CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường phạm hùng đến đường lê đức thọ tại phường mỹ đình 1, mỹ đình 2 (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở THÀNH

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Công tác giải phóng mặt bằng năm 2016 được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều khó khăn; các cơ chế chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có sự thay đổi đáng kể trong Luật đất đai năm 2013; Vì vậy, dưới sự chỉ đạo, điều hành sâu sát, tịch cực của UBND thành phố, sự quyết tâm, lỗ lực của các cấp chình quyền quận, huyện, phường xã và

chủ động phối hợp của các sở, ban ngành thành phố, công tác giải phóng mặt bằng năm 2016 tiếp tục đạt được những kết quả tịch cực như sau:

Theo báo cáo, từ năm 2010 đến tháng 6-2016, trên địa bàn thành phố có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hồn thành giải phóng mặt bằng 1.711 dự án, với tổng diện tịch đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. (Báo nhân dân, 2016).

Công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được thực hiện với nỗ lực cao hơn và giải pháp mới với phương châm quyết liệt hơn. Nhờ vậy công tác công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã góp phần quan trọng vào quá trình CNH - HĐH thủ đô Hà Nội.

1.3.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành

* Cấp Thành phố

- Ngay từ đầu năm 2014, lãnh đạo UBND Thành phố đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các Sở, Ban, ngành có liên quan rà sốt, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hồn thiện các cơ chế chính sách theo quy định của Luật đất đai 2013.

- Ngày 12/10/2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 192/KH - UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 - NQ/TU ngày 15/9/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

- Lãnh đạo UBND Thành phố thường xun đơn đốc và chủ trì nhiều cuộc giao ban, kiểm điểm tiến độ giải phóng mặt bằng tại các dự án trọng điểm nhằm kịp thời chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đơn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án.

- Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cũng thường xuyên chủ trì tiến hành nhiều cuộc họp đôn đốc, kiểm điểm tiến độ cơng tác giải phóng mặt bằng tại các địa bàn nơi thu hồi đất, tại các dự án trọng điểm để hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế chính sách BTHT&TĐC.

- Các Sở, ngành Thành phố, trên từng lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành mình, cũng đã chủ động kiểm tra, hướng dẫn giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường về đất, giá nhà, đất tái định cư, xác định nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất...; đồng thời các Sở, ban, ngành Thành phố cũng thường xuyên kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà, đất TĐC, đôn đốc các Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đảm bảo sớm hoàn thành đưa quỹ nhà, đất TĐC vào sử dụng để phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn Thành phố.

* Cấp quận, huyện

- Các quận, huyện đã tịch cực huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; Định kỳ hàng tuần, lãnh đạo UBND một số quận, huyện đã trực tiếp chủ trì giao BAN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG với các chủ đầu tư và lãnh đạo các xã, phường, thị trấn nơi thu hồi đất; đối với các vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền kịp thời đề xuất, báo cáo UBND Thành phố và Liên ngành xem xét giải quyết, đảm bảo triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn.

- Tại nhiều dự án, nhất là tại các dự án trọng điểm của Chính phủ và Thành phố, lãnh đạo cấp ủy đảng và chính quyền quận, huyện đã chỉ đạo các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tịch cực phối hợp với các đồn thể chính trị - xã hội cơ sở nơi thu hồi đất như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... để thành lập nhiều Tổ tuyên truyền đến từng nhà để tuyên truyền, vận động, giải thích người bị thu hồi đất chấp hành bàn giao mặt bằng cho dự án.

1.3.2. Về công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thu hồi đất giải phóng mặt bằng trong lĩnh vực thu hồi đất giải phóng mặt bằng

- Trong quá trình xây dựng các dự thảo Nghị định Chính phủ, các dự thảo Thơng tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013, Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cùng các Sở, ngành có liên quan đã tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến với các Bộ: Tài ngun và Mơi trường, Tài chính, Xây dựng,... liên quan đến cơng tác BTHT&TĐC (bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức Hội thảo lấy ý kiến trực tiếp, ban hành văn bản góp ý ...);

- Trên cơ sở các quy định của Luật đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố và các Sở, Ngành có liên quan đã chủ động nghiên cứu, tham mưu cho UBND Thành phố ban hành quy định về các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai và Nghị định Chính phủ giao như: Quyết định số 21/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 (quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất), Quyết định số 22/2014/QĐ - UBND ngày 20/6/2014 (quy định về hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất), Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 (quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất); Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 (về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc); Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014 (quy định về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội); Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND quy định về chính sách BTHT&TĐC; Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 về ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội... Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên có hiệu lực thi hành cùng với Luật Đất đai 2013, các Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của pháp luật.

1.3.3. Về công tác giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng

- Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng, khi phát sinh những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, UBND các quận, huyện đã chủ động tổng hợp, rà soát và báo cáo, đề xuất UBND Thành phố, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố để được xem xét, giải quyết.

- Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố đã cùng các Sở, ngành và UBND các quận, huyện có liên quan họp thống nhất để báo cáo, đề xuất UBND Thành phố giải quyết, chấp thuận nhiều cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn

(như các chính sách hỗ trợ về đất, chính sách bố trí tái định cư, tạm cư, hỗ trợ tự lo tái định cư...); Trong năm 2017, riêng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố đã chủ trì họp liên ngành giải quyết bình quân 10 - 20 nội dung vướng mắc/tuần.

- Các Sở, ngành Thành phố, trên từng lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành mình, cũng đã chủ động tịch cực giải quyết các nội dung liên quan đến giá bồi thường đất, giá nhà, đất tái định cư, đến nguồn gốc đất đai, đến tài sản hình thành trên đất,... cụ thể như:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên hướng dẫn các quận, huyện và các chủ đầu tư trong việc thu hồi đất, giao đất, xác định nguồn gốc đất, xác định mốc giới giải phóng mặt bằng; đối với cơng tác xác định giá đất làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ, trong năm 2017, Sở Tài nguyên và Mơi trường đã trình UBND Thành phố ban hành 21 Quyết định phê duyệt điều chỉnh giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và nhiều văn bản chấp thuận cho tiếp tục thực hiện giá đất ở đã được phê duyệt trong thời gian cuối năm 2016 (theo số liệu báo cáo của

Sở Tài nguyên và Môi trường);

+ Sở Xây dựng, trong năm 2017, đã thẩm tra hồ sơ, trình UBND Thành phố ban hành 45 Quyết định phê duyệt giá bán nhà tái định cư tại các khu TĐC thuộc quỹ nhà TĐC của Thành phố; tham mưu trình UBND Thành phố ban hành các Quyết định bán 1.433 căn hộ tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn Thành phố (theo số liệu báo cáo của Sở Xây dựng);

+ Sở Tài chính cũng đã thường xuyên phối hợp với Liên ngành trong việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ về đất; xác định giá bán nhà tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; tham mưu, nghiên cứu, đề xuất giải quyết các nội dung vướng mắc về chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; + Thanh tra Thành phố, trong năm 2017 đã chủ trì phối hợp cùng Liên ngành và UBND các quận, huyện (như Hà Đơng, Long Biên, Hồng Mai...) để xử lý, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng, các nội dung vướng mắc, tồn tại trong cơng tác giải phóng mặt bằng.

+ Các sở, ngành và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội khác của Thành phố là thành viên trong Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố cũng đã chủ động thực hiện nhiều nội dung hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi tọa đàm trao đổi, giải thích đến các hội viên, đồn viên về chủ trương, chính sách của Thành phố trong cơng tác giải phóng mặt bằng, qua đó nhận được sự ủng hộ của người dân Thủ đô đối với việc thu hồi đất thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố (Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường từ đường phạm hùng đến đường lê đức thọ tại phường mỹ đình 1, mỹ đình 2 (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)