3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CƠNG TÁC HỒN THỔ TẠII CÁC MỎN GHIÊN CỨU
3.1.1. Mỏ khai thác và chế biến quặng Kỳ Xuân
Công ty Cổ phần Phát triển Khoáng sản 4 (thuộc Tổng Công ty Khoáng sản - TKV) bắt đầu khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan tại khu vực xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1997. Công ty sử dụng chủ yếu công nghệ khai thác lộ thiên và tuyển thô bằng phương pháp trọng lực trên vít đứng và tuyển tinh bằng máy từ nam châm vĩnh cửu. Khu vực khai thác và tuyển ở xã Kỳ Xuân bao gồm 3 khai trường khai thác là Xuân Thắng, Xuân Phú và Xuân Tiến. Hiện nay khai trường khai thác thuộc 3 khu vực này đã kết thúc, lần lượt vào các năm 2013 (các khai trường Xuân Thắng và Xuân Phú) và 2014 (khai trường Xn Tiến).
Hình 2: Vị trí khu vực mỏ Kỳ Xuân a. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác a. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác
* Chất thải rắn
bình thải ra tại các khu vực khai thác Kỳ Xuân là 72.000 m3/năm. Như vậy cho đến hết năm 2013, tổng khối lượng đất cát thải và quặng đuôi đã thải ra ở khu vực này là khoảng 900.000 m3.
Để xác định tính chất của quặng thải, đề tài đã tiến hành lấy mẫu chất thải rắn trước và sau khi tuyển quặng để phân tích một số tính chất của quặng. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng sau
Bảng 2. Một số tính chất của quặng thải khu vực khai thác và tuyển xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Mẫu Q1 Q2 Q3 Tọa độ 18014’715 106011’542 18014’717 106011’440 18013’433 106010’863 Cr (mg/kg) 691 1320 2040 Mn (mg/kg) 366 143 KPH Fe (mg/kg) 6020 5120 11500 Ni (mg/kg) 2370 4420 11200 Cu (mg/kg) 1300 2240 6560 Zn (mg/kg) 676 1090 3260 Pb (mg/kg) KPH KPH KPH Hg (mg/kg) 213 381 1240 Zr (mg/kg) 480 19 2940
Mẫu được lấy tại thời điểm tháng 3/2014
Q1: Mẫu cát thải sau tuyển và được sử dụng để hoàn thổ cho khu vực khai thác
Q2: Mẫu cát thải sau khi tuyển, thải ra từ năm 2001
Q3: Mẫu quặng titan sa khống trước khi tuyển thơ ở khu vực khai thác
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng trong các mẫu quặng ban đầu trước khi tuyển rất cao. Sau khi tuyển, hàm
lượng các kim loại nặng này giảm đi rất nhiều.
Kết quả khảo sát cho thấy, quá trình khai thác và tuyển quặng tại mỏ Kỳ Xuân, đơn vị khai thác không sử dụng bất kỳ hóa chất hay thuốc tuyển nào do vậy thành phần cát, quặng đuôi thải không chứa thành phần thuốc tuyển/hóa chất. Thành phần chính của quặng thải ở đây là cát (SiO2).
* Nước thải
Nước thải ở khu vực khai thác và chế biến quặng Kỳ Xuân chủ yếu sinh ra từ quá trình tuyển quặng. Nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho khai thác và tuyển quặng chiếm khoảng 1120.500m3/năm, được lấy từ các con suối gần khu vực mỏ. Một khối lượng nước tương tự được thải ra môi trường cùng với quặng đuôi sau tuyển, do vậy lượng nước thải từ khai thác và tuyển đã thải ra khoảng 812.500 m3.
Các tính chất của nước thải từ quá trình tuyến quặng tại mỏ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3. Tính chất của nước thải từ quá trình tuyển quặng tại mỏ khai thác xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Nước thải Tọa độ pH Độ
đục Fe SO4 -2 PO4-3 Tổng P Mn Đơn vị NTU mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Nước thải trong hồ lắng 18014’666 106011’579 6,2 40 0,02 0,07 0,03 0,07 0,2 Nước thải, đầu vào hồ lắng 18014’666 106011’579 6,4 32 0,63 1,1 0,07 0,01 2,4
Trong quá trình khai thác và tuyển ở khu vực Kỳ Xuân đã không sử dụng bất kỳ một loại hoá chất hay thuốc tuyển nào vì vậy thành phần hố học
của nước thải tương tự như thành phần của nước cấp đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên nước thải khu vực này có độ đục cao do các chất rắn lơ lửng.
b. Hiện trạng khai thác và hoàn thổ tại mỏ
Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, mỏ Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh do Công ty phát triển khoáng sản 4 khai thác. Khu đất này nguyên là những doi cát sạch khơng chứa sét hoặc lớp đất mùn ở phía trên mặt. Trước khi khai thác, ở khu vực này cây cối hầu như khơng đáng kể, chỉ có một số bụi cây thưa thớt và rất thấp với một ít lồi cỏ dại có thể sống được trên cát.
Theo nhiều kết quả điều tra và nghiên cứu cho thấy, thông thường khi tiến hành khai thác mỏ, đơn vị khai thác ngoài việc lấy tồn bộ diện tích đất khu vực khai thác, cịn phải lấy thêm một phần diện tích đất khác để làm nơi chứa chất thải và khi khai thác xong mới tiến hành hồn thổ mơi trường khu vực khai thác. Do đó diện tích lấy đất phục vụ quá trình khai thác cũng như những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các chất thải phát sinh là rất lớn. Tuy nhiên theo khảo sát của đề tài thì tại mỏ Kỳ Xuân, đơn vị khai thác và tuyển quặng là Cơng ty phát triển khống sản 4 đã áp dụng biện pháp khai thác và hồn thổ mơi trường theo phương pháp cuốn chiếu. Tức là công ty tiến hành khai thác đến đâu sẽ hồn thổ mơi trường đến đó.
Theo kết quả điều tra của đề tài, hiện nay đơn vị khai thác và hồn thổ mơi trường tại mỏ vẫn chưa có một quy trình hồn thổ cụ thể nào. Q trình hồn thổ môi trường thông thường được tiến hành bằng biện pháp: Sau khi chất thải rắn phát sinh sẽ được vận chuyển đến khu vực cần hoàn thổ để phục vụ việc san lấp mặt bằng khu vực đã khai thác, sau đó tiến hành trồng cây xanh để hồn thổ mơi trường. Các loại cây trồng được sử dụng chủ yếu là cây Phi lao để ổn định và giữ đất và phục hồi mơi trường khu vực.
Tính đến nay, tổng diện tích khu vực mỏ mà đơn vị khác thác đã khai thác xong là 74 000m2 và diện tích đã hoàn thổ là 59 000m2
Khai trêng khai thác khống sản và hồn thổ mơi trường - K Xuõn - H Tnh Bin Đông Đất trồng lúa Đồi trọc Đất trồng lúa Khu dân cư Đồi trọc Khu vực chua hon th Khu vc hn th Bin ng Đất trồng lúa Đất trồng lúa Khu dân cư Đồi trọc Bin §«ng
Hình 3: Sơ đồ khu vực mỏ Kỳ Xn
3.1.2. Mỏ khai thác và chế biến quặng Cẩm Hòa, thị trấn Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh
Mỏ Cẩm Hòa, thị xã Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh được Tổng Cơng ty Khống sản & Thương mại Hà Tĩnh (thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh) khai thác và tuyển quặng sa khoáng titan từ năm 1997 với cơng suất khai thác trung bình là 176.200 tấn/năm.
Đánh giá các chất thải phát sinh từ hoạt động khai thác mỏ cụ thể như sau:
a. Hiện trạng môi trường khu vực khai thác * Tổng lượng chất thải rắn
Tại mỏ Cẩm Khê, để phục vụ cho quá trình khai thác và chế biến quặng titan, đơn vị khai thác là Tổng Cơng ty Khống sản & Thương mại Hà Tĩnh đã bố trí một bãi chứa chất thải với kích thước 80 x 65 (m). Đây cũng chính là một trong các moong đã được khai thác và sẽ được hồn thổ mơi trường.
Theo kết quả điều tra, lượng chất thải rắn từ quá trình khai thác mà các đơn vị trong Tổng Công ty đã thải ra trung bình khoảng 6.700.000 m3/năm.
Tính đến hết năm 2013, tồn bộ lượng chất thải rắn từ khai thác chiếm khoảng 69.600.000 m3.
Lượng quặng đi (cát) thải trung bình từ tuyển tinh là 40.660 m3/năm. Thống kê đến hết năm 2013, tổng lượng quặng đuôi đã thải từ khi khai thác là khoảng 449.000 m3. Lượng cát thải này đã được đơn vị sử dụng làm gạch block.
Nước thải
Tổng Công ty sử dụng nước ngầm cho khai thác và tuyển titan sa khoáng. Lượng nước sử dụng là 32.000 m3/ngày đêm. Nước tuyển được lấy từ moong đã khai thác. Lượng nước thải ra hàng năm từ quá trình khai thác là 7.040.000 m3 và được đưa vào hồ chứa. Tổng lượng nước thải ra cho đến hết năm 2013 là 77.440.000 m3. Nước thải này được sử dụng tuần hoàn trong q trình tuyển quặng.
Kết quả phân tích mẫu nước và mẫu trầm tích ở trong hồ bị tác động của các hoạt động khai thác được nêu ở bảng 4 và bảng 5.