CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
1.3.6. Kinh tế xã hội
- Nằm trên giao điểm của hai tuyến đường giao thông chiến lược Quốc gia, liên thông với các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc, với nước bạn Lào, với các huyện ven biển…; Nghĩa Đàn nằm trong cực tăng trưởng kinh tế Phủ Quỳ, vùng đang có ngành cơng nghiệp khai thác, chế biến phát triển mạnh, thu hút nhiều nhân tài vật lực.
- Tiềm năng quỹ đất của huyện xếp thứ 4 trong các huyện miền núi thấp, chỉ đứng trên thị xã Thái Hòa mới thành lập, nhưng với lợi thế về đất đai, khí hậu thời tiết nên Nghĩa Đàn đang là nơi chiếm phần lớn về chủng loại và quy mơ diện tích các cây cơng nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây nguyên liệu của tỉnh.
- Nghĩa Đàn có nguồn lao động dồi dào, với bề dày lịch sử đoàn kết, yêu nước và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Cùng với việc có nhiều doanh nghiệp nơng - lâm - cơng nghiệp đang đóng trên địa bàn và vùng phụ cận cũng là lợi thế lớn của Nghĩa Đàn trong việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.
- Nghĩa Đàn ln có sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng cũng là thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Đã hình thành các vùng chuyên canh. Trồng trọt đã có sự phát triển đúng hướng, từng bước gắn sản xuất với thị trường bằng việc phát triển các loại cây có thị trường tiêu thụ ổn định như cam, mía, ca phê...
Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tưới tiêu, giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bên cạnh đó cơng tác khuyến nơng cũng được triển khai tốt nên năng suất cây trồng ngày một tăng nhanh. Bước đầu đã sự gắn kết giữa sản phẩm nông sản với công nghiệp chế biến quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn. Nhiều giống mới, năng suất cao đã được chuyển giao cho nông dân mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt.
- Chăn nuôi: Cho đến nay luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn,
dê và gia cầm. Trong những năm vừa qua với phong trào thực hiện chương trình “nạc hố’’ đàn lợn và “Sind hố’’ đàn bị, đang hình thành các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lượng và chất lượng.
Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu cung cấp nhu cầu thực phẩm cho huyện và thành phố Vinh. Tuy nhiên, ngành chăn ni cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành.
- Kinh tế công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp - TTCN huyện Nghĩa Đàn thiên về công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp, tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác... Tồn huyện có khoảng 836 cơ sở sản xuất cơng nghiệp, TTCN trong đó có 8 cơ sở khai thác đá, 6 cơ sở sản xuất gạch ngói, 51 cơ sở cơ khí nhỏ, 180 cơ sở rèn, mộc và 591 cơ sở xay xát, may mặc và ngành nghề khác.
- Phát triển khu cơng nghiệp: Trong những năm tới, với việc hình thành một số khu, cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Đông Hội (340,0 ha); cụm công nghiệp nhỏ Nghĩa Long (30,0 ha); cụm công nghiệp nhỏ Nghĩa Lâm (20,0 ha) sẽ thúc đẩy giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện sẽ tăng cao hơn nữa. Đồng thời tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; làm việc với các tập đoàn kinh tế mạnh trong nước, các tổ chức để tranh thủ cơ hội thu hút đầu tư, sử dụng đất hiệu quả, ít gây ơ nhiễm mơi trường.
Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển Công nghiệp - TTCN và dịch vụ nông thôn, làng nghề, sử dụng lao động tại chỗ. Thu hút mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may, vật liệu xây dựng, đồ gỗ…Ổn định hồn thiện các mơ hình hiện có, thích hợp với cơ chế mới, hoạt động có hiệu quả, phối hợp với các sở, ngành mở các lớp tập huấn kiến thức quản lý doanh nghiệp quản lý kinh tế và đào tạo nghề.