sập, sụt và tình trạng làm việc của cây chống, thanh đỡ, thanh giằng néo. Khi có khả năng mất an toàn phải xử lý hoặc gia cố ngay.
(h). Biện pháp an toàn lao động khi thi công các tầng cao
- Mặt bằng thi công luôn phải khô ráo và được dọn sạch sẽ, phong quang. Không vương vãi thanh gỗ, gạch vữa ngăn lối đi, cản trở sự đi lại trên mặt bằng.
- Khu vực nguy hiểm phải có rào chắn và rào chắn phải được sơn màu theo quy định về an toàn. Không vi phạm việc qua lại trong khu vực nguy hiểm. Khi có người xuất hiện trong khu vực nguy hiểm phải ngưng mọi thao tác liên quan để đảm
bảo an toàn tuyệt đối. Có lưới chắn đỡ người ngã khi phải thi công tại những mặt công tác leo trèo. Lưới chắn được neo giữ, cố định, đủ an toàn và ổn định.
- Cầu trục tháp cố định, thăng tải chở vật hoặc chở người cần có neo giữ vào công trình hoặc xuống đất đủ giữ cho máy móc vận hành an toàn, dù trong tình trạng bão hay gió mạnh. Khi gió cấp IV trở lên không bơm bê tông lên tầng cao. Trong mọi trường hợp, máy bơm bê tông chỉ vận hành khi đứng tại vị trí đã ổn định và mở hết thanh tỳ, kích nén chặt xuống đất.
- Thăng tải chở người cần tuân theo chỉ dẫn đặc biệt nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Hành lang đón người từ thăng tải vào các tầng phải có lan can đủ an toàn cho người sử dụng.
- Hệ thống giáo ngoài phải bọc kỹ bằng lưới có mắt lưới nhỏ hơn 3mm được buộc vào giáo với điểm buộc không xa nhau quá 1,2m về các phương, mỗi tầng nhà phải ghi rõ độ cao và số thư tự tầng nhà. Hệ thống giáo ngoài phải cố định vào nhà bằng thanh gắn đủ chắc chắn. Khoảng cách giữa các điểm cố định giữ giáo và nhà không xa quá 3m cho phương đứng và 4m cho phương ngang. Việc di chuyển giữa các độ cao trên giáo phải có lối đi có bậc thang và có lan can với tay vịn chắc chắn.
- Khi công nhân làm trên cao leo trèo các dụng cụ như búa, kìm,…phải dùng dây buộc mà một đầu dây từ dụng cu, đầu kia là điểm cố định chắc chắn, đề phòng bị rơi, văng khi đang lao động. Chiều dài dây nên khoảng 1,5 mét để dễ thu hồi lại khi bị rơi, văng.
(i). Công tác vệ sinh môi trường tại công trường
- Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công sử dụng các nhà vệ sinh tạm thời tại công trường như đã thiết kế, nghiêm cấm phóng uế bừa bãi.
- Trạng bị hệ thống bơm tưới nước giảm bụi vào mùa khô tại công trường. - Bao che kín công trường đang xây dựng nhằm giảm tác động bụi, tiếng ồn. - Lắp đặt các thiết bị giảm âm cho những thiết bị có mức ồn cao.
- Dùng bạt che kín các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng cát, đá khi di chuyển trên đường.
- Đặt các thùng chứa rác tại công trường và lán trại. Tiến hành thu gom rác thải và thuê chuyên chở tới bãi tập trung rác của địa phương để xử lý.
- Tổ chức bếp ăn tập trung cho công nhân tại công trường đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Đặt các thùng nước uống đảm bảo vệ sinh tại công trường.
(2). Khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động đào đất
Để khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động đào đất chủ đầu tư sẽ áp dụng các phương pháp sau:
- Phun nước giảm thiểu bụi, đặc biệt phải chú trọng cường độ phun vào những ngày nắng nóng, gió mạnh tại khu vực dự án.
- Che chắn xung quanh công trường nhằm giảm thiểu tác động của bụi, khí thải đến môi trường xung quanh dự án.
- Bố trí các thiết bị có mức ồn cao tại vị trí có khoảng cách cách ly với môi trường xung quanh thích hợp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ của công nhân làm việc và dân cư xung quanh.
- Bố trí các phương tiện hoạt động thi công một cách phù hợp: các thiết bị thi công gây ồn lớn như máy khoan, máy đào,…không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18h đến 6h sáng ngày hôm sau, giờ ăn và ngỉ trưa.
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến nhằm hạn chế khí thải, cơ giới hóa các thao tác trong quá trình thi công và thực hiện theo kiểu cuốn chiếu để giảm thiểu mức độ tác động tới môi trường xung quanh.
- Trong quá trình đào đất để thi công móng và tầng hầm công trình nếu gặp nước ngầm nông cần phải xử lý để thi công. Các đơn vị thi công sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giải quyết nước ngầm nhằm đảm bảo tiến độ thi công, ngoài ra còn sử dụng các kỹ thuật khác trong xây dựng để lưu giữ lại lượng nước ngầm cho khu vực như giếng thấm nhằm giảm ảnh hưởng tình trạng sụt lún đất trong khu vực khi thiếu lượng nước ngầm vốn có tại khu vực. Trong trường hợp bơm nước ngầm vào cống thoát nước mưa của thành phố thì không được bơm nước ngầm có lẫn đất, cát nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn cống thoát nước.
- Sử dụng các phương pháp chống thấm cho tầng hầm, khi thi công bê tông chống thấm cần tuân theo các quy định trong TCXDVN 356:2005: Kết cấu bê tông và cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tuân thủ các quy trình về an toàn lao động trong quá trình thi công. Công nhân làm việc tại công trường sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ lao động.
(3). Khống chế và giảm thiểu các tác động do hoạt động vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng
- Dùng bạt che phủ khu vận chuyển vật liệu xây dựng, xe như cát, đá, xi măng nhằm giảm thiểu lượng bụi phát tán.
- Các xe tải chở nguyên vật liệu đến công trường, chở đất đá, xà bần phế thải ra khỏi công trường chỉ chở đúng tải trọng và kích thước quy định, được phủ bạt kín để tránh tình trạng rơi vãi nguyên vật liệu trên đường. Thường xuyển kiểm tra các phương tiện nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật; dùng nhiên liệu phù hợp với hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%) nhằm giảm thiểu lượng khí thải độc hại vào môi trường xung quanh.
- Bố trí thời gian vận chuyển vào sáng sớm (5 giờ – 7 giờ), buổi tối ( 19 giờ – 22 giờ) và các ngày nghỉ nhằm tránh các giờ cao điểm có khả năng ảnh hưởng đến giao thông chung.
- Trong thời gian từ 7 giờ sáng đến 17 giờ mỗi ngày chỉ bố trí những xe có tải trọng nhẹ, chở các nguyên vật liệu cần thiết phục vụ công trình.
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại để hạn chế gây ảnh hưởng xấu tới khu vực dân cư sống hai bên đường.
- Phân luồng xe tải ra vào công trường chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc, gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực.
- Các phương tiện ra khỏi công trường nên được vệ sinh sạch sẽ tránh vương vãi đất trên đường.
(4). Khống chế và giảm thiểu các tác động do xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình
- Để giảm thiểu những rủi ro khi xây dựng tầng hầm của dự án, cần nghiêm chỉnh thực hiện đúng với những tính toán, thiết kế đã đề ra, bùn thải từ quá trình đóng cọc sẽ được thu gom và hợp đồng với đơn vị chức năng để xử lý.
- Sử dụng vòi phu nước để giảm bụi tại công trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe công nhân và dân cư xung quanh.
- Thu gom chất thải rắn, xà bần: quy định địa điểm tập kết chất thải rắn trong khu vực khuôn viên dự án, bố trí trong khuôn viên dự án các thùng chứa tole, có thể tích từ 2 -3m3, chất thải rắn sinh hoạt chứa trong các thùng nhựa có thể tích 500 lít – 1m3, chủ đầu tư hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Nha Trang thu gom và vận chuyển ra khỏi công trình.
- Đối với chất thải rắn nguy hại (giẻ lau dính dầu mỡ, dầu nhớt thải,…) sẽ được thu gom, lưu giữ trong thùng chứa chuyên dụng và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định đối với chất thải nguy hại.
- Khi vận chuyển vữa bê tông lên tầng cao, thường sử dụng bơm nối với các ống dẫn kín để bơm. Đối với các loại vật liệu như sắt thép phải sử dụng cẩu tháp để vận chuyển. Các vật liệu này trước khi vận chuyển lên tầng cao phải được đóng gói, neo buộc chặt để hạn chế sự cố tai nạn cho người hoặc hư hỏng các công trình phía dưới. Đối với các vật liệu rời như gạch, xi măng,… sẽ sử dụng các thùng kín để hạn chế việc rơi vãi nguyên vật liệu từ trên cao xuống đất. Sẽ sử dụng ròng rọc kéo, 01 cần cẩu tháp khi thi công xây dựng công trình…
- Các máy móc, thiết bị phục vụ thi công thường xuyên được kiểm tra, bảo trì, tra dầu mỡ và thay thế kịp thời các bộ phận bị mòn, hư hỏng để máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt và giảm thiểu các sự cố đáng tiếc.
- Các máy móc thiết bị hoạt động gián đoạn trong quá trình thi công sẽ được tắt máy hoàn toàn trong giai đoạn nghỉ hoạt động để hạn chế tiếng ồn và khí thải.
- Để che chắn bụi, vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công tầng cao và giảm thiểu tác động đối với các công trình xung quanh khu vực dự án sử dụng lưới có
mắt nhỏ (3mm) để bao che xung quanh công trình. Chiều dài lưới tùy thuộc chiều cao công trình theo từng giai đoạn (che từ độ cao đang xây xuống chạm đất).
(5). Khống chế và giảm thiểu các tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu
- Bố trí kho chứa nguyên nhiên liệu tại những vị trí phù hợp theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, cách ly tốt với khu vực xung quanh dự án.
- Kho chứa nguyên liệu phải có bờ bao quanh tránh tràn nhiên liệu khi xảy ra sự cố, và phải được che đậy bằng vải nhựa hoặc vải dầu để đề phòng nước mưa gây xói lở hoặc bổi lắng.
- Xây dựng chương trình phòng chóng cháy nổ trong trường hợp rò rỉ hay