Mức sống của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

3.4. Những biến đổi về xã hội trên địa bàn thị xã Từ Sơn, gia

3.4.2. Mức sống của người dân

a) Thu nhập

Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người của thị xã Từ Sơn tăng nhanh.

Bảng 3.25. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thị xã Từ Sơn theo giá thực tế (Đơn vị: nghìn đồng)

Thu nhập Năm 2000 2004 2010 Thu nhập bình quân đầu người/1 tháng 326,5 519,6 1.865,2 Thu nhập bình quân đầu người/1 năm 3.918,0 6.235,2 22.382,4

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn 2000, 2004, 2010

Ta thấy, thu nhập bình quân đầu người/1 tháng của địa bàn thị xã tăng nhanh, từ 326.5 nghìn đồng năm 2000 tăng lên 1.865,2 nghìn đồng năm 2010 (tăng gấp 3,6 lần so với năm 2004 và gấp 5,7 lần so với năm 2000). Như vậy hiện nay, thu nhập bình quân đầu người/tháng của thị xã cao hơn mức bình qn chung của tồn tỉnh Bắc Ninh là 41,4 nghìn đồng, cao hơn mức bình quân chung của khu vực Đồng bằng sơng Hồng là 272,7 nghìn đồng [17].

Tính riêng khu vực ngoại thị, thu nhập của người dân trong những năm gần đây cũng tăng nhanh. Trong vòng 10 năm, thu nhập của người dân ở khu vực ngoại thị đã tăng 5.2 lần (khu vực nội thị chỉ tăng 5,0 lần). Khoảng cách về thu nhập giữa khu vực nội thị và ngoại thị trên địa bàn cũng ngày càng rút ngắn: năm 2000, thu nhập của dân ở khu vực nội thị gấp 1,55 lần thu nhập của dân sống ở ngoại thị; năm 2006 là 1,37 lần; năm 2010 chỉ còn 1,5 lần.

Bảng 3.26. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo khu vực nội thị, ngoại thị

Đơn vị: nghìn đồng

Năm 2000 2004 2010

Khu vực nội thị 502,6 705,6 2.529,3

Khu vực ngoại thị 324,2 513,4 1.687,5

Nội thị so với ngoại thị (lần) 1,55 1,37 1,5

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn năm 2000, 2004, 2010

0 20 40 60 80 100 2004 2006 2008 2010 Năm % Thu khác

Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ Tiền công, tiền lương

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Hình 3.6. Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người của thị xã Từ Sơn chia theo nguồn thu

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn qua các năm

Như vậy, trên tồn thị xã thì: thu nhập từ nông – lâm – thủy sản đã giảm từ 21,6% năm 2004 xuống cịn 11,4% năm 2010. Trong khi đó thu từ tiền cơng, tiền lương tăng từ 24,2% năm 2004 lên 34,2% năm 2010. Thu từ công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng từ 32,9% năm 2004 lên 42,7% năm 2010. Thu từ các khoản khác giảm từ 21,3% năm 2004 xuống còn 11,7% năm 2010.

b) Chi tiêu cho đời sống

Các khoản chi tiêu cho đời sống của người dân cũng tăng lên đáng kể. Nghìn đồng 164.3 597.6 356 209.3 55 39 23.5 19.9 207.5 737 386.4 195.3 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2006 2008 2010 Năm

Chi ăn uống hút thường xuyên Chi ăn uống hút dịp Tết và các ngà lễ Chi khơng phải ăn uống hút

Hình 3.7. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/1 tháng theo giá thực tế phân theo khoản chi trên địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 2004 - 2010

Ta thấy mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/1 tháng trên địa bàn thị xã ngày càng tăng lên từ 379,5 nghìn đồng năm 2004 lên 1.390 nghìn đồng năm 2010. Trong đó, chi cho ăn uống hút thường xuyên tăng từ 164,3 nghìn đồng năm 2004 lên 597,6 nghìn đồng năm 2010; chi cho ăn uống hút dịp Tết và các ngày lễ tăng từ 19,9 nghìn đồng năm 2004 lên 55 nghìn đồng năm 2010; chi khơng phải ăn uống hút tăng từ 195,3 nghìn đồng năm 2004 lên 737 nghìn đồng năm 2010.

Như vậy, do thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã tăng nên các khoản chi tiêu cho đời sống của họ cũng tăng lên đáng kể, khiến cho chất lượng cuộc sống được nâng cao.

c) Tỷ lệ nghèo

Những năm gần đây, mùa màng liên tục bội thu, nhiều ngành nghề phát triển (nhất là công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp) nên thu nhập dân cư tăng lên, tình trạng hộ thiếu đói khơng cịn, tồn thị xã khơng cịn nhà tranh, tre, nứa lá. Chương trình vay vốn giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đượcUBND thị xã triển khai rộng khắp, bình quân mỗi năm duyệt cho vay được 15 dự án, với số tiền 40 triệu đồng/ dự án. Theo chuẩn nghèo quy định tại quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì tỷ lệ hộ nghèo của thị xã đã giảm từ 2,55% năm 2006 xuống còn 1,86% năm 2008 và 1,57% năm 2010. Đây là tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong tỉnh [17].

d) Nhà ở

Tình hình nhà ở của các hộ dân cư trên địa bàn thị xã Từ Sơn được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.

Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà tạm thời

Hình 3.8. Tỷ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà ở địa bàn thị xã Từ Sơn giai đoạn 1999 - 2010

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 và năm 2010

35,4%. 61,7% 2,7% Năm 1999 Năm 2010 43,8% 54,9% 1,3%

Ta thấy, tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở chia theo loại nhà ở có sự biến động trong giai đoạn 1999 – 2010: tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố tăng nhanh, từ 35,4% năm 1999 lên 43,8% năm 2010; tỷ lệ hộ có nhà bán kiên cố giảm từ 61,7% năm 1999 xuống còn 54,9% năm 2010; tỷ lệ hộ có nhà tạm thời chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm từ 2,7% năm 1999 xuống cịn 1,3% năm 2010. Số hộ có nhà tạm thời chỉ là các hộ cơ đơn, ít lao động hoặc thu nhập thấp.

e) Đời sống văn hóa, tinh thần

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì và lan truyền đến tất cả các thơn xóm trong thị xã, đã ngày càng phát huy tác dụng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa bàn. Năm 2000, tồn thị xã có 32/61 làng được cơng nhận làng văn hóa và 54% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Đến năm 2004 đã có 49/61 làng; hơn 70% số hộ đạt gia đình văn hóa và 39/61 thơn, làng đã có nhà văn hóa. Năm 2010 có 65% làng, khu phố đạt danh hiệu làng, khu phố văn hóa; có 58/81 thơn, làng, khu phố có nhà văn hóa, trong đó có 27 nhà văn hóa đạt chuẩn; khoảng 90% hộ đạt gia đình văn hóa (tiêu chuẩn của gia đình văn hóa là thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, làm kinh tế giỏi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, con cái chăm ngoan, gia đình hạnh phúc, vệ sinh mơi trường sạch sẽ, sống hịa thuận với xóm làng).

Thư viện là loại hình văn hóa quần chúng ln được thị xã coi trọng để đưa kiến thức về văn hóa, khoa học kỹ thuật, chủ trương đường lối của Đảng đến với cán bộ và nhân dân. Tỷ lệ xã, phường có thư viện tăng khá nhanh: năm 2004 là 25,5%, năm 2006 là 30,4%, năm 2008 là 31,4%, đến năm 2009 là 70,1%.

Hoạt động phát thanh, truyền hình trên địa bàn thị cũng ngày càng được chú trọng, đầu tư đổi mới CSVC kĩ thuật, tăng số buổi phát sóng và thời lượng phát sóng. Hiện nay, 100% số xã/phường ở thị đã được phủ sóng phát thanh và sóng truyền hình.

Nhìn chung, làn sóng đơ thị hố cùng với sự phát triển hạ tầng văn hoá xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền... đã làm cho diện mạo của thị xã và đời sống tinh thần dân cư thị xã ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Sự xuất hiện những yếu tố văn hố đơ thị mới mẻ, hiện đại; sự truyền bá các sản phẩm văn hố, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ... làm cho văn hố làng q có những sắc thái mới. Mức sống

văn hố, trình độ hưởng thụ và tham gia sáng tạo văn hoá của nhân dân các vùng đơ thị hố được nâng lên.

Trên cơ sở phân tích các tác động của quá trình ĐTH đến biến đổi KT – XH của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010 ở trên, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà q trình ĐTH mang lai.

Bảng 3.27. Phân tích SWOT về ảnh hưởng của ĐTH đến biến đổi KT – XH của thị xã Từ Sơn giai đoạn 2000 – 2010

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weakness)

1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2. Chuyển dịch cơ cấ lao động, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề

3. Kết cấu hạ tầng của khu vực không ngừng được nâng cấp và xây dựng mới, tạo điều kiện cho đời sống của người dân được nâng lên.

4. ĐTH làm cho các dịch vụ về tài chính, thương mại, y tế và giáo dục phát triển nhanh chóng

5. Là cơ sở để giảm đói nghèo

1. Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn.

2. Lao động nông thôn thiếu việc làm 3.Cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân trên địa bàn.

4. Cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nhanh chóng

5. Áp lực về công việc, áp lực về chi tiêu hàng ngày.

Cơ hội (Opportunies) Thách thức (Threaten)

1. Mang lại cơ hội việc làm cho người lao động trên địa bàn.

2. Nâng cao trình độ dân trí cho người dân.

3. Người dân có điều kiện tiếp xúc với những thông tin, kiến thức mới.

4. Mở ra sự hội nhập giữa các khu vực

1. Thiếu việc làm cho những người lao động khơng có trình độ.

2. Nguy cơ thất nghiệp gia tăng.

3. Những nét đẹp truyền thống bị tổn hại.

4. Tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng

Tóm lại: Q trình đơ thị hóa trong những năm qua đã tạo nên những biến đổi mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của thị xã Từ Sơn ở cả 2 mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của đơ thị hóa là đã dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, tạo đà cho KT – XH nói chung phát triển. Khơng chỉ có vậy, ở khía cạnh người dân thị xã nó cũng tạo ra

nhiều sự thay đổi như: thu nhập ngày càng tăng lên, các điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, bắt đầu có sự thay đổi về tư duy sản xuất, coi trọng hơn về “chất” của lao động,...Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đó thì đơ thị hóa cũng gây ra khơng ít những ảnh hưởng cho người dân nói riêng và tồn thị xã nói chung. Sự mất cân đối về thu nhập giữa vùng nơng thơn và đơ thị. Ngun nhân chính là do những người dân đơ thị năng động hơn vì họ gần với các nhà máy, xí nghiệp và được tiệp xúc với những dịch vụ phát triển hơn nên thu nhập của họ cao hơn. Trong khi người dân nơng thơn thì vẫn chung thành với sản xuất nông nghiệp – với cách thức làm việc “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và đó là nguyên nhân dẫn đến việc thấp cả về thu nhập, trình độ lẫn việc tiếp cận với các dịch vụ phát triển. Do vậy, họ đã khó khăn lại càng khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)