Số lao động nông nghiệp trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 72)

Đơn vị: Người

Năm 2000 2004 2010

Lao động nơng nghiệp

Trong đó lao động thất nghiệp

36.880 3.892 30.473 4.540 33.000 6.155

Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn 2000, 2010

Ta thấy, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn thị xã ngày càng giảm dần nhưng số lượng lao động thất nghiệp trong nông nghiệp lại ngày càng tăng. Ngun nhân là do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, một số diện tích đất trồng lúa bị lấy đi nhưng chưa kịp thời có chính sách đầy đủ, hợp lý nhằm thu hút và sử dụng lực lượng lao động này, dẫn đến tình trạng người nơng dân khơng cịn ruộng đất để canh tác, trở thành nông dân không ruộng đất và thất nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, những lao động “dư thừa” này có thể tham gia vào các ngành nghề khác nhau tại địa phương hoặc có thể đi lao động ở các địa phương khác để duy trì và phát triển kinh tế gia đình của họ.

Mức sống của hộ gia đình so với trước khi bị thu hồi quyền sử dụng đất canh tác: Theo kết quả điều tra của 100 hộ gia đình bị thu hồi đất trong giai đoạn 2005 – 2010, thì có đến 54 ý kiến cho rằng mức sống của họ không thay đổi so với trước khi bị thu hồi đất canh tác, 39 ý kiến cho rằng mức sống của họ tốt hơn và 7 ý kiến cho rằng mức sống của họ giảm đi so với trước khi thu hồi đất.

b) Mất việc làm trong nông nghiệp do đất đai canh tác bị thu hồi trong quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa

Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển công nghiệp và đô thị cộng thêm một bộ phận các hộ nơng dân phải bỏ ruộng (vì ruộng khơng cịn canh tác được do ô nhiễm chất thải công nghiệp, do hệ thống kênh mương bị ngăn chặn hoặc bị lấp bởi các khu công nghiệp) đã khiến nhiều nông dân bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm ngay trên mảnh đất đã từng sinh sống gắn bó qua nhiều thế hệ. Với những hộ gia đình có đất bị thu hồi, ngồi một bộ phận khơng nhiều lao động được tuyển vào doanh nghiệp trên địa bàn nơng thơn hoặc đi tìm việc làm mới ở các đơ thị, các khu cơng nghiệp lớn thì phần đơng lao động vẫn ùn đọng trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Một bộ phận lao động tiếp tục sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất canh tác ngày càng thu hẹp, một bộ phận chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp giản đơn. Qua kết quả khảo sát với những hộ gia đình có đất bị thu hồi, thì có tới 50% hộ vẫn giữ nguyên nghề cũ (sản xuất nông nghiệp), 38% hộ có việc làm mới ổn định, và 12 % số hộ khơng có việc làm hoặc có việc làm khơng ổn định. Nếu so với cả nước thì số lao động bị thu hồi đất tìm được việc làm mới ổn định ở địa bàn vẫn cao cao hơn mức trung bình cả nước (cả nước là 13%) và số lao động khơng có việc làm hoặc có việc làm khơng ổn định thấp hơn mức trung bình cả nước (cả nước là 20%) [3]. Điều đó chứng tỏ những thành cơng nhất định của thị xã Từ Sơn trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư đối với nông dân bị thu hồi đất...Tuy nhiên 12% lao động khơng có việc làm hoặc việc làm không ổn định cũng là một con số khá cao, gây ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề phúc lợi xã hội, làm cho một bộ phận dân cư ở nơng thơn vẫn có mức sống thấp (hoặc bấp bênh).

Nhìn chung, người nơng dân khơng dễ dàng tìm được việc làm ổn định sau khi mất ruộng, đặc biệt là trong điều kiện chất lượng nguồn nhân lực này vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh CNH, ĐTH hiện nay. Theo kết quả điều tra, của 100 hộ gia đình bị mất đất thì có 29 chủ hộ có trình độ Trung học phổ thơng, 53 chủ hộ có trình độ Trung học cơ sở, 18 chủ hộ có trình độ Tiểu học. Đây là những khó khăn đối với cơng tác đào tạo nghề cho lực lượng dơi dư trong q trình chuyển đổi cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất.

c) Tâm lý người dân mất đất do thu hồi

Đất đai là kế sinh nhai của các hộ gia đình làm nơng nghiệp. Vì vậy, việc thu hồi đất khơng chỉ ảnh hưởng lớn đến lao động, việc làm của hộ bị thu hồi đất mà còn ảnh hưởng lớn đến thu nhập, điều kiện sống của gia đình họ. Do đó, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho họ, việc bồi thường cho các hộ có đất nơng nghiệp bị thu hồi bằng tiền đã bù đắp được một phần ảnh hưởng đó điều này được thể hiện ở các mặt sau:

- Trước hết người dân có một khoản khá lớn từ tiền bồi thường cho diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi và có thể mua lại đất nơng nghiệp ở nơi khác.

- Từ tiền bồi thường, có thể mua sắm các cơng cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.

- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con em học tập, nhằm đào tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.

- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, xe máy, tủ lạnh điện thoại…

Trong kết quả phiếu điều tra thì người có đất bị thu hồi đất sử dụng số tiền được bồi thường để làm vốn kinh doanh buôn bán là lớn nhất, cụ thể chiếm 38% và sử dụng số tiền được bồi thường đầu tư cho con cái học hành chiếm 28%. Nhìn chung, suy nghĩ này có chiều hướng rất tích cực và phù hợp với xu thế hiện đại. Trong điều kiện đất nước ta đang phát triển, tri thức đóng vai trị rất quan trọng, khi đất là tư liệu sản xuất đã mất, người nơng dân có thể “trắng tay” nếu cứ sử dụng khoản tiền bồi thường một cách khơng có kế hoạch, mua sắm hoặc tiêu xài hoang phí. Nếu muốn cải thiện cuộc sống, thoát khỏi sự lạc hậu, khơng cịn cách nào khác là phải học tập, học văn hoá, học nghề chuyển đổi

nghề nghiệp kinh doanh…

Tuy nhiên, khi hỏi về mức độ hài lòng của người dân về giá đất đền bù khi bị thu hồi đất thì có tới 65 người (trên tổng số 100 người được hỏi) khơng hài lịng với mức giá đền bù, 15 người hài lịng, cịn lại là khơng có ý kiến. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến cho tâm trạng của người dân bức xúc trong quá trình CNH - ĐTH. Lý do dẫn đến sự bất bình với giá đền bù đất, là sự thiếu nhất quán trong giá đất, người nào nghiêm chỉnh chấp hành thì nhận giá thấp, cịn người khác “đấu tranh” thì sau lại được nâng cao lên cao hơn, có khi nhiều gấp hơn hai lần giá đền bù được định giá ban đầu.

Điều bức xúc thứ hai của người dân là việc làm sau khi bị thu hồi đất. Khi được tuyên truyền về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phần lớn người dân đều có hy vọng sẽ có được việc làm trong các xí nghiệp, khu cơng nghiệp được xây dựng trên chính những thửa ruộng mà nhiều năm qua họ cấy cày. Người dân tin vào những lời hứa hẹn của lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp nhưng thực tế lại không như họ mong đợi.

3.3. Kết cấu hạ tầng không ngừng đƣợc nâng cấp và xây dựng mới

3.3.1. Mạng lưới điện

Thị xã Từ Sơn vốn là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tập trung nhiều khu công nghiệp cũng như nhiều làng nghề với nhu cầu điện lớn. Để đảm bảo nhu cầu hiện tại cũng như khả năng phát triển trong tương lai, mạng lưới điện của thị xã không ngừng được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới, nâng công suất của các trạm biến áp trung gian. Hiện nay, toàn thị xã Từ Sơn người dân được cấp điện 100% dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Trên các tuyến đường trục trung tâm của thị xã và đường trục chính của các phường, xã đều đã có hệ thống điện chiếu sáng đô thị. Tổng chiều dài đường đô thị được chiếu sáng khoảng 28km.

3.3.2. Hệ thống giao thông

Mạng lưới giao thông trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong những năm qua đã được quan tâm và đầu tư tích cực. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông thuộc thẩm quyền của thị xã và của xã, phường quản lý được đầu tư rất mạnh đáp ứng cho nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó nhiều tuyến đường mới đã được quy hoạch và nâng cấp với nguồn kinh phí lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu, các cụm công nghiệp trên địa bàn và giao lưu trao đổi hàng hoá giữa thị xã với tỉnh thành phố trong khu vực. Như Quốc lộ 1B, tỉnh lộ 277, tỉnh lộ 287,

các tuyến huyện lỵ: đường Chùa Dận đi Cầu Tháp, Đền Đô, Phù Chẩn đi Tân Hồng và đã xây dựng xong cầu Tiến Bào, cầu Đồng Hương, cầu Tương Giang...

3.3.3. Hệ thống trường học

Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của thị xã đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố đều khắp các xã, phường trên địa bàn. Hệ thống trường, lớp liên tục được mở rộng cả về số lượng lẫn quy mô đào tạo và CSVC kỹ thuật từng bước được cải thiện. Loại hình nhà trẻ và mẫu giáo ngồi cơng lập ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học phục vụ phát triển bền vững làng nghề quảng bố, xã quảng phú, huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)