Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2.4.1. Cách tiếp cận

a) Tiếp cận hệ thống và liên ngành

Đây là cách tiếp cận chủ đạo được quán triệt trong quá trình thực hiện luận án. Các thực thể (vật lý, sinh vật và con người,…) trong phạm vi vùng nghiên cứuvà phụ cận đều nằm trong các hệ thống nhất định. Trong khi BĐKH cùng các biểu hiện của chúng đã tác động tới tất cả các lĩnh vực, các thực thể nói trên theo một quan hệ tương tác lẫn nhau. Vì thế, BĐKH cũng mang tính hệ thống và mối quan hệ giữa các yếu tố BĐKH với các lĩnh vực, các thành phần môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bị tác động, cũng như sức chống chịu/thích ứng của các hệ thống trong vùng nghiên cứu luôn thống nhất.

Con người là một bộ phận hữu cơ của HST, là một thành viên đặc biệt của HST theo nghĩa con người, một mặt có những tác động mạnh mẽ nhất vào HST theo cách riêng của mình (có ý thức và bằng công cụ) và mặt khác lại là đối tượng mà bất kỳ

27

nghiên cứu HST nào cũng phải hướng tới để đem lại phúc lợi cho họ (Trương Quang Học, 2006 [7]).

b) Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái (ecosystem-based approach - EBA)

Do Công ước ĐDSH đề xuất là một chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và sinh vật) nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách công bằng (IUCN, 1997) [14]. Gần đây, cách tiếp cận này được áp dụng rộng rãi trong phát triển bền vững và ứng phó với BĐKH, khi đặt con người và thực tiễn sử dụng tài nguyên là trung tâm của các HST.

Một cách khái quát có thể định nghĩa cách tiếp cận dựa HST là cách tiếp cận có sự liên kết các nguyên tắc sinh thái, kinh tế và xã hội để quản lý các hệ sinh thái - xã hội (socio-ecological system), bao gồm hệ tự nhiên (natural system), HST (ecosystem) và hệ xã hội (social system), bằng cách bảo vệ tính bền vững của các hệ thống này một cách lâu dài.

Cách tiếp cận dựa trên HST được thực hiện trên 12 nguyên tắc cơ bản có sự hỗ trợ, tương tác lẫn nhau (Smith and Maltby, 2003) và được tổng kết thành 5 bước thực hiện (Shepherd, 2004) là: (i) Xác định những bên có liên quan và định biên HST; (ii) Nghiên cứu cấu trúc, chức năng và quản lý hệ sinh thái; (iii) Xác định những vấn đề từ góc độ kinh tế; iv) Quản lý thích nghi theo khơng gian, và v) Quản lý thích nghi theo thời gian.

Trong thực tế, con người một mặt sống nhờ vào HST thông qua các dịch vụ của nó, như: (i) Dịch vụ cung cấp (cung cấp các loại vật liệu, cây thuốc, thực phẩm, nước..); ii) Dịch vụ điều tiết (điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mịn đất, điều hịa nguồn nước, dịch bệnh…); iii) Dịch vụ văn hóa-tinh thần (các giá trị du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, giáo dục, tôn giáo, nghệ thuật và các lợi ích phi vật chất khác); và iv) Dịch vụ hỗ trợ (hình thành đất, duy trì các chu trình dinh dưỡng, chu trình sinh địa hóa, dịng năng lượng,…). Mặt khác, con người lại tác động vào HST thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển KT-XH (nguyên nhân sâu xa/cơ bản) – tác động chính làm suy thối các HST và ĐDSH. Cần nhấn mạnh rằng mối tương tác giữa con người và HST có sự thay đổi theo thời gian (từ quá khứ, tới hiện tại và đến tương lai) và chịu sự tác động ở các cấp độ khác nhau.

28

HST và BĐKH có sự tương tác lẫn nhau. Tác động của BĐKH, về thực chất, là tác động lên các thành phần của HST và lên tồn HST nói chung và ứng phó với BĐKH về nguyên tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, EBA lựa chọn HST như cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cường tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nh tính dễ bị tổn thương/rủi ro khí hậu với sự tham gia của các bên liên quan (đặc biệt là cộng đồng) nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các HTS - xã hội (Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học, 2010 [1]).

Hình 2. 1: Tính chống chịu sinh thái-xã hội: kết quả của sự tương tác hữu cơ giữa tính

chống chịu của HST và hệ xã hội (Trương Quang Học, 2012) [8]

2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu (số liệu thứ cấp):

Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan chức năng học viên đã thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê, phân tích và tổng hợp để đưa ra bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội cũng như những tác động của BĐKH lên khu vực nghiên cứu.

Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu trong phòng, giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các cơng trình nghiên cứu đã thực hiện. Việc phân tích và tổng hợp các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu trước mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước; biết được các hạn chế của các nghiên cứu trước đó và đề ra định

29

hướng nghiên cứu cho đề tài. Các tài liệu này liên tục được cập nhật, bổ sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp và cần thiết.

b) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp):

Học viên đã tiến hành 02 đợt điều tra thực địa (vào tháng 12/2012 và tháng 7/2013) tại khu vực nghiên cứu theo 4 tuyến điều tra (Phụ lục 1) theo mặt cắt vng góc với đê biển (với chiều rộng 10m chạy ra phía biển), kiểu địa hình và các khu vực sản xuất đặc trưng cho từng địa bàn nghiên cứu. Tập trung điều tra những khu vực nhạy cảm với BĐKH. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đã giúp học viên hiểu và làm rõ hơn về các đặc điểm điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển KT – XH và các vấn đề về BĐKH, các mơ hình sinh kế của người dân trong vùng nghiên cứu theo cách tiếp cận từ dưới lên.

c) Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA):

PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lơi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để lập kế hoạch hành động và thực hiện.

PRA là phương pháp không chỉ được dùng trong q trình thu thập, xử lý thơng tin, mà còn được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Thơng qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thấy tiếng nói của chính mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung.

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp PRA như là một công cụ chính để tiến hành làm việc với chính quyền và người dân địa phương nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, những tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của người dân địa phương với BĐKH tại khu vực nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tiến hành phỏng vấn (bảng phỏng vấn – phụ lục 2) theo nhóm, người dân đánh bắt tự do, người nuôi trồng thủy sản, cán bộ bảo vệ rừng, cán bộ quản lý VQG, cán bộ các xã vùng đệm (danh sách điều tra, phỏng vấn – phụ lục 3).

d) Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương của HST RNM

Để đánh giá mức độ tổn thương cho khu vực VQG Xuân Thủy, trước hết cần xác định chỉ số DBTT do BĐKH đối với HST RNM – yếu tố quan trọng đối với VQG này. Mặc dù cịn có những cách tính chỉ số dễ bị tổn thương khác nhau, nhưng chủ yếu là cách tính theo hàm của 3 yếu tố: mức độ phơi lộ (exposure), mức độ nhạy cảm (sensitivity) và khả năng thích ứng (adaptive capacity).

30

Theo IPCC (2007) [38]: “Tính dễ bị tổn thương là mức độ mà ở đó một hệ thống dễ bị ảnh hưởng và khơng thể ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, gồm các dao động theo quy luật và các thay đổi cực đoan của khí hậu. Tính dễ bị tổn thương là hàm số của tính chất, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao động khí hậu, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống”. Từ đó ta có hàm sau:

Tính dễ tổn thương (V) = f[mức độ phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S), khả năng thích ứng (AC)].

Như vậy, chỉ số DBTT do BĐKH có thể được xác định theo trình tự như sau: - Đánh giá mức độ phơi lộ bằng cách sử dụng thông tin từ những ghi chép lịch sử của BĐKH liên quan tới các hiểm họa.

- Đánh giá mức độ nhạy cảm của HST RNM tại VQG Xuân Thủytrước mức độ phơi lộ của những hiểm họa do BĐKH.

-Đánh giá khả năng thích ứng theo quan điểm cá nhân và xã hội, các chỉ tiêu cụ thể.

Hình 2. 2: Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH

Nguồn: Allison và nnk, 2009.

Thông qua đánh giá chung về các đặc trưng của các yếu tố thời tiết do BĐKH bao gồm: NBD, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa việc đánh giá chỉ số tổn thương theo các lĩnh vực dựa trên các dạng thiên tai chính như sau:

- Các tác động của lũ lụt và ngập lụt đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan (đặc biệt là bão).

- Các tác động của nhiễm mặn + xâm nhập mặn đi kèm với những biến đổi thủy văn và mực NBD.

- Các tác động của nước dâng do bão đi kèm với những biến đổi liên quan đến mực NBD và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

- Các tác động của xói mòn, bồi lắng đi kèm với những biến đổi liên quan đến mực NBD, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các điều kiện đại dương và vùng ven bờ.

Khu vực xuất lộ (E) BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tính nhậy cảm (S) Tác động tiêm tàng (PI =S+E) Năng lực thích ứng (AC) Tính DBTT (V=PI+AC)

31

Để xác định giá trị cho mỗi chỉ số, có thể sử dụng sự phụ thuộc hàm giữa các chỉ số và khả năng DBTT (theo phương pháp tính chỉ số phát triển con người của UNDP) đưa về khoảng cho phép từ 0-1. Trong đó nhóm yếu tố nào mà có giá trị càng lớn tương ứng với khả năng DBTT càng cao thì giá trị chỉ số sẽ được tính dựa trên công thức:

(1)

Trong đó Xij là giá trị của yếu tố j tương ứng với vùng i.

Ngược lại, nhóm yếu tố nào có giá trị lớn mà có thể làm giảm khả năng dễ bị tổn thương thì chỉ số sẽ được tính theo cơng thức:

(2a)

Hay đơn giản hơn: (2b)

Khi đó chỉ số DBTT có thể được lấy là trung bình trọng số của tất cả các yếu tố và xếp hạng theo thứ tự từ chỉ số lớn nhất (dễ tổn thương nhất) đến chỉ số nhỏ nhất (ít tổn thương nhất). Trên cơ sở phương pháp đánh giá tính DBTT của HST RNM. Áp dụng vào khu vực nghiên cứu vùng RNM Vườn Quốc gia Xuân Thủy, để đánh giá xếp hạng chỉ số tính DBTT được chia thành 5 nhóm như sau:

Bảng 2. 1: Xếp hạng chỉ số tổn thương

Chỉ số tổn thương Xếp hạng

1 Thấp/khơng có dấu hiệu

2 Vừa phải

3 Tương đối mạnh/Trung bình

4 Mạnh/Cao

5 Rất mạnh/Rất cao

Từ các chỉ số tại bảng 2.1, kết hợp với các thông tin thu thập được, học viên tiến hành phân tích để đánh giá, chỉ ra được mức độ tổn thương do tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái RNM tại khu vực VQG Xuân Thủy.

32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hệ sinh thái RNM ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn vườn quốc gia xuân thủy, tỉnh nam định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)