Khống chế và giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê lighthouse complex –nha trang (Trang 103 - 112)

(1). Các bin pháp gim thiu ô nhim không khí, tiếng ồn, độ rung

(a). Khống chế ô nhiễm do máy phát điện

- Chủ dự án ưu tiên lựa chọn các máy phát điện đời mới, có quá trình đốt nhiên liệu hiệu quả nhằm giảm thiểu đáng kể mức độ khi độc hại ra môi trường, đồng thời xây dựng công trình đảm bảo mức độ cách âm tốt để tránh gây tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tại khu vực dự án.

- Thường xuyên bảo dưỡng máy để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định.

- Ngoài ra để kiểm soát được khí thải của máy phát điện chủ dự án sẽ lắp đặt ống khói của máy phát điện để dẫn khí thải của máy phát điện đặt ở tầng hầm lên phía tr'ên. Chiều cao ống khói được tính toán như sau: [21, Tr. 110, tập 1], [7, Tr.118] n cf C C L t N n m F M A H          3 (3.8) Trong đó:

- A =200: Hệ số ổn định của khí quyển. Đối với môi trường Việt Nam nhận giá trị 200 – 240

- M=270: Lượng phát thải chất độc hại tính theo CO (mg/s) (theo bảng 4.19, MCO = 975g/h = 270 mg/s)

- F: Hệ số vô thứ nguyên tính đến đến vận tốc lắng chất ô nhiễm trong khí quyển, F=1

- m, n =1: Hệ số thứ nguyên kể đến điều kiện thoát ra của khí thải ở miệng ống khói - N=1: Số nguồn thải

- Ccf = 30: Nồng độ các chất ô nhiễm cho phép (mg/m3) - Cn = 4: Nồng độ nền các chất ô nhiễm tính toán (mg/m3)

- t = tkhoi – txq= 60 – 25 = 35 nhiệt độ chênh lệch tại miệng ống khói và nhiệt độ môi trường ( 0C)

- L: lưu lượng khí thải, L = 16.647 m3/h = 4,6 m3/s

Do đó từ công thức trên ta tính được chiều cao tối thiểu của ống khói H = 20,7m

Tòa nhà có chiều cao 113m với 30 tầng do đó chủ đầu tư sẽ bố trí ống khói ở vị trí thích hợp, cách xa khu nhà ở, tránh các ảnh hưởng như khí thải từ miệng ống khói, tiếng ồn,...miệng ống khói phải cuối hướng gió chủ đạo của khu vực, sao cho miệng ống khói không nhằm vào các căn hộ ở các tầng lầu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung từ máy phát điện

Máy phát điện chỉ sử dụng trong trường hợp điện lưới bị mất. Vì vậy các tác động gây ra bởi máy phát điện thực chất là không đáng kể và mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên để giảm thiểu các tác động ồn và rung của máy phát điện chủ đầu tư sẽ xây bệ bê tông cố định cao khoảng 0,3m – 0,5m, xung quanh được bao bọc bởi tường cách âm (sử dụng gạch block nhẹ, chịu nhiệt, cách âm). Hiện nay trên thị trường cũng có những loại máy phát điện được cấu tạo bằng vật liệu cách âm rất tốt nên khả năng chống ồn cao ít gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận. Mức độ ảnh hưởng chủ yếu trong khu vực tầng hầm hoặc trong phạm vi khu vực dự án. Các khu vực lân cận hầu như không chịu tác động khi máy phát điện hoạt động.

Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn máy phát điện

Nguyên lý hoạt động

Tiêu âm: Tiếng ồn sẽ được hấp thụ vào buồng tiêu âm, giữa buồng tiêu âm có lớp vật liệu tiêu âm (vật liệu xốp).

Tường cách âm: Cấu tạo bằng vách chéo, âm thoát ra ngoài sẽ được giảm thiểu đáng kể vì gặp các vách cản đặt chéo nhau gây nên hiện tượng khúc xạ liên tục.

(b). Khống chế ô nhiễm do hoạt động giao thông

- Tổ chức phân luồng giao thông hợp lý cho các xe ra vào khu vực dự án. - Thường xuyên trực khoảng 2 – 3 bảo vệ để kịp thời tham gia điều khiển giao thông trong những giờ cao điểm để tránh ùn tắc.

- Nghiêm cấm các hành vi bán hàng rong trước cổng vào và ra của dự án gây nên tình trạng mất an ninh trật tự và an toàn giao thông.

- Chủ đầu tư sẽ bố trí trồng cây xanh trong dự án nhằm hạn chế tiếng ồn cũng như lượng khí thải từ phương tiện giao thông hoạt động trong khu dự án, đồng thời tạo môi trường cảnh quan cho dự án.

(c). Khống chế ô nhiễm của hệ thống XLNT MÁY PHÁT ĐIỆN Tường cách âm Buồng tiêu âm Vật liệu tiêu âm

- Máy thổi khí của trạm xử lý nước thải đặt tại tầng hầm 1 và hoạt động liên tục. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến những người làm việc tại tầng hầm 1. Để hạn chế tiếng ồn từ máy thổi khí chủ đầu tư ưu tiên sử dụng những loại thiết bị mới, có độ ồn thấp, đồng thời xây các bệ bê tông .

- Để hạn chế khí thải, mùi hôi phát sinh của hệ thống XLNT cũng như lượng xe ra vào tầng hầm,...chủ đầu tư sẽ lắp đặt các hệ thống thông gió ở tầng hầm, mỗi tầng hầm có 2 quạt thông gió chính với công suất 40.000 m3/giờ.

(2). Các bin pháp gim thiu ô nhiễm môi trường nước

(a). Phương án tiêu thoát và xử lý đối với nước mưa chảy tràn

Nước mưa cháy tràn trên phần mặt bằng của dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng trên đất. Lượng nước này quy ước là sạch nên sẽ được thu gom bằng hệ thống thu gom nước mưa riêng.

Nước mưa sau khi thu gom bằng hệ thống cống, chảy qua song chắn rác để lọc đất, cát và các chất rắn lơ lửng rồi chảy vào bể chứa hoặc các hố ga trước khi chảy vào hệ thống thoát nước mưa của thành phố trên đường Nguyễn Thiện Thuật và Lê Thánh Tôn.

Các hố ga sẽ định kỳ được nạo vét để loại bỏ rác bám, cặn lắng. Bùn được thu gom và tập trung về khu chứa chất thải rắn của dự án, sau đó hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Nha Trang vận chuyển về bãi rác của Thành phố.

(b). Phương án tiêu thoát và xử lý nước thải sinh hoạt

Tổng lượng nước thải sinh hoạt cần xử lý của dự án theo tính toán là 350 m3/ngđ. Vì vậy chủ đầu tư sẽ xây dựng trạm XLNT có công suất 350 m3/ngđ. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1) Hệ thống XLNT được đặt tại tầng hầm 1 của dự án (xem bản vẽ mặt bằng tầng hầm 1 phần phụ lục 2).

Nước thải sinh hoạt của dự án sau khi xử lý sẽ được đấu nối ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố trên đường Nguyễn Thiện Thuật.

Nước thải sinh hoạt chung của dự án là 350 m3/ngày đêm, trong đó lượng nước từ nhà vệ sinh khoảng 150 m3/ngày đêm. Trước khi vào hệ thống XLNT tập

Nước thải từ nhà vệ sinh Nước sau xử lý Vật liệu lọc Bể chứa và phân hủy Bể lắng bùn Bể lọc

trung của dự án thì nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý qua bể tự hoại với hiệu suất khoảng 60%.

B t hoi

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 3 chức năng: phân hủy cặn, lắng và lọc. Cặn lắng giữ lại trong bể tự hoại từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân hủy một phần thành các chất khí, một phần thành các chất vô cơ hòa tan.

Bể tự hoại 3 ngăn được mô tả như trong hình 3.2.

Hình 3.2. Bể tự hoại 3 ngăn

Tính toán thiết kế kích thước của bể tự hoại bao gồm xác định thể tích phần lắng nước và thể tích phần chứa bùn.

- Thể tích phần nước: Wn = K x Q Trong đó:

- K: hệ số lưu lượng, K=2,5

- Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 150 m3

Do đó: Wn = 2,5 x 150 = 375 m3

- Thể tích phần bùn: Wb = a x N x t x (100 – P1) x 0,7 x 1,2 :[1000 x (100 – P2)] Trong đó:

- a: Tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 – 0,5 lít/ngđ.

- N: số người của dự án 2.201 người

- T: thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 – 360 ngày, chọn t = 300 ngày

- 0,7: Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy

- 1,2: Hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn do cặn tươi - P1: Độ ẩm cặn tươi, P1 = 95% - P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90% Do đó: Wb = 0,4 x 2.201 x 300 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [ 1000 x (100 – 90)] = 111 m3 - Tổng thể tích bể tự hoại W = Wn + Wb = 375 + 111 = 486 m3

Bể tự hoại của dự án gồm 2 bể đặt tại tầng hầm 1, nhằm đảm bảo công suất xử lý nước thải sinh hoạt chủ đầu tư thiết kế mỗi bể tự hoại với thể tích 300m3. Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại được dẫn về hệ thống XLNT chung của dự án.

H thng x lý nước thi chung

- Quy trình công nghệ xử lý nước thải chung của dự án

Công suất thiết kế của trạm XLNT là 350 m3/ngày đêm.

Nồng độ dự kiến các chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu vào đã qua bể tự hoại (được trình bày ở Bảng 3.40): BOD5 = 124,48 mg/L; COD = 217,8 mg/L; TSS = 270,8 mg/L; Dầu mỡ = 113,2 mg/L; Tổng coliform = 108 MNP/100mL.

Theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, K=1), hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý đạt các giá trị: BOD5 = 50 mg/L; TSS = 100 mg/L; Dầu mỡ = 20 mg/L; Tổng Coliform = 5.000 MNP/100mL.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án được mô tả trong hình 3.3.

Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chung của dự án

Nước thải từ nhà vệ sinh

Nước thải từ căn hộ, khu văn phòng, dịch vụ (tắm giặt, nấu ăn…)

Bể tự hoại Bể tách dầu mỡ Hố thu Bể điều hòa Bể Aerotank Bể lắng Bể trung gian Bể lọc áp lực Bể khử trùng Cống thoát nước thành phố Bể nén bùn Bùn dư Bùn tuần hoàn Nước tách bùn Chlorine Máy thổi khí

Các thông số chính của hệ thống xử lý nước thải được thể hiện trong Bảng 3.44.

Bảng 3.44. Các thông số chính của hệ thống xử lý nước thải

Sttt Các công trình chính cuả hệ thống XLNT Số lượng Thông số thiết kế từng công trình 01. Hố thu 01 DxRxC=3m x 3m x 3m 02. Bể điều hòa 01 DxRxC=10m x 7m x 4m 03. Bể Aerotank 01 DxRxC=12m x 7m x 4m 04. Bể lắng 01 DxRxC=7m x 7m x 4m 05. Bể trung gian 01 DxRxC=3m x 3m x 4m 06. Bể lọc áp lực 01 RxC=1,5m x2,3m 07. Bể khử trùng 01 DxRxC=3m x 3m x 4m 08. Bể nén bùn 01 DxRxC=8m x 6m x 4m - Thuyết minh hệ thống XLNT

Nước thải của dự án được chia làm 2 nguồn chính. Nước thải từ nhà vệ sinh và nước thải từ các khu dịch vụ khác. Nước thải từ nhà vệ sinh (sau khi xử lý qua bể tự hoại) và nước thải từ các khu dịch vụ khác (sau khi qua bể tách dầu mỡ) sẽ được hệ thống cống dẫn về hố thu. Trong hố thu sẽ có các khay lọc rác để giữ lại các vật có kích thước lớn như mảnh vụn, túi ny lông,...để đảm bảo cho các công trình phía sau hoạt động thuận lợi. Tại đây nước thải tiếp tục được bơm qua bể điều hòa.

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Để giúp cho quá trình xáo trộn nước thải được diễn ra triệt để, cũng như khử mùi hôi, bể điều hòa được bố trí hệ thống sục khí qua hệ thống đĩa phân phối khí đặt dưới đáy bể. Nước thải tại đây được bơm tiếp sang bể xử lý hiếu khí Aerotank để tiếp tục xử lý.

Tại bể Aerotank quá trình xử lý hiếu khí sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí sống lơ lửng. Các chất hữu cơ khó phân hủy sẽ được

Chất hữu cơ CO2 + H2O + sinh khối mới

Trong quá trình xử lý một lượng lớn bùn hoạt tính (biomass) dư sinh ra sẽ được sử dụng như một nguồn phân bón cho cây trồng.

Trong bể Aerotank một lượng oxy thích hợp được đưa vào bằng máy thổi khí thông qua hệ thống đĩa phân phối khí đặt tại đáy bể giúp cho quá trình sinh hóa diễn ra nhanh hơn. Trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ một lượng sinh khối được tạo ra cùng với nước thải tiếp tục chảy sang bể lắng. Tại bể lắng bùn dư được lắng xuống đáy gọi là bùn hoạt tính. Phần lớn lượng bùn này được bơm hồi lưu về bể Aerotank để tiếp tục tham gia vào quá trình xử lý. Phần bùn dư còn lại được bơm sang bể nén bùn để lên men cặn tươi. Nước tách bùn từ bể nén bùn sẽ cho chảy về hố thu để tái xử lý. Còn bùn dư trong bể này theo định kỳ được hút đem đi đổ bằng xe hút hầm cầu.

Nước thải sau khi lắng trong bể lắng theo máng tràn chảy sang bể trung gian và tiếp tục được bơm qua bồn lọc áp lực. Nước sau lọc chảy tiếp sang bể khử trùng, và tại đây để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh thì dung dịch khử trùng chlorine được châm vào với liều lượng thích hợp.

Nước thải sau khử trùng sẽ được đấu nối ra hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Nguyễn Thiện Thuật.

- Ước tính hiệu quả của hệ thống XLNT

Ước tính hiệu suất xử lý nước thải của từng bể như sau: - Bể điều hòa : 20% - Bể Aerotank : 70% - Bể lắng : 85% - Bể lọc : 90% - Bể khử trùng : 90% - Vị trí trạm XLNT

Vị trí hệ thống XLNT: nằm bên góc giáp giữa đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Thiện Thuật. Tại vị trí này cách khu dân cư phía nam 110m, phía

Tây Bắc giáp đường Lê Thánh Tôn, cách tim đường Lê Thánh Tôn 21m, phía nam cách cầu thang lên xuống của tầng hầm 1 của dự án là 2m, phía Tây giáp đường Nguyễn Thiện Thuật cách tim đường Nguyễn Thiện Thuật 17m.

(3). Các bin pháp khng chế và gim thiu ô nhim do cht thi rn

Khi dự án đi vào hoạt động chất thải rắn sẽ phát sinh từ các nguồn như là căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, các dịch vụ giải khát,...do đó chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp phân loại rác tại nguồn, tức mỗi căn hộ, văn phòng sẽ có 3 thùng rác với 3 màu sắc khác nhau để phân loại rác. Hàng ngày sẽ có người tới để thu gom.

- Chất thải rắn sinh hoạt sẽ hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nha Trang để thu gom trong ngày nhằm hạn chế tối đa lượng nước rỉ rác .

- Chất thải nguy hại sẽ được lưu giữ tại tầng hầm 1 hoặc tầng hầm 2 và hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và xử lý.

- Bên ngoài khuôn viên dự án cũng sẽ bố trí các thùng chứa rác có nắp đậy để đảm bảo mỹ quan, đồng thời hàng ngày cũng thu gom và phân loại.

- Phân loại và thu gom riêng các chất thải rắn có thể tái chế như giấy, bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh,...sau đó bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

- Đối với các chất thải nguy hại như pin, ắc quy, dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, rác điện tử,...sẽ được thu gom và xử lý theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tác động môi trường cho dự án căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê lighthouse complex –nha trang (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)