Trong các loại cây cơng nghiệp hàng năm, mía được trồng với các giống phổ biến như mía MY, mía QĐ 93-159, mía Roc 10, mía Roc 16… theo kết quả điều tra thu thập được từ phía người dân địa phương thì cây mía dễ thâm canh và chất lượng cũng như năng suất cao nhưng đầu ra cho bà con nơng dân vẫn cịn hạn chế. Điều này đã làm giảm đáng kể diện tích trồng mía trong những năm trở lại đây.
Cây công nghiệp lâu năm được trồng trên địa phương gồm có cây cà phê, hồ tiêu, cao su… tuy nhiên diện tích trồng cà phê, hồ tiêu khơng đáng kể.
Ngồi cây chè, cây cao su cũng phát triển mạnh ở khu vực trung du, giống cao su RRIM 600 có ưu điểm là cành lưu lại lâu dài, tán thấp nhỏ, cành trung bình, khơng phân tầng, nhiễm nhẹ các loại bệnh, kháng gió tốt. Giống đang được trồng thử nghiệm tại Nghĩa Đàn ở các xã như Nghĩa Bình, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Phú…
Trong khi đó, cây mía là cây cơng nghiệp quan trọng, tuy nhiên năng suất và sản lượng không cao nên đây không phải là những đối tượng sản xuất mũi nhọn của khu vực.
3.1.1.6. Cây thuốc
Địa bàn Nghĩa Đàn do có diện tích rừng tương đối lớn, là nguồn cung cấp nguyên liệu cây thuốc quý giá cho đông y dân gian. Theo kết quả điều tra, cây thuốc được tìm thấy trên địa bàn nghiên cứu khá phong phú về chủng loại bao gồm 42 lồi khác nhau. Hình thức canh tác cũng đặc biệt phong phú: một số cây được trồng với mục đích thương mại quy mơ rất lớn, một số còn lại được trồng như cây cảnh vườn nhà, một số được khai thác từ rừng. Dưới đây liệt kê các loại cây thuốc được người dân chủ động trồng trong gia đình (cung cấp cho hộ hoặc mục đích thương mại).
Bảng 3.6. Danh lục các loài cây thuốc thường gặp tại Nghĩa Đàn
STT Tên tiếng Việt Tên khoa học
1. Atiso Cynara scolymus
2. Bạch Đồng Nữ Clerodendron gragrans
3. Bồ công anh Lactuca indica
4. Bồng bồng Dracaena angustifolia
5. Cam thảo đất Scoparia dulcis
6. Cam Thảo Dây Abrus precatorius
7. Cau Areca catechu
8. Chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria
9. Cúc hoa vàng (dã cúc) Chrisanthemum indicum
10. Cứt lợn (cỏ hôi) Ageratum conyzoides
11. Dành dành Gardenia jasminoides
13. Đương quy Angelica sinensis
14. Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora
15. Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas
16. Hoa hiên Hemerocallis fulva
17. Hoè Sophora japonica
18. Hồi Illicium verum
19. Húng chanh Coleus amboinicus
20. Hương Nhu Tía Ocimum tenuiflorum
21. Hương nhu trắng Ocimum gratissimum
22. Huyết giác (giáng ơng) Dracaena cambodiana
23. Ích mẫu Leonurus artemisia
24. Kim ngân hoa Lonicera spp.
25. Kim Tiền Thảo Desmodium styracifolium
26. Lô hội Aloe vera
27. Lựu Punica granatum
28. Mã Đề Plantago major
29. Mơ Armniaca vulgaris
30. Nghệ Curcuma longa
31. Chân chim tám lá Schefflera octophylla
32. Ngũ gia bì chân chim Schefflera heptaphylla
33. Rau má Centella asiatica
34. Sài đất Wedelia calendulacea
35. Sầu đâu (xoan rừng) Brucea javanica
36. Sen Nelumbo nucifera
37. Sim Rhodomyrtus tomentosa
38. Sơn tra Malus doumeri
39. Sống Đời Kalanchoe pinnata
40. Tam thất Panax pseudo-ginseng
41. Trinh Nữ Hoàng Cung Crinum latifolium
Cây Chân chim tám lá (người địa phương gọi là Ngũ gia bì) được trồng và khai thác khá nhiều ở địa bàn miền núi. Đông y coi đây là vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp, yếu chân, đau lưng, tê chân, và giúp tăng trí nhớ.
Cây Nghệ là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có củ dưới mặt đất. Nó có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới phía đơng nam Ấn Độ, và cần nhiệt độ từ 20 đến 30 độ và một lượng mưa hàng năm đáng kể để phát triển mạnh. Cây được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ và được nhân giống từ một trong số củ đó vào mùa sau. Khi không được sử dụng ngay, củ được luộc trong khoảng từ 30 đến 45 phút và sau đó đem sấy khơ trong lị nóng. Sau đó chúng được nghiền ra thành một loại bột có màu vàng cam sẫm mà thường được dùng làm gia vị trong ẩm thực. Thành phần của nó là chất curcumin với hương vị cay nóng, hơi đắng, có mùi mù tạc và mang hương vị của đất một các khác biệt. Curcumin là tâm điểm thu hút vì tính năng chữa bệnh tiềm tang với một số các chứng bệnh bao gồm ung thư, Alsherimer, tiều đường, dị ứng.
Cây Sơn tra còn được gọi là Trà mai, thuộc họ Chè. Sơn tra là cây nhỏ, lá không rụng, hầu như không cuống, hình mác thn hay hình trứng thn dài, đầu nhọn, phía cuống hơi hẹp lại, phiến lá dài, nhẵn, mép có rang cưa, đài 3 - 6cm, rộng 1,5 - 3cm. hoa mọc ở nách hay ở ngọn, tụ từng 1 đến 4 cái, màu trắng, đường kính 3.5cm. Quả nang, đường kính 2.5 - 3cm, hơi có long, đỉnh trịn hay hơi nhọn, thành dày, có 3 ngăn, mở dọc theo ngăn, mỗi ngăn có 1 đến 3 hạt có vỏ ngồi cứng, lá mầm dày, chứa nhiều dầu. Tác dụng của cây được dùng làm thực phẩm, nấu xà phòng, thắp đèn, chữa ghẻ lở.
Cây Hương nhu tía hay cịn có tên é tía, é rừng, é đỏ, là một loài thực vật thuộc họ Hoa môi, cây nhỏ, sống hằng năm hoặc nhiều năm. Thân màu đỏ tía, có long quặp. lá có cuống dài, thn hình mác hoặc hình trứng, mép có rang cưa, hai mặt đều có long. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành vòng 6 - 8 chiếc một chùm, ít phân nhánh, quả bé, tồn cây có mùi thơm. Cây có tác dụng trị cảm nắng, sốt nóng, ớn lạnh, nhức đầu, đau bụng đi ngồi, tức ngực, nơn mửa
Cây sống đời hay cây thuốc bỏng, là loài cây bản địa của Madagascar, cây lá bỏng có khả năng sinh sản dinh dưỡng bằng lá rất tốt. Cây mọng nước, lá mọc đối, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ, lá dùng để đắp lên vết bỏng
Cây Kim tiền thảo là một lồi thực vật thuộc chi Thóc léo Hay chi Tràng, ở Việt Nam còn được gọi là cây vẩy rồng, cây mắt trâu, đậu vẩy rồng, đuôi chồn quả con. Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lơng nhung mà gỉ sắt. lá mọc sole gồm một hoặc ba lá chét, dài 2.5 - 4.5cm, rộng 2 - 4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim, mặt trên lá màu lực lờ và nhẵn, mặt dưới có lơng trắng bạc và mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lơng mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2 - 3 cái một.Quả thong, hơi cong hình cung, có 3 đốt. Theo dược cổ truyền, kim tiền thảo có vị ngọt, tính bình, có cơng dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được dùng để chữa các chững bệnh như viem đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật phù thũng do viêm thận hồng đản, tích tụ, ung thũng…
Cây Kim ngân hoa là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài 3-8cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét khơng rụng do đó cịn có tên là nhẫn đơng (chịu đựng mùa đơng). Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2 -3cm chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thị ra ngồi. Quả mọng hình cầu màu đen. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu
Cây Xuyên tâm liên, là một loài cây thảo thuộc họ ô rô cây có thân mọc đứng, cao từ 0.3 - 0.8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên, mềm, mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuồn dài hay hơi có hình mác, hai đầu nhon, mặt nhẵn,
dài 3 - 12cm, hoa màu trắng, điểm hồm, mọc thành chùm hình quỳ ở nách lá hay đầu cành. Quả dài khoảng 15mm, rộng 3,5 mm hơi nhẵn, hạt hình tụ, thn dài, mùa hoa từ tháng 9 đến tháng 10. Cây có tác dụng chữa vết thương, chữa viêm họng, viêm phế quản, lị cấp.
Cam thảo dây là một loại dây leo thuộc họ Đậu với các lá hình lơng chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le, hoa màu hông, mọc ở kẽ lái. Quả thuộc loại quả đậu, dẹt chưa từ 3 - 7 hạt hình trứng màu đỏ đốm đen. Hạt của nó hay được dùng để làm chuỗi tràng hạt hay trong các bộ gõ âm nhac, Hạt chứa độc tính cao nhưng khó gây tổn thương cơ thể nếu nuốt phải hạt tươi nguyên vỏ dao lớp vỏ này khá cứng và khó bị phá vỡ, tồn cây có vị ngọt. Cây có tác dụng chữa ho, cảm sốt, vàng da do viêm gan siêu vi trùng, giải độc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chống vỡ, trị vú sứng đau, tắc tia sữa.
Cây Bạch đồng nữ hay Mò trắng, Bấn trắng là cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m, thưởng rụng lá. Nhánh vng, có lơng vàng. Lá mọc đối, hình tím, có lơng cứng, mép có rang nhọn hay nguyên. Chùy hoa to, hình tháp có lơng màu vàng hung. Hoa trắng vàng vàng, tràng có nhiều lơng, nhị thị ra, quả hạch đen, mang đài màu đỏ tịn tại ở trem. Có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật vàng da, huyết áp cao.
Trinh nữ Hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10 - 15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10 - 15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80 - 100cm, rộng 5 -8cm, hai bên mép lá lượn sóng, gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Hoa mọc thành tán gồm 6 - 18 hoa, trêm một cán hoa dài 30 - 60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng. Trinh nữ hoàng cung chứa những hoạt chất sinh học với khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào u và kích thích tế bào lympho T hoạt động và phát triển.
3.1.2. Đa dạng sinh học vật nuôi nông nghiệp và giá trị sử dụng
3.1.2.1. Các giống tại trại chăn nuôi
Gia súc và gia cầm là các đối tương chăn nuôi đem lại giá trị rất cao cho nông hộ, ở một số hộ, gia súc và gia cầm chiếm 100% tổng thu nhập của hộ có thể lên tới hàng chục tỷ đồng/năm/trang trại chăn nuôi. Theo kết quả điều tra tại huyện Nghĩa Đàn cho thấy có 28 giống vật ni, trong đó có 1 giống bị, 7 giống gà, 13 giống lợn, 4 giống vịt, 1 giống dê…
Bảng 3.7. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống vật nuôi tại Nghĩa Đàn
Stt Tên giống Địa điểm ghi nhận sự xuất hiện phổ biến
1. Bị lai sind Tồn huyện
2. Bị sữa Nghĩa Bình
3. Dê lai Rải rác toàn huyện
4. Gà Hồ Nghĩa Lợi
5. Gà lai chọi Rải rắc toàn huyện
6. Gà lôi Nghĩa Hưng, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lợi, Nghĩa Đức
7. Gà ri Rải rắc toàn huyện
8. Gà sao Nghĩa Hiếu, Nghĩa Đức, Nghĩa Trung 9. Gà Tam Hoàng Rải rác toàn huyện
10. Gà tre Thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Đức 11. Lợn ba màu Rải rắc toàn huyện
12. Lợn lai Rải rắc toàn huyện 13. Lợn Mán (lợn đen) Rải rắc toàn huyện 14. Lợn rừng lai Nghĩa Khánh
15. Lợn siêu nạc Nghĩa Hiếu, Nghĩa Trung 16. Lợn Thuộc Nhiêu Nghĩa Đàn
17. Lợn Yorkshire Nghĩa Lợi 18. Ngan dé (ngan cỏ, Nghĩa Lợi
ngan ta)
19. Ngan Pháp R51 Nghĩa Khánh
20. Ngỗng cỏ Nghĩa Hưng, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên, Thị trấn Nghĩa Đàn, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lợi
21. Ngựa địa phương Nghĩa Tân 22. Tắm kén vàng lai
F1 (KV x TQ) Nghĩa Hiếu 23. Tằm trắng Lưỡng
Quảng 2 Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lộc
24. Thỏ cỏ Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Trung 25. Vịt Anh Đào Nghĩa Đức
26. Vịt Bắc Kinh Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh, Thị Trấn Nghĩa Đàn
27. Vịt bầu Quỳ Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lạc, Nghĩa Đức, Nghĩa Trung, Nghĩa Minh, Nghĩa Liên, Nghĩa Sơn, Nghĩa Phúc 28. Vịt siêu thịt
(CVSuperM2) Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Nghĩa Tân 29. Chim trĩ Nghĩa Hồng
Bò trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn chủ yếu là giống bò lai Sind và giống bò sữa. Số lượng bò theo báo cáo của UBND huyện Nghĩa Đàn là 40.000 con. Bò lai Sind phân bố hầu hết ở tất cả các xã trong vùng. Bị lai Sind có đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống, yếm và rốn rất phát triển, u vai nổi rõ, lưng ngắn,ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đa số đi dài và đoạn chót khơng có xương. Bị Sind có lơng màu cánh gián, con đực trưởng thành nặng 450-500 kg, con cái nặng 320-350 kg. Khối lượng sơ sinh 20-21 kg. Bị được ni với quy mô rất lớn tại Nghĩa Hiếu, Nghĩa Lâm, Nghĩa An, Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lợi (Nghĩa Đàn).
Ngoài các giống bị trên, bị sữa đang được ni phổ biến tại khu vực trang trại của công ty TH ở Nghĩa Đàn, và được nuôi tự phát ở nhiều khu vực.