1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
1.2.3 Các cơng trình nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu
Tại TP. Cần Thơ, những nghiên cứu về đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu vẫn cịn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng cụ thể cho từng lĩnh vực/từng ngành. Dƣới đây là một số cơng trình nghiên cứu tại địa phƣơng:
Áp dụng phƣơng pháp tiếp cận chung của IPCC đánh giá tổn thƣơng cho hệ thống tự nhiên, kết hợp với cách tiếp cận dựa trên rủi ro để đánh giá các tác động của thiên tai: lũ lụt, ngập lụt và nƣớc biển dâng lên các hệ thống xã hội của con ngƣời. Nghiên cứu tác động BĐKH và đề xuất giải pháp thích ứng ở Đồng bằng
sông Cửu Long, (2011), Viện Khoa học Khí tƣợng Thuỷ văn và Môi trƣờng đã
nghiên cứu và đánh giá các tác động tiềm tàng của BĐKH đến các lĩnh vực: Năng lƣợng, công nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, nông nghiệp và lâm nghiệp.
Đồng thời sử dụng khung khái niệm “đánh giá tƣơng quan tính dễ bị tổn thƣơng và rủi ro (CVRA)” để đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trên 5 lĩnh vực là: dân số; đói nghèo; nơng nghiệp và sinh kế; cơng nghiệp và năng lƣợng; khu dân cƣ đô thị và giao thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhận định về điều kiện khí hậu trong tƣơng lại; đánh giá tác động của các kịch bản khí hậu trong tƣơng lai lên hệ thống tự nhiên, xã hội và kinh tế khu vực ĐBSCL; và phân tích cơ bản năng lực về biến đổi khí hậu hiện thời của Chính phủ. Bên cạnh đó, kết quả của Dự án cung cấp các biện pháp thực tế mà chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện có thể vận dụng để truyền đạt và củng cố các chƣơng trình của mình.
Năm 2009, nghiên cứu về “Đánh giá tác đợng của biến đổi khí hậu và tính dễ bị tổn thương lên TP. Cần Thơ”, thuộc Chƣơng trình “Mạng lƣới chống chịu sự
thay đổi khí hậu các đơ thị Châu Á (ACCCRN) của Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu – Trƣờng Đại học Cần Thơ thực hiện. Đây là một hợp phần của chƣơng trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu đƣợc tài trợ bởi Quỹ Rockerfeller (Mỹ). Mục tiêu của chƣơng trình là hỗ trợ nhóm các thành phố ở Châu Á – mạng lƣới các thành phố châu Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia) có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (ACCCRN) xây dựng các cơng cụ và biện pháp thực tế để ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm nghèo và quản lý tốc độ đơ thị hóa đang gia tăng. Trong đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện chƣơng trình ACCCRN. Ba thành phố ở Việt Nam đƣợc chọn để nghiên cứu là Cần Thơ, Đà Nẵng và Quy Nhơn. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của nghiên cứu này đƣợc phân làm 2 giai đoạn chính là: (i) đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo điều kiện sử dụng đất hiện tại; và (ii) đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2020 của TP. Cần Thơ. Trong mỗi giai đoạn nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của BĐKH tới các lĩnh vực: Nông nghiệp, thủy sản và cơ sở hạ tầng đồng thời đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố nhiệt độ, lƣợng mƣa và ngập lụt tới từng loại cây trồng là cây lúa, cây rau màu, cây ăn trái. Tuy nhiên, đánh giá chi tiết về mức độ tổn thƣơng ở từng loại cây trồng, từng lĩnh vực theo mốc thời gian mới chỉ dừng lại đến năm 2020 và chƣa cụ thể.
Cũng trong Dự án Tăng cƣờng năng lực ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính do UNDP tài trợ và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2009. Mục tiêu của dự án là đánh giá tác động của BĐKH đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng, phân tích đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH; từ đó đề xuất các biện pháp ứng phó và phịng ngừa BĐKH, xây dựng các dự án ƣu tiên triển khai thử nghiệm. Các kết quả của dự án bao gồm: nghiên cứu chuyên sâu về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong quá khứ và chi tiết hóa kịch bản; đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của BĐKH, nƣớc biển dâng, mức độ ngập lụt TP. Cần Thơ hiện tại và dự báo trong tƣơng lai, đồng thời cũng đã xây dựng và lựa chọn đƣợc các giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực nhằm ứng phó với BĐKH.