Đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến các huyện ven biển tỉnh nam định (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển

3.3.6. Đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương

a. Phương án 1:

Căn cứ kết quả tính tốn trong các bảng 3.13, 3.17, 3.21, mức độ tổn thương

của các huyện ven biển tỉnh Nam Định xác định theo phương án 1 được tổng hợp

trong bảng 3.22 dưới đây:

Bảng 3.22 Mức độ tổn thương của các huyện ven biển tỉnh Nam Định theo phương án 1

Lĩnh vực Đơn vị hành chính Tổng trị số

(và thứ hạng) Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng

Hệ sinh thái RNM và ĐDSH 20,75 15,3 12,2 48,25 (3) Nông nghiệp 19,34 18 16,3 53,64 (1) Đánh bắt và NTTS 14,25 17,13 22,25 53,63 (2) Cơ sở hạ tầng 14,89 17,65 12,16 47,70 (4) Tổng (và thứ hạng) 69,23 (1) 68,08 (2) 62,91 (3) -

Căn cứ bảng 3.22, ta thấy: Huyện Giao Thủy sẽ bị tổn thương lớn nhất, tiếp

đến là huyện Hải Hậu, ít nhất là huyện Nghĩa Hưng; trong các lĩnh vực nghiên cứu của các huyện ven biển thì nơng nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản sẽ bị tổn thương lớn nhất; cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học sẽ bị tổn thương ít hơn.

b. Phương án 2:

Căn cứ kết quả tính tốn trong các bảng 3.13, 3.17, 3.21, mức độ tổn thương

của các huyện ven biển tỉnh Nam Định xác định theo phương án 2 được tổng hợp

Bảng 3.23 Mức độ tổn thương của các huyện ven biển tỉnh Nam Định theo phương án 2

Lĩnh vực Đơn vị hành chính Tổng trị số

(và thứ hạng) Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng

Hệ sinh thái RNM và ĐDSH 8,75 7,2 5,4 21,35 (3) Nông nghiệp 8,36 6,0 8,24 22,60 (2) Đánh bắt và NTTS 8,25 9,15 6,25 22,65 (1) Cơ sở hạ tầng 3,37 4,33 3,63 11,33 (4) Tổng (và thứ hạng) 28,73 (1) 26,68 (2) 23,52 (3) -

Căn cứ bảng 3.23, ta thấy: Huyện Giao Thủy sẽ bị tổn thương lớn nhất, tiếp

đến là huyện Hải Hậu, ít nhất là huyện Nghĩa Hưng; trong các lĩnh vực nghiên cứu thì nơng nghiệp và đánh bắt, ni trồng thủy sản sẽ bị tổn thương lớn nhất; cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học sẽ bị tổn thương ít hơn.

Như vậy theo cả hai phương án thì tổn thương do BĐKH nhiều nhất ở huyện Giao Thủy, tiếp đến là huyện Hải Hậu và ít nhất là huyện Nghĩa Hưng; lĩnh vực chịu tổn thương nhiều nhất là nông nghiệp và đánh bắt, ni trồng thủy sản. Có điều là lĩnh vực ít bị tổn thương nhất theo phương án 1 là hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, nhưng theo phương án 2 là cơ sở hạ tầng. Theo ý kiến học viên có thể thừa nhận chung là 2 lĩnh vực hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng đều là các lĩnh vực ít bị tổn thương nhất trong 4 lĩnh vực đánh giá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận

1. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, mơi trường tồn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Để đánh giá tác động của BĐKH, IPCC và nhiều tổ chức khoa học, các nhà khoa học trên thế giới đã đề ra những quy trình, phương pháp đánh giá tổn thương do BĐKH và đã được nhiều quốc gia áp dụng có kết quả của hoạt động ứng phó với BĐKH.

2. Sau q trình thu thập, xử lý, phân tích tài liệu trên khu vực nghiên cứu, học viên lựa chọn phương pháp đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định theo phương pháp của IPCC, trong đó coi tổn thương do BĐKH là hàm của 3 thành phần chủ yếu: độ phơi lộ (do tai biến), độ nhạy (chịu thiệt hại do BĐKH) và khả năng thích ứng với BĐKH.

3. Áp dụng quy trình của NOAA, học viên tiến hành đánh giá tổn thương do BĐKH gây ra với 4 lĩnh vực chính: nơng nghiệp, đánh bắt và ni trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa đạng sinh học trên 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Luận văn cũng áp dụng phương pháp đánh giá tương đối của IPCC bằng cách áp dụng thang điểm cho từng thành phần và đánh giá các trị số thành phần theo từng lĩnh vực, cho từng huyện ven biển tỉnh Nam Định.

4. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, trước hết là đặc điểm khí hậu, diễn biến khí hậu và thiên tai trong những năm qua và kịch bản BĐKH cho thời kỳ tương lai gần nhất (2030), học viên đã đánh giá mức độ tổn thương của từng lĩnh vực trên các huyện. Kết quả cho thấy, trong 3 huyện ven biển thì huyện Giao Thủy chịu tổn thương do BĐKH nhiều nhất, tiếp đến là huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng; trong 4 lĩnh vực được đánh giá thì nơng nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chịu tổn thương do BĐKH nhiều nhất, tiếp đến là cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái rừng nhập mặn và đa dạng sinh học.

II. Kiến nghị

1. Đề nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa đến vấn đề tổn thương do BĐKH và có những văn bản hướng dẫn cho việc đánh giá tổn thương trên toàn tỉnh cũng như trên phạm vi cả nước.

2. Đề nghị các cơ quan hữu quan thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của tỉnh; tạo điều kiện để học viên được báo cáo nghiên cứu, lấy ý kiến đóng góp và hồn thiện hơn nữa công tác đánh giá tổn thương do BĐKH.

3. Đề nghị nhà trường tiếp tục tổ chức các khóa học nâng cao tạo điều kiện để học viên được nâng cao trình độ nghiên cứu về BĐKH, tổng kết về khả năng đánh giá tổn thương cho các lĩnh vực khác nhau trên các tỉnh ven biển Bắc Bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn (2011), Báo cáo tình hình quản lý khai thác và sử dụng cơng trình thủy lợi tồn quốc, Hà Nội.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, Hà Nội.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

[4]. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2011), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định, Nam Định.

[5]. Đào Xuân Học (2009), Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, Tạp chí Tài nguyên nước - Hội thủy

lợi Việt nam, (số 3-2009), trang 05-06.

[6]. Hà Hải Dương, nnk (2010), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trong nơng nghiệp dưới tác động của biến đổi khí hậu, Tạp chí Khoa học Thủy Lợi (số 3-

2010), trang 15-16.

[7]. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (1/2010), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) – Tập 1+2, Hà Nội.

[8]. Mai Trọng Nhuận, nnk (2011), Dự báo mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và dâng cao mực nước biển, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Khoa học và

kỹ thuật.

[10]. Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng, Trần Thục (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

[11]. Tô Trung Nghĩa, nnk (2008), Tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai và giải pháp ứng phó cho khu vực Đồng bằng Sơng Hồng, Hà Nội

[12]. Trần Thục & Lê Nguyên Tường (2001), Báo cáo “Khí hậu - biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”, Hà Nội.

[13]. Trần Thục, nnk (2008), Khí hậu - Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, 7 trang.

[14]. UBND tỉnh Nam Định (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nam Định.

[15]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN) (2011), “Tài liệu hướng dẫn Đánh giá Tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”, Nhà Xuất bản tài ngun – mơi trường và bản đồ Việt Nam.

[16]. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Bộ thông số thủy lực mơ hình MIKE cho hệ thống sơng Hồng – Thái Bình.

Tài liệu tiếng Anh:

[17]. IPCC (2001), Vulnerability to Climate Change and Reasons for Concern: A Synthesis, in Climate Change 2001: Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerabilty, Cambridge University Press.

[18]. IPCC (2007), Fourth Assessment Report Summary for Policymakers. [19]. IPCC, “Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change Adaptation,” Cambridge University Press, Cambridge,

2012.

[20]. Iyengar and Sudarshan (1982), “A Method of Classifying Regions from Multivariate Data,” pp. 1–5.

[21]. Yusuf (2009), Constructing the Index of Climate Change Vulnerability.

[22]. Yusuf and H.A.Francisco (2009), Climate Change Vulnerability Mapping for Southeast Asia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tổn thương do biến đổi khí hậu đến các huyện ven biển tỉnh nam định (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)