ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê lighthouse complex –nha trang (Trang 46 - 135)

3.2.1. Đánh giá tác động

3.2.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dng (1). Nguồn gây tác động (1). Nguồn gây tác động

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Các hoạt động trong quá trình thi công xây dựng dự án bao gồm: - Chuẩn bị mặt bằng;

- Quá trình đào móng và tầng hầm;

- Quá trình vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu, thiết vị phục vụ dự án; - Quá trình bóc dỡ nguyên vật liệu xây dựng;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình;

- Dự trữ, bảo quản nguyên, nhiên vật liệu phục vụ công trình;

- Quá trình bơm nước khi gặp nước ngầm trong quá trình thi công móng, tầng hầm;

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động

1 Chuẩn bị mặt bằng - Bụi, tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện cơ giới và của công nhân tham gia chuẩn bị mặt bằng xây dựng.

- Chất thải rắn từ quá trình thu dọn mặt bằng. - Bụi, tiếng ồn, khí thải (SO2, NO2, HC,…) của các xe tải vận chuyển đất đá và các chất thải ra khỏi công trường.

2 Quá trình đào móng và tầng hầm

- Bụi, khí thải (SO2, NO2, HC,…) từ các phương tiện đào đắp, vận chuyển đất cát,… - Chất thải nguy hại từ giẻ dính dầu mỡ 3 Quá trình vận chuyển

nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án

- Bụi, khí thải (SO2, NO2, HC,…) từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng 4 Quá trình bóc dỡ nguyên, vật

liệu xây dựng

- Bụi từ nguyên vật liệu xây dựng

5 Xây dựng cơ sở hạ tầng và các hạng mục công trình

- Bụi, khí thải từ các phương tiện, máy móc, thiết bị thi công

- Nước thải xây dựng - Vật liệu rơi vãi

- Chất thải rắn từ quá trình xây dựng (xà bần, gỗ, cốp pha, sắt thép phế liệu,...)

6 Dự trữ bảo quản nguyên nhiên vật liệu phục vụ công trình

- Dầu nhớt rò rỉ, sơn, hơi nhiên liệu từ các khu vực chứa xăng, dầu, dung môi, sơn,...

7 Quá trình bơm nước khi gặp nước ngầm trong quá trình thi công móng, tầng hầm

- Cát từ nước ngầm làm tắc nghẽn cống thoát nước thành phố

8 Sinh hoạt của công nhân tại công trường

- Nước thải, khí thải, rác thải, mùi hôi phát sinh từ các hoạt động của công nhân tại công trường

Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong quá trình xây dựng bao gồm:

- Tiếng ồn, độ rung trong quá trình xây dựng (phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị thi công xây dựng, công nhân,...)

- Số lượng xe vận tải gia tăng dẫn đến nguy cơ xảy ra tại nạn giao thông; - Sự tập trung lượng lớn công nhân xây dựng trên địa bàn gây xáo trộn đời sống xã hội địa phương, gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông, tình hình an ninh trật tự;

- Các sự cố rủi ro như: cháy nổ, tai nạn lao động, mưa bão, hoạt động bơm nước ngầm,...

(2). Đối tượng, quy mô bị tác động

Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng của dự án được trình bày trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng của dự án

Stt Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động

01 Đất đai - Thời gian: suốt quá trình diễn ra hoạt động thi công

- Mức độ: chịu tác động nhỏ và có thể kiểm soát

02 Môi trường không khí tại khu vực dự án và xung quanh khu vực dự án

- Thời gian: suốt quá trình diễn ra hoạt động thi công

- Mức độ: chịu tác động lớn nhưng có thể kiểm soát

03 Môi trường nước ngầm tại khu vực dự án

- Thời gian: trong quá trình đào móng và tầng hầm, và trong thời gian sinh hoạt của công nhân - Mức độ: chịu tác động lớn nhưng có thể kiểm soát

04 Dân cư xung quanh dự án, các cơ sở sản xuất kinh doanh gần khu vực dự án

- Thời gian: suốt quá trình diễn ra hoạt động thi công

Stt Đối tượng bị tác động Quy mô bị tác động

05 Cống thoát nước của thành phố

- Thời gian: trong quá trình thi công móng và tầng hầm, vào những tháng mưa của thời gian thi công

- Mức độ: chịu tác động nhỏ và có thể kiểm soát được

07 Các tuyến đường đi qua khu vực dự án: Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lê Thánh Tôn

- Thời gian: suốt quá trình diễn ra hoạt động thi công

- Mức độ: chịu tác động không đáng kể và có thể kiểm soát được

08 Công nhân xây dựng tại công trường

- Thời gian: suốt quá trình diễn ra hoạt động thi công

- Chịu tác động lớn nhưng có thể kiểm soát được

(3). Đánh giá tác động

Các hoạt động và nguồn gây tác động trong quá trình xây dựng dự án được trình bày trong Bảng 3.6 ở trên. Cụ thể như sau:

Tác động tới môi trường không khí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bụi do quá trình đào móng và tầng hầm.

- Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ.

+ Đất, cát vận chuyển trong quá trình đào móng và tầng hầm; + Nguyên vật liệu phục vụ xây dựng ( đá, cát, xi măng, sắt,…); + Thiết bị máy móc phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, HC do khói thải của các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị thi công cơ giới.

- Bụi do gió cuốn từ đường lên trong giai đoạn vận chuyển nguyên vật liệu. - Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn sắt thép,…).

- Tiếng ồn, độ rung do các phương tiện giao thông vận chuyển, các thiết bị thi công.

- Mùi hôi phát sinh từ khu vệ sinh tạm và từ nơi tập trung chất thải sinh hoạt của công nhân.

Các tác động nêu trên chỉ là tạm thời, không liên tục và sẽ kết thúc sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng. Ba yếu tố tác động chính đến môi trường không khí trong quá trình xây dựng là bụi, khí thải, và tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thi công cơ giới. Các tác động này sẽ được đánh giá chi tiết như sau:

Ô nhiễm do bụi trong quá trình đào đất

Lượng đất khô phát sinh bụi trong quá trình đào đất : 6.450 m2 x 0,3m x 1,2 = 2.322 m3

( 6.450 m2 là diện tích tầng hầm; 0,3m là chiều sâu đất đào có đất khô; 1,2 là hệ số bung nén đất khi đào)

Với thể trọng trung bình của đất là 1,44 tấn/m3 thì khối lượng đất khô đào được theo tính toán là 3.343,68 tấn.

Hệ số ô nhiễm bụi trung bình từ đất cát là 0,134 kg/tấn [24, pp.3 - 11] nên hàm lượng bụi phát sinh từ hoạt động này là 448,05 kg.

Quá trình này kéo dài 2 tháng nên lượng bụi mỗi ngày từ hoạt động đào đất là 7,47 kg/ngày.

Lượng bụi phát tán được tính toán theo phương pháp Gauss:

z y x u M C . . .  Trong đó:

- M : tải lượng bụi phát sinh, M = 7,47 kg/ngày = 259.375 g/s (quá trình

đào đất thời gian làm việc là 8 tiếng/ngày) - u : tốc độ gió tại dự án,

- y : hệ số khuếch tán theo phương ngang

- z : hệ số khuếch tán theo phương đứng

Với tốc độ gió tại khu vực dự án là 3 m/s và hầu hết hoạt động đào đất được thực (3.1)

được cấp độ bền vững khí quyển là A hoặc B. Dự án nằm trong khu vực Thành phố Nha Trang, tra Bảng 2.1 ta có công thức tính hệ số khuếch tán 2.1 và 2.2.

Áp dụng công thức (3.1) ta tính được nồng độ bụi của hoạt động đào đất theo phương pháp Gauss.

Để hiệu chỉnh nồng độ chất ô nhiễm tính toán theo phương pháp Gauss (nồng độ tương ứng với thời gian lấy mẫu trong 10 phút) cho nhiều thời gian khác nhau, sử dụng công thức sau theo Lê Hoàng Nghiêm, 2011 [10, Tr. 6 – 24]

q t t C        2 1 2 Trong đó:

- C1 : nồng độ chất ô nhiễm theo phương pháp Gauss

- C2 : nồng độ chất ô nhiễm tương ứng với thời gian t2

- t1 : thời gian lấy mẫu theo phương pháp Gauss, t1 = 10 phút

- t2 : thời gian trung bình lấy mẫu môi trường theo QCVN, t2 = 60 phút - q = 0,17 – 0,20, chọn q = 0,17

Kết quả tính toán nồng độ bụi do hoạt động đào đất trong những khoảng cách khác nhau được trình bày trong Bảng 3.8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.8. Nồng độ bụi do hoạt động đào đất tại khoảng cách khác nhau

Khoảng cách x (m) (m) (m) Nồng độ bụi Cx (µg/m3) Nồng độ bụi tương ứng với thời gian 60 phút (µg/m3) QCVN 05:2009/BTNMT (µg/m3 trong 1h) 10 3,19 2,40 3596,5 2652,1 20 6,37 4,80 900,5 664,1 30 9,54 7,21 400,3 295,2 40 12,70 9,62 225,4 166,2 50 15,84 12,03 144,5 106,6 300 (3.2)

Kết quả tính toán trên cho thấy, nồng độ bụi do hoạt động đào đất trong khoảng cách 20m gây ô nhiễm với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép (QCVN 05: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh) 2,21 lần.

Ô nhiễm bụi từ sự vận chuyển của xe tải trong công trường

Để xác định hệ số phát sinh bụi đất do xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần trong giai đoạn giải phóng mặt bằng cũng như quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình thi công áp dụng công thức của Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 [1, Tr.13] E =                                    365 365 4 7 , 2 48 12 7 , 1 5 , 0 7 , 0 p w S s k (3.3) Trong đó:

- E : tải lượng bụi (kg/km/lượt xe)

- k : hệ số kể đến kích thước hạt bụi, k=0,2 (tương ứng với kích thước hạt bụi từ 5 - 10m)

- s : hệ số kể đến loại mặt đường - S : tốc độ xe trung bình (30km/h) - W : trọng lượng có tải của xe (10 tấn) - w : số bánh xe (10 bánh)

-p : số ngày mưa trong năm (ở đây tính lượng bụi phát sinh lớn nhất, p=0)

Hiện trạng khu đất là bãi đất trống với nền đất cát, khi đó quãng đường xe di chuyển trong dự án xem như đường đất (s = 12). Khi đó hệ số phát sinh bụi theo tính toán sẽ là 0,84 kg/km/lượt xe.

Với khối lượng nguyên vật liệu phục vụ dự án là 250.000 tấn thì tổng lượt xe (10 tấn) cần chuyên chở là 25.000 lượt xe vào và 25.000 lượt xe ra. Vì vậy tổng lượt xe cần thiết trong giai đoạn này là 50.000 lượt xe. Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu là 30 tháng. Do đó, lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng mỗi ngày là 56 lượt xe/ngày.

Vì vậy tải lượng bụi từ sự vận chuyển của xe là 3,76 kg/ngày, trong đó lượng bụi lơ lửng phát sinh bằng 10% tổng lượng bụi [6], do đó tải lượng bụi lơ lửng là 0,376 kg/ngày = 4351,9 g/s.

Nồng độ bụi của xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần được áp dụng theo phương pháp Gauss [10, Tr. 6 – 25] u M C z x . 2 2   (g/m3) (3.4)

Kết quả tính toán nồng độ bụi do hoạt động của xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần được trình bày trong Bảng 3.9 (đã hiệu chỉnh về nồng độ tương ứng thời gian lấy mẫu là 60 phút).

Bảng 3.9. Nồng độ bụi do hoạt động của xe tải trong quá trình vận chuyển xà bần

Khoảng cách x (m) z Nồng độ bụi (g/m3) QCVN 05:2009/BTNMT (g/m3) (trong 1 giờ) 5 1,2 711,7 10 2,4 355,7 20 4,78 178,6 30 7,16 119,2 40 9,52 89,66 50 11,88 71,8 300

Kết quả tính toán từ Bảng 3.9 cho thấy nồng độ bụi do sự vận chuyển của xe tải tại công trường tại điểm cách nguồn ô nhiễm 10m theo hướng gió gây ô nhiễm, vượt giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT.

Ô nhiễm bụi từ hoạt động bóc dỡ nguyên vật liệu

Dự án nằm ở trung tâm thành phố, gần khu dân cư, do đó quá trình vận chuyển và tập kết nguyên vật liệu trong giai đoạn xây dựng không những chỉ tác động trong phạm vi khu vực dự án mà còn ảnh hưởng đến các khu vực dân cư xung quanh do lượng bụi phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Với diện tích sàn xây dựng là 91.024 m2 thì khối lượng nguyên vật liệu (đá, cát, xi măng, sắt thép, bê tông,…) cần thiết cho việc xây dựng ước tính khoảng 250.000 tấn.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới thì hệ số ô nhiễm bụi khi bốc dỡ cát xây dựng và vật liệu xây dựng (đá, xi măng,…) lần lượt là 0,075 kg/tấn và 0,17 kg/tấn. Do đó có thể ước tính được tổng tải lượng bụi phát sinh trong vận chuyển và bốc dỡ vật liệu xây dựng theo Bảng 3.10.

Bảng 3.10. Ước tính tổng tải lượng ô nhiễm do bụi phát sinh trong bốc dỡ vật liệu

xây dựng trên khu vực dự án

Nội dung đánh giá Tải lượng

1. Cát xây dựng (70.000 tấn)

- Hệ số ô nhiễm của WHO 0,075 kg/tấn

- Tải lượng ô nhiễm trung bình/ngày 5,47 kg/ngày 2. Vật liệu xây dựng (đá, xi măng,…)

- Hệ số ô nhiễm của WHO 0,17 kg/tấn

- Tải lượng ô nhiễm trung bình/ngày 31,88 kg/ngày

Tổng cộng 37,35 kg/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: Thời gian thi công là 32 tháng

Lượng bụi phát trong quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng được đánh giá theo phương pháp Gauss tại mặt đất với các điều kiện tương tự như hoạt động đào đất.

Do đó áp dụng công thức (3.1) tính được nồng độ bụi do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng tại các khoảng cách (x) khác nhau, với tải lượng bụi M = 37,35 kg/ngày = 1.296.875 g/s (thời gian làm việc là 8 tiếng/ngày).

Để hiệu chỉnh về nồng độ ô nhiễm tương ứng với thời gian lấy mẫu trong vòng 60 phút sử dụng công thức (3.2).

Bảng 3.11. Nồng độ bụi do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng ở các khoảng cách khác nhau. Khoảng cách x (m) (m) (m) Nồng độ bụi (µg/m3) QCVN 05:2009/BTNMT (µg/m3 trong 1h) 10 3,19 2,40 13.260,1 20 6,37 4,80 3.320,2 30 9,54 7,21 1.475,9 40 12,70 9,62 830,9 50 15,84 12,03 722,5 300

Kết quả tính toán từ Bảng 3.11 cho thấy, nồng độ bụi phát sinh do hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu là rất lớn. Trong khoảng cách 50 m vẫn gây ô nhiễm với lượng bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép QCVN 05:2009/BTNMT 2,4 lần.

Nhận xét chung về ô nhiễm bụi do các quá trình đào đất, vận chuyển của xe tải tại công trường và bóc dỡ nguyên vật liệu xây dựng

Tất cả các quá trình trên đều phát sinh lượng bụi tương đối lớn tại công trường đặc biệt là hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng.

Quá trình đào đất diễn ra từ tháng 1 – 2, thời gian chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên hoạt động này sẽ gây tác động chủ yếu đến khu dân cư phía Nam khu vực dự án, khu dân cư phía Nam dự án trong phạm vi 100m khoảng 200 nhân khẩu. Do đó hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nếu quá trình thi công không có biện pháp giảm thiểu phù hợp.

Quá trình thi công phần thô công trình kéo dài hơn 30 tháng đồng thời gây ra

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê lighthouse complex –nha trang (Trang 46 - 135)