Kết quả hỗ trợ tại dự án nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường phạm hùng đến đường lê đức thọ tại phường mỹ đình 1, mỹ đình 2 (Trang 89 - 93)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ Ý KIẾN CỦA

2.6.2. Kết quả hỗ trợ tại dự án nghiên cứu

2.6.2.1. Hỗ trợ để ổn định đời sống và ổn định sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nơng nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.

Đối với hộ gia đình mất đất nơng nghiệp >80% thì hỗ trợ 100% = 12 tháng gạo/khẩu =5tr/khẩu;

Đối với hộ gia đình mất đất nơng nghiệp >30% và nhỏ hơn 80% thì được hỗ trợ 6 tháng gạo/khẩu = 2tr5/khẩu.

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% 1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương.

2.6.1.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm

- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nơng nghiệp có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2.

- Trường hợp hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao mà đất đó có đủ một trong các khoản 1 Điều 40 Quyết định 108/QĐ-UBND còn được hỗ trợ 01 lần để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng giao đất ở hoặc bằng bán nhà ở chung cư hoặc hỗ trợ bằng tiền cho tồn bộ q trình Nhà nước thu hồi đất (từ trên 30% đến 100% đất nông nghiệp được giao). Hỗ trợ đối với người dân chính chủ sử dụng đất nơng nghiệp = 5 lần * 252.000 đồng/m2.

- Ngoài ra tại quyết định 108/QĐ-UBND còn được hỗ trợ trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất (đất dịch vụ, đất ở) nhưng chưa đủ hạn mức quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 3,5 lần giá đất nông nghiệp quy định đối với diện tích đất nơng nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.

- Hộ gia đình, cá nhân được mua căn hộ chung cư cao tầng nhưng khơng có nhu cầu mua, có nguyện vọng nhận tiền thì được bồi thường bằng tiền, mức bồi thường được xác định theo quy định trên với diện tích đất ở để tính bồi thường là 40m2/hộ.

Nhìn chung, việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại dự án thu hồi đất đã được Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư cùng các Ban ngành thực hiện và áp dụng rất đầy đủ thống nhất trên các dự án, theo đúng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC được quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 27/5/2007; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ cùng với các Quyết định liên quan của UBND Thành phố Hà Nội.

Bảng 2.8. Kết quả tổng hợp hỗ trợ của dự án STT Các chính sách hỗ trợ Tổng kinh phí hỗ trợ (đồng) 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất 9.225.000.000 2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 159.713.820.000 3 Hỗ trợ đào tạo nghề 3.802.710.000

Tổng 172.741.530.000

Nguồn: UBND quận Nam Từ Liêm, (2019) Từ bảng 2.9 cho thấy, tổng số tiền hỗ trợ của dự án là 172.741.530.000 đồng, trong đó hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 159.713.820.000 đồng chiếm 92,46% tổng số kinh phí hỗ trợ.

Nhằm đánh giá chính sách hỗ trợ của Nhà nước tại các dự án về hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ di chuyển chỗ ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và việc làm thuộc dự án nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra phỏng vấn hộ dân được bồi thường và kết quả được tổng hợp ở bảng 2.9.

Qua bảng 2.9 cho thấy:

- Chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất ở dự án được người dân đánh giá cao và đạt 80% số người được hỏi và họ cho rằng chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi là phù hợp, đảm bảo lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi ở các dự án nghiên cứu được người dân đồng tình 88,89%.

Bảng 2.9. Ý kiến của người dân trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của dự án STT Các chính sách hỗ trợ Số phiếu điều tra Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số Phiếu Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất 35 38,89 28 80,00 7 20,00 2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 36 40,00 32 88,89 4 11,11 3 Hỗ trợ đào tạo nghề 19 21,11 12 63,16 7 36,84 Tổng 90 100,00 57 63,33 33 36,67

(Nguồn: số liệu điều tra) - Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề chỉ được người dân đồng tình với 63,16%. Với các hộ có đất bị thu hồi 100% đất nơng nghiệp hiện nay khơng còn diện tích đất nơng nghiệp để canh tác thì được hỗ trợ học nghề và có chính sách hỗ trợ tạo việc làm mới cho toàn bộ số lao động trực tiếp sản xuất tại thời điểm thu hồi đất. Theo quy định thì mỗi người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ 01 thẻ học nghề trị giá 6.000.000 đồng (không chi trả bằng tiền). Tuy nhiên việc đào tạo nghề cho những người được hỗ trợ còn nhiều bất cập. Nhiều trường hợp không nhận được thẻ hỗ trợ đào tạo nghề, công tác tổ chức các lớp học nghề còn nhiều khó khăn ở các cơ sở đào tạo, thủ tục hết sức rườm rà. Vấn đề giải quyết việc làm cho đối tượng được đào tạo nghề cũng rất khó khăn, do việc đào tạo nghề chưa thực sự phù hợp so với yêu cầu về ngành nghề tuyển dụng của các doanh nghiệp nên khi ra trường, các học viên thông thường không xin được việc. Đây là một bất cập cần tìm ra phương hướng giải quyết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường phạm hùng đến đường lê đức thọ tại phường mỹ đình 1, mỹ đình 2 (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)