PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 65 - 70)

ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TIỀN HẢI

2.4.1. Phân tích hiệu quả của sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất

Thái Bình là một vùng trọng điểm lúa của đồng bằng sơng Hồng, góp phần khơng nhỏ trong việc bảo đảm an toàn lương thực của nước ta. Huyện Tiền Hải với điều kiện tự nhiên thuận lợi, các nguồn tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho phát triển các ngành kinh tế trên nhiều lĩnh vực: nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ và du lịch.

Qua số liệu điều tra ta thấy diện tích đất nơng nghiệp của huyện chiếm gần 66% tổng diện tích tự nhiên đây là một tỷ lệ rất lớn bởi đây là một huyện vùng đồng bằng.

bởi mật độ dân số các vùng đồng bằng thường tương đối cao so với các vùng khác. Nhưng huyện Tiền Hải là huyện ven biển nên nhiều lao động nông dân sinh sống bằng nghề biển hoặc vào làm cơng nhân tại các Cơng ty, nhà máy, xí nghiệp… nên áp lực thiếu đất để sản xuất nông nghiệp không lớn và vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân địa phương. Đất nông nghiệp phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở xã Nam Phú 1.434,71 ha, xã Nam Hưng 939,93 ha và ít nhất ở thị trấn Tiền Hải 37,42 ha, xã Nam Cường 199,42 ha. Tiềm năng đất nơng nghiệp dồi dào, phì nhiêu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất làm cơ sở cho sự phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Tiền Hải đã xác định rõ quy mơ, vị trí các loại đất nơng nghiệp trên lãnh thổ với các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất cụ thể.

Là một huyện có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và đánh bắt thủy hải sản, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất trong thời gian qua trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực tạo cơng ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân trong huyện.

Tuy nhiên, một số loại đất đạt chỉ tiêu thấp như đất sản xuất kinh doanh đạt 52,21%, đất có mục đích cơng cộng đạt 89,4% so với chỉ tiêu được duyệt, do kinh phí đầu tư xây dựng cịn hạn chế. Việc lồng ghép vấn đề bảo vệ mơi trường và biến đổi khí hậu trong quy hoạch sử dụng đất nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn này chưa được thể hiện trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.

* Hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp

Là huyện có thế mạnh về nơng nghiệp nhưng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp rất hạn chế (bình qn diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên hộ chỉ vào khoảng 0,25 ha), lại luôn phải chia sẻ đất đai cho các mục đích dân sinh, kinh tế khác. Năm 2010 sản lượng lúa tồn huyện đạt 140.771 tấn. Lương thực bình qn đầu người đạt 680,7kg, .

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất được đẩy mạnh; cơ cấu giống lúa chuyển đổi nhanh sang trồng các giống lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao; đã quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển một số vùng lúa chất lượng cao, khu chăn nuôi và vùng nuôi

thủy sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã chuyển 722ha đất cấy lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các cây con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất lúa bình quân đạt 125,5 tạ/ha/năm. Diện tích cây vụ đơng hàng năm đều tăng, nhất là cây vụ đông trên đất hai lúa. Bước đầu thực hiện quy vùng sản xuất cây màu với diện tích lớn như ở Vân Trường, An Ninh, Vũ Lăng, Nam Hồng, Đông Xuyên, Nam Thanh, ...Việc cải tạo vườn tạp, ao hồ sang trồng cây ăn quả, cây cảnh và nuôi thủy sản được đẩy mạnh.

Với đặc thù của một huyện đồng bằng ven biển, phần diện tích đất lâm nghiệp không lớn nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chắn gió, chắn sóng, chắn cát, bảo vệ hệ thống đê điều, khu dân cư, điều hồ khí hậu mơi trường, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nước ven biển. Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp là 984,99ha, tăng 33,51ha so với năm 2000.

* Hiệu quả sử dụng đất phi nông nghiệp

Đây là loại đất sử dụng có hiệu quả của huyện Tiền Hải. Các loại đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ đang có chiều hướng ngày càng tăng, mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Tuy nhiên, chất lượng các cơng trình cơng cộng, hạ tầng kỹ thuật, văn hố phúc lợi công cộng, đã và đang bị xuống cấp, hạn chế hiệu quả sử dụng.

2.4.2. Dự tính các tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất dụng đất

a) Tác động của nước biển dâng

Căn cứ vào kịch bản BĐKH mà Trung tâm tư vấn Khí tượng Thủy văn và Mơi trường xây dựng cho kịch bản về nước biển dâng cho tỉnh Thái Bình thì nếu mực nước biển dâng 50 cm thì diện tích đất có nguy cơ ngập lụt trên địa bàn tỉnh Thái Bình là 11,8% diện tích của tỉnh và nếu mực nước biển dâng lên 100 cm thì sẽ có khoảng 31,4% diện tích của tỉnh có nguy cơ bị ngập lụt. Sự gia tăng dân số trong khi diện tích đất lại giảm đi thực sự là thách thức to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Là huyện ven biển, nguy cơ vùng đất ngập nước ven biển sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai bão lũ gia

thủy sản, các vùng đất, bãi ni trồng thủy sản sẽ bị sóng phá hủy, ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng dân cư ven biển khi bị mất đất ở và đất sản xuất.

Nước biển dâng cũng làm cho chất lượng nước thay đổi, nước biển dâng vào mùa khô kết hợp với triều cường sẽ làm mặn xâm nhập sâu vào trong sông dẫn đến một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp và ni trồng thủy hải sản bị nhiễm mặn, làm giảm năng suất, các khu vực nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt cũng bị thiệt hại do tơm, cá chậm phát triển hoặc có thể chết do độ mặn tăng cao.

Mực nước biển dâng lên kết hợp với triều cường và cường độ bão tăng lên sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái đất và đe dọa sự sống cịn của diện tích rừng ngập mặn và các lồi sinh vật đa dạng trong đó. Khi mực nước biển dâng cao; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt.

b) Tác động của nhiệt độ, lượng mưa và thiên tai

Biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi về thời gian mưa và lượng mưa. Những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa có thể dẫn đến thay đổi lớn tỷ lệ dòng chảy, tăng khả năng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán và lũ lụt.

Nhiệt độ tăng kéo theo hiện tượng xâm nhập mặn tăng lên, thiếu hụt nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Điều này làm mất một phần đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản do thiếu hụt nguồn nước ngọt. Tình trạng nghèo đói gia tăng, xung đột tranh chấp tài nguyên và đất cư trú, xung đột sinh thái cũng gia tăng, ảnh hưởng nhiều đến sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất. Hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trên đất nơng nghiệp và ni trồng thủy sản, đất rừng ngập mặn. Việc mưa quá nhiều hay quá ít cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, sản xuất cũng như quá trình sử dụng đất của người dân, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Mưa quá nhiều dẫn đến các hiện tượng xói mịn và sạt lở đất, ảnh hưởng không nhỏ tới cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống đê điều kéo theo nhiều bất cập trong việc quản lý và sử dụng đất cũng như lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Bên cạnh đó, hiện tượng các thời tiết cực đoan trong thời gian gần đây diễn biến rất phức tạp và khó lường. Các biểu hiện bất thường như rét đậm rét hại kéo dài.

Điển hình nhất là đợt rét đậm kéo dài 38 ngày vào tháng 1 và tháng 2 năm 2008, từ ngày 03/01 đến ngày 03/02/2011 làm trâu, bò chết rét. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự thích nghi của người dân, gia súc, gia cầm, ảnh hưởng đến lịch mùa vụ, năng suất cây trồng trong sản xuất.

Để giảm nhẹ những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra và lên kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu, cần có một sự phối hợp liên ngành giữa các bên liên quan trong việc dự báo thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra với tài nguyên đất để từ đó làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng hợp lý đất đai trên địa bàn huyện.

Bảng 2.13. Thống kê các tác động của biến đổi khí hậu tới sử dụng tài nguyên đất tại huyện Tiền Hải

STT Đối tượng có khả năng

bị tác động

Yếu tố liên quan đến đối tượng

Tác nhân do biến đổi khí hậu

Ảnh hưởng tới sử dụng đất

1

Con người - Sinh kế - Thu nhập - Giải trí, du lịch

- Nước biển dâng, xâm nhập mặn - Bão và ATNĐ, lũ lụt Đất ở, sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp, NTTS 2 Cơ sở hạ tầng - Hạ tầng đô thị - Hệ thống đê điều Bão và ATNĐ, lũ lụt, sạt lở đất

Đất phi nông nghiệp

3 Môi trường Cảnh quan, không gian

Xâm nhập mặn, các hiện tượng thời tiết cực đoan

Đất ở, sản xuất công, nông, diêm nghiệp, NTTS 4 Hệ sinh thái

và đa dạng sinh học

Rừng ngập mặn Xâm nhập mặn, các hiện tượng thời tiết cực đoan

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CÁC MƠ HÌNH HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN TIỀN HẢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)