Vốn vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 63)

Đặc điểm nhà ở: theo kết quả điều tra, 71,9% hộ trong tổng số 135 hộ được

phỏng vấn là nhà cấp 4, mái ngói; 14,1% nhà mái bằng kiên cố; 11,9% nhà đơn sơ và duy chỉ có 2,2% là nhà nhiều tầng kiên cố. Tuy nhiên, là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thủy tai đặc biệt là ngập lụt, do vậy các nhà dân đều có bố trí một khơng gian trên cao để có thể di chuyển cả người và đồ đạc lên đó khi có lũ. Hơn nữa, sau trận lũ lịch sử năm 2010, bên cạnh việc người dân tự ý thức được, Chính quyền địa phương cũng đã vận động xây dựng nhà cao hơn đỉnh lũ lịch sử và chủ động gia cố lại nhà cửa trước khi mùa bão lũ đến nên hiện tại khả năng bị ảnh hưởng về nhà ở của các hộ gia đình khi có thủy tai là rất ít.

Phương tiện sản xuất: kết quả điều tra cho thấy các hộ nghèo rất thiếu phương

tiện sản xuất. Ngoài ra, trong tổng số các hộ được phỏng vấn, chỉ có 16 hộ có thuyền khơng có động cơ và duy nhất 1 hộ có thuyền có động cơ, do đó các hộ sẽ đặc biệt gặp khó khăn về phương tiện sản xuất trong mùa lũ.

Phương tiện sinh hoạt: các hộ nghèo có ít phương tiện sinh hoạt hơn so với

những hộ có điều kiện. Hầu hết các hộ đều có tivi (4 hộ khơng có) và nồi cơm điện (8 hộ khơng có), cịn những thiết bị sinh hoạt khác như tủ lạnh, máy giặt, điều hịa, bình nóng lạnh thì chỉ có dưới 10% các hộ có điều kiện mới có, duy nhất 1 hộ có máy phát điện.

Như vậy, đối với nguồn vốn vật chất, hộ nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do họ rất thiếu các phương tiện sản xuất, đặc biệt là những phương tiện phục vụ trong thời điểm gặp thủy tai như ngập lụt, bão lũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)