Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái lúa nước do biến đổi khí hậu ở cần thơ (Trang 41 - 44)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu

Thu thập dữ liệu là một trong những giai đoạn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với bất kỳ một nghiên cứu nào. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu thƣờng tốn nhiều thời gian, cơng sức; do đó cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao.

Trong Luận văn, chủ yếu đề cập đến phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, đó là các dữ liệu thống kê, tổng hợp có sẵn ở địa phƣơng nhƣ niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết năm, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, báo cáo hiện trạng và quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất… Đó là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập sau đó lựa chọn và tính tốn số liệu cần thiết.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu dựa trên khung tiếp cận chung của IPCC

Phƣơng pháp tiếp cận dùng trong Luận văn dựa trên khung tiếp cận chung của IPCC để đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên và xã hội.

Khung tiếp cận bao gồm 3 thành phần quan trọng, đó là:

 Xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho khu vực nghiên cứu;

 Xác định các tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ thống tự nhiên và các tác động tiềm tàng đối với hệ thống xã hội của khu vực nghiên cứu;

 Đánh giá tác động của BĐKH thơng qua việc xác định tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH để từ đó đƣa ra các biện pháp thích ứng.

Khung đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng BĐKH là một phần trong khung khái niệm chung này, cụ thể nó bao gồm đánh giá mức độ phơi lộ, đánh giá mức độ nhạy cảm và đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH.

Theo định nghĩa mới nhất của IPCC (IPCC AR4, 2007), tính dễ bị tổn thƣơng (V) phụ thuộc vào mức độ phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng (AC) của hệ thống đó đối với tác động của BĐKH.

Tính dễ bị tổn thƣơng (V) đƣợc biểu diễn theo cơng thức tốn học nhƣ sau: V = f (E, S, AC)

Trong đó:

- Mức độ phơi lộ (E) là mức độ tiếp xúc hay mức độ phơi lộ của một hệ thống với những thay đổi đáng kể nào đó của khí hậu (IPCC TAR, 2001).

- Mức độ nhạy cảm (S) là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hƣởng, có lợi hay bất lợi, bởi các yếu tố thay đổi của khí hậu (bao gồm sự thay đổi giá trị trung bình, giá trị cực đoan và sự dao động của khí hậu) (IPCC AR4, 2007).

- Năng lực thích ứng (AC) là năng lực của một tổ chức hoặc một hệ thống để giảm thiểu rủi ro do BĐKH hoặc để nhận ra những lợi ích từ những sự thay đổi đặc tính hoặc hành vi (IPCC AR4, 2007).

2.2.3 Phương pháp kế thừa

Để đạt đƣợc mục tiêu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của hệ sinh thái lúa nƣớc do BĐKH ở TP. Cần Thơ, Luận văn đã kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tƣ liệu và kết quả của các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế liên quan đến các nội dung nghiên cứu: đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu, các phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng, các chỉ thị tổn thƣơng,…

2.2.4 Phương pháp GIS

Trong Luận văn, sử dụng phƣơng pháp GIS chồng chập các lớp thông tin từ các lớp bản đồ hiện trạng (2010) và bản đồ quy hoạch đƣợc cung cấp bởi UBND TP. Cần Thơ với các bản đồ kịch bản ngập. Các bản đồ đƣợc sử dụng bao gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái lúa nước do biến đổi khí hậu ở cần thơ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)