Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 34)

4. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quá trình đơ thị hóa ở thị xã

2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Khí hậu

Từ Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C.

Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

Số giờ nắng trung bình các tháng/năm 139,32 giờ, số giờ nắng tháng thấp nhất 46,9 giờ (tháng 2), tháng có số giờ nắng cao nhất 202,8 giờ (tháng 7). Tổng số giờ nắng trong năm 1671,9 giờ.

Độ ẩm khơng khí trung bình năm 84%, trong đó tháng có độ ẩm khơng khí lớn nhất là 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm khơng khí thấp nhất 70% (tháng 12).

Nhìn chung Từ Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Yếu tố hạn chế lớn nhất là mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các cơng trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích.

b) Địa chất, địa hình * Địa chất

Đặc điểm địa chất thị xã Từ Sơn tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Từ Sơn mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackei – paleozoi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đơng Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Trải qua giai đoạn phát triển tam giác châu và hiện nay đang trong giai đoạn phát triển của đồng bằng bồi tích phù sa sơng. Q trình bồi lấp của đồng bằng tuy chưa hoàn thiện, nhưng hiện đã bị ngừng do hệ thống đê ngăn lũ dọc các sông lớn.

* Địa hình

Do nằm trong vùng đồng bằng Sơng Hồng nên địa hình Từ Sơn khá bằng phẳng. Hầu hết diện tích đất trong thị xã đều có độ dốc < 30. Địa hình

vùng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 – 6,0 m so với mặt nước biển.

Nhìn chung địa hình của thị xã thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

c) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm: sơng Ngũ Huyện Khê, ngịi Ba Xã và hàng trăm ha mặt nước ao hồ. Sông Ngũ Huyện Khê là nguồn nước mặt chủ yếu của thị xã Từ Sơn và là ranh giới với huyện n Phong. Đoạn sơng Ngũ Huyện Khê chảy qua phía Nam thị xã từ phường Châu Khê qua phường Đồng Kỵ, xã Hương Mạc, xã Tam Sơn rồi chảy sang huyện Yên Phong, dài khoảng 10km. Sông Ngũ Huyện Khê nối liền sông Cầu, rất thuận lợi cho tưới tiêu. Tuy nhiên sông Ngũ Huyện Khê là con sông phải chịu tiếp nhận nước thải nhiều nhất từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Ước tính tổng lượng nước thải xả xuống dịng sơng là 20.000(m3/ngày), chất lượng nước sông đã bị xuống cấp nghiêm trọng, dịng sơng trở thành một mương thốt nước thải của làng nghề

Hệ thống sơng ngịi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ hiện có tạo điều kiện cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, sinh hoạt cũng như cải tạo đất.

- Nguồn nước ngầm: Qua thực tế sử dụng của người dân trong thị xã cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2- 5 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khơ, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

d) Tài nguyên đất

Tính đến ngày 1/1/2010 tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã là: 6.133,23 ha, trong đó: .

- Đất nông nghiệp: 3.172,46 ha, chiếm 51,73%. - Đất phi nông nghiệp: 2.939,94 ha, chiếm 47,93%. - Đất chưa sử dụng: 20,83 ha, chiếm 0,34%.

Về lý tính: Đa phần đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, có kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa, và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, dễ làm, thoát nước tốt).

Về hóa tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá. Đạm tổng số khá đến giàu. Lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo đến trung bình. Độc tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)