Phương pháp trồng cây chắn gió có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường tại một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên (Trang 51 - 55)

Xói mịn do nước được coi là nguyên nhân chủ yếu và có khả năng gây tác động lớn đến mơi trường khu vực nếu q trình khai thác mỏ khơng có các biện pháp để kiểm sốt và giảm thiểu.

Sự xói mịn đất do nước gây ra bao gồm hai giai đoạn. Trước hết đất cục bị vữa ra thành các hạt mịn, sau đó các hạt mịn này trơi theo sườn dốc xuống phía dưới. Mức độ xói mịn phụ thuộc vào cường độ của các trận mưa, cấu trúc đất, địa hình khu vực, chiều dài và độ dốc của các sườn nghiêng, số lượng thực vật phủ trên lưu vực và các biện pháp chống xói mịn được áp dụng. Trong đó biện pháp phịng chống xói mịn được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới khả năng xói mịn có thể xảy ra trong khai thác khống sản.

Vì vậy, trong kế hoạch hồn thổ và phục hồi môi trường, việc lập kế hoạch kiểm sốt xói mịn là khơng thể thiếu và nó quyết định tới khả năng xói mịn có thể xảy ra hay khơng khi hoạt động khai thác khống sản được thực hiện.

Các biện pháp phịng trống xói mịn có thể được áp dụng đối với các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên có thể áp dụng bao gồm:

(1) Hạn chế diện tích các khu vực bị xáo trộn

Đối với hoạt động khai thác mỏ khoáng sản, đặc biệt là các mỏ lộ thiên, việc phát quang thảm thực vật khu vực khai thác là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để hạn chế mức độ xói mịn đất, khi khai thác khống sản cần hạn chế tối đa diện tích các khu vực bị tác động. Việc dọn dẹp cây cối chuẩn bị mặt bằng cho khu vực khai thác chỉ nên hạn chế ở mức độ tối thiểu, đủ an tồn cho q trình vận hành mỏ. Việc giảm tới mức tối đa khu vực phải phát quang trước khi khai thác vừa giảm chi phí để phát quang vừa giảm cả chi phí để hồn thổ phục hồi môi trường. Các biện pháp để giảm thiểu khu vực phải phát quang chuẩn bị cho khai thác bao gồm:

 Chuẩn bị chi tiết kế hoạch khai thác mỏ, đặc biệt là kế hoạch phát quang thảm thực vật khu vực khai thác,

 Thông thường diện tích các mỏ khai thác khoáng sản thường rất lớn. Tuy nhiên, việc phát quang thảm thực vật phải được tiến hành theo tiến độ khai thác mỏ. Nghĩa là khai thác đến diện tích nào thì chỉ phát quang thảm thực vật theo diện tích đó. Phần diện tích nào đã khai thác xong cần được san lấp mặt bằng, hoàn thổ phục hồi mơi trường ngay và có giải pháp trồng cây xanh lên diện tích đó để giảm thiểu nguy cơ xói mịn đất

 Xác định một cách rõ ràng trên thực địa các khu vực cần phải phát quang chuẩn bị mặt bằng,

 Đào tạo công nhân vận hành máy móc thiết bị vận chuyển trong khu vực về sự cần thiết phải xác định biên giới chính xác của khu vực phải phát quang trước khi bắt đầu công việc,

 Giám sát chặt chẽ hoạt động của các thiết bị vận chuyển trong khu vực,

 Cần có những điều khoản quy định rõ ràng giúp công nhân hoặc lái xe khơng lấn sang những khu vực khơng có kế hoạch khai thác.

(2) Hạn chế nước mưa chảy tràn vào khu vực

Có thể hạn chế một cách đáng kể nước mưa chảy tràn vào khu vực bị tác động do các hoạt động khai thác khoáng sản gây nên bằng cách đào kênh mương, nắn lệch hướng dòng chảy hoặc xây dựng các cơng trình khác như đắp bờ, ngăn đập... xung quanh khu vực khai thác. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây nên các vấn đề khác ở bên ngoài khu vực mỏ như sẽ tập trung nước chảy tràn vào các điểm xả ở bên ngồi. Vì vậy, khi lên kế hoạch xây dựng các cơng trình nêu ở trên cần lưu ý các điểm sau đây:

 Các cơng trình này là vĩnh cửu hay tạm thời? Tất cả các cơng trình này cần được thiết kế để có thể đáp ứng được các dòng chảy cực đại. Phải lường trước hậu quả khi các cơng trình này bị phá vỡ. Luôn luôn chú ý đến các giải pháp trợ giúp khi thiết kế các công

trình này dù tạm thời hay vĩnh cữu.

 Để có thể thiết kế các cơng trình kiểm sốt xói mịn một cách hồn chỉnh, cần phải thu thập đủ các thông tin cần thiết như lượng mưa, tần suất mưa, thời gian mưa, kích thước lưu vực vùng đệm và hệ số nước mưa chảy tràn khu vực.

 Thời gian lặp lại các trận bão lụt lớn phải được xem xét khi thiết kế. Các thông số thiết kế sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của cụ thể của việc xây dựng các cấu trúc và tuổi thọ của chúng.

 Ở những khu vực có đập ngăn được xây dựng để giữ nước hoặc để hạn chế nước chảy vào khu vực mỏ thì phải bảo đảm rằng các đập này có khả năng chứa nước và khả năng dự trữ để xả nước ra một cách an toàn.

 Các đường đồng mức hoặc các bờ đất được san gạt bằng phẳng phù hợp với việc chia nước chảy tràn thành nhiều hướng hoặc làm cho nước chảy tràn vừa phải trên các sườn dốc thoải hơn.

 Các kênh dẫn hoặc các luồng lạch được xây dựng để chuyển hướng nước mưa chảy tràn hoặc tiếp nhận các dòng chảy từ mỏ phải được thiết kế sao cho có thể tránh được sự xói mòn ở trong các lòng mương hoặc luồng lạch đó.

 Nên tránh các sườn nghiêng dạng lồi lên.

 Các kênh dẫn nước, hệ thống thốt nước nên có mặt cắt dạng hình tam giác (parabon - hình 9) hoặc hình thang (hình 9b) mà khi xây dựng có thể sử dụng máy xúc hoặc máy gạt loại nhỏ một cách thuận tiện là thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình hoàn thổ phục hồi môi trường tại một số mỏ khai thác khoáng sản lộ thiên (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)