Hình 2 .4 Kịch bản về BĐKH cho tỉnh Thái Bình mùa hè
Hình 2.7 Kịch bản về lượng mưa tại tỉnh Thái Bình
Bảng 2.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thái Bình 6-9 9-13 11-17 15-23 18-30 21-37 23-44 25-51 27-58
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất trong khoảng từ 60 cm đến 71 cm.
Bảng 2.10. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thái Bình 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng cao nhất trong khoảng từ 66 cm đến 86 cm.
Bảng 2.11. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm)
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thái Bình 8-9 12-14 16-19 22-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86
(Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)
2.3.2. Biểu hiện và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu những năm gần đây
Theo kết quả phân tích số liệu khí hậu của các trạm thuộc tỉnh Thái Bình, biến đổi của các yếu tố khí hậu những năm gần đây có những điểm đáng lưu ý sau:
* Nhiệt độ
Trong giai đoạn từ 1960 đến 2010, nhiệt độ trung bình cả năm tăng khoảng 0,4oC, nhiệt độ trung bình mùa mưa tăng 0,9oC, và mùa khô nhiệt độ trung bình tăng 0.35oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Nhiệt độ mùa xuân và mùa thu cũng có xu thế tăng nhẹ, đặc biệt là mùa xuân nhiệt độ tăng không đáng kể trong giai đoạn 1960 – 2010. Vào tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đơng) có độ lệch chuẩn là 1,30C; tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) là 0,50C và chung cho cả năm là 0,70C. Biến suất tương ứng cho các tháng I, VII và cả năm lần lượt là 8,2%; 1,8%
và 3,0%. Như vậy ở Thái Bình, mức độ biến đổi của nhiệt độ, xét về trị số tuyệt đối hay biến suất, tương đối lớn trong mùa đông, nhỏ hơn trong cả năm và mùa hè thì mức độ biến đổi là không nhiều.