Diện tích đất canh tác: đây được xem là nguồn vốn hết sức quan trọng của các
hộ gia đình và quyết định rất nhiều đến tính dễ bị tổn thương về sinh kế của các hộ vì khi một hộ có nhiều đất sản xuất thì thu nhập thu được của hộ này sẽ được tích lũy để sử dụng do đó tính dễ bị tổn thương khi gặp thủy tai sẽ được giảm đi.
Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi hộ có khoảng 1816 m2 (tương đương khoảng 3,6 sào hay 0,18 ha). Hộ gia đình có diện tích đất canh tác nhỏ nhất là 80 m2 và lớn nhất là 35.600 m2. Có 3 hộ khơng có đất sản xuất.
Đất canh tác được sử dụng chủ yếu để trồng lúa, rau màu, và mặt nước nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2013, có 36 hộ đã thay đổi mục đích sử dụng đất vì nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu là cho thuê đất và chuyển từ đất ruộng sang nuôi trồng thủy hải sản, hoặc đất bị bỏ hoang do thiếu nguồn lao động.
Formatted: Font: (Default) Times New
Mơ hình sản xuất: trồng lúa là loại hình sản xuất phổ biến nhất của các hộ gia
đình tại địa bàn nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 77% trong tổng số các hộ được hỏi, chiếm ưu thế hơn so với trồng rau, hoa màu và hoa/cây cảnh chỉ ở mức dưới 5%. Hoạt động chăn ni chính là ni lợn (34,1%) và gia cầm (13,3%).
Có thể đánh giá nguồn vốn tự nhiên của các hộ gia đình thấp, thể hiện qua diện tích đất canh tác bình quân của mỗi hộ gia đình ở mức thấp, chỉ 0,18 ha.